(CN II Thường niên – năm C – Ga 2,1-11)
“Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: họ hết rượu rồi” (Ga 2,3).
Rượu nho là thức uống làm từ dịch nho lên men, thường được dùng thay nước thời Kinh Thánh. Nhận biết được sự phong phú và giá trị của rượu nho khi mang lại niềm vui cho dân gian, Kinh Thánh vẫn kết án việc uống rượu quá độ và còn đòi kiêng cử hoàn toàn trong một số hoàn cảnh.
Rượu tiến dâng làm lễ vật (Xh 29,40; Lv 23,12-13; Ds 15,5; 28,14; Đnl 32, 37-38; 1Sm 1,24; Er 6,8-10).
Thuế thập phân đánh trên rượu nho “Toàn thể Giuđa đã nộp vào kho thuế thập phân lấy từ lúa mì, rượu nho và dầu” (Nkm 13,12; x Ds 18,11-12; Đn 12,17; 14,23.26; 18,4-5; 2Sb 31,4-5).
Rượu là dấu chỉ của phúc lành: “Xin Thiên Chúa ban cho con sương trời với đất đai mầu mỡ, và lúa mì rượu mới dồi dào” (St 27,28; x. Dnl 7,13; 11,13-14 33,28 2V 18,31-32 1Sb 12,40 Tv 4,7 Cn 3,9-10 Gr 31,12 Ge 2,18-24 3,18 Am 9,13-14).
Thiếu rượu là dấu chỉ Thiên Chúa bất bình (Gr 48,33; x. Đnl 28,38-51; Is 24,7-9; Ge 1,10; Kg 2,14-16).
Rượu dùng thay cho nước, như thánh Phaolô khuyên Timôthêô (2Tm 5,23; x. St 14,17-18; Tl 19,19; Ac 2,12; Mt 27,48 // Mc 15,36 // Lc 23,36 // Ga 19,28-29).
Rượu dùng trong bữa ăn (St 27,35; x. R 2,14; G 1,18-19; Cn 9,1-6; Is 21,13).
Hương vị và hiệu quả tuyệt vời của rượu (Is 25,6; Tl 9,12-13; Tv 104,14-15; Gv 9,7; 10,19 Dc 1,2-4; 4,10; 7,8-9).
Nhưng cũng có những nguy hiểm trong việc uống rượu: “Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào, kẻ nào vướng vào đó, đâu còn là người khôn” (Cn 20,1; x. St 9,20-27; 19,30-38; 1Sm 1,13-15; 2Sm 13,28; Et 1,10-12; Is 18,1-7; Hs 7,3-5; Ge 1,5; Nk 1,9-10; Cv 2,1-21; Ep 5,18).
Sự vô trách nhiệm của những kẻ say mê rượu chè: “kẻ ham vui sẽ bần cùng đói khổ, người mê rượu chè sẽ chẳng giàu đâu” (Cn 21,17; x, 23,19-21.29-35; 31,4-7; Gv 2,3; Is 5,11-12.22-23; 22,13; 56,12; Nk 2,11).
Kiêng rượu: “ngươi cùng các con ngươi không được uống rượu và đồ uống có men, như các ngươi vào lều Hội Ngộ, kẻo các ngươi phải chết…” (Lv 10,9; x. Ds 6,1-21; Tl 13,2-7; Gr 35,1-19; Ed 44,21; Đn 1,3-16; 10,1-3; Am 2,11-12; Lc 1,11-17; 7,33).
Các kho chứa rượu khi vua Khítkigia cho xây “để chứa lúa miến rượu mới, dầu tươi” (2Sb 32,28; x. 1Sb 9,29; 27,27; 2Sb 11,11-12l; Nkm 10,37-39).
Các quan chước tửu (Et 1,7-8; x. St 40,1-13; Nkm 1,11-12).
Việc mua bán rượu (Ge 4,3; Kh 18,11-13).
Chúa Giêsu Kitô đã làm phép lạ biến nước lã thành rượu ngon trong tiệc cưới tại Cana. (Ga 2,1-11).
Rượu thuốc: tại Núi Sọ, quân lính cho Chúa Giêsu “uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống” (Mt 27,34 // Mc 15,23).
Rượu được dùng theo nghĩa ẩn dụ: cơn giận của Thiên Chúa thường được mô tả như một chén rượu phải uống (Tv 75,9; x. St 49,11-12; G 32,19; Tv 60,3; 78,65; Cn 4,17).
Hình ảnh cơn khát thiêng liêng được no thỏa: “… mua rượu mua sữa không phải trả đồng nào” (Is 55,1). Rượu dùng để rọi sáng án phạt và sự suy đồi của Babylon (Gr 23,9; 25,15; 48,11; 51,7; Kh 14,8-10; 16,19; 17,1-2; 18,3).
Rượu biểu trưng sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Trong bữa tiệc Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu Kitô cầm lấy chén rượu, trao cho các ông và nói: “chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20 // Mt 26,27-28 // Mc 14, 23-24 // 1Cr 11,25-16).
LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY – GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG