1. Giai
đoạn từ 300- 500: Ẩn tu- đan tu2. Giai đoạn từ 500- 1200: Phát triển Đan tu
3. Giai đoạn từ 1200- 1500: Hành khất
4. Giai đoạn 1500- 1800: Hoạt động tông đồ
5. Giai đoạn 1800- 2000: Giảng dạy/truyền giáo
Giai đoạn 2000-… : …
1.Giai đoạn từ 300- 500: Ẩn tu /Các tổ phụ của nếp sống ẩn tu
Đời tu đã có từ thời Cựu ước: Tiên tri Giêrêmia sống đời độc thân. Các ngôn sứ Elia[1] và Eliseô cũng sống đời sống cộng đoàn với một số đệ tử của họ, cùng chia sẻ với họ nếp sống khổ hạnh và sứ vụ.
Sở dĩ đời sống tu trì chưa xuất hiện ngay từ đầu, vì vào những thế kỷ đầu, không có sự phân biệt về nếp sống giữa người Kitô hữu và tu sĩ, chưa có hàng rào phân cách giữa giáo sĩ và giáo dân. Danh từ giáo sĩ (kleros) chỉ được sử dụng từ năm 200, còn danh từ giáo dân (laicus) mới bắt đầu được sử dụng từ năm 220.Sau đó, danh từ tư tế (linh mục), bắt đầu được sử dụng trong các cộng đoàn nhỏ. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi sống thánh thiện, đều được kêu mời vào làm vườn nho của Chúa tùy theo nhu cầu, các đặc sủng và ơn gọi của họ.
Lúc đó, ảnh hưởng của Phúc âm và của thánh Phaolô còn rất mạnh nơi người tín hữu. Những cộng đoàn tiên khởi nghĩ rằng Chúa sắp đến rồi, nên theo lời khuyên của thánh Phaolô, ai có vợ hãy sống như không có vợ: “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có;ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.” (1Cr 7, 29-31). Họ bán hết của cải và giao nộp cho các tông đồ.Họ bắt chước cách sống của Chúa Kitô và cố gắng đem ra thực hành những lời dạy của Ngài. Giai đoạn này Giáo hội đang bị bách hại, nên hình thức đặc biệt của việc bắt chước này là sự tử đạo, chết vì đức tin: đó là cách bổ túc vào sự khổ nạn của Chúa. Đức Kitô tiếp tục chịu đau khổ và chịu chết nơi người tử đạo.
Nhưng ngay từ đầu đã có một số người sống độc thân.Đó là các trinh nữ (x. 1Cr 7) và những người nam sống khổ hạnh.Họ sống xả kỷ, từ bỏ, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, dành thời giờ vào việc cầu nguyện hay làm việc bác ái, tuy họ vẫn sống tại gia đình, giữa lòng xã hội. Họ đi từ cộng đoàn này sang cộng đoàn khác để rao giảng Tin mừng, thăm viếng bệnh nhân, tham gia vào đời sống Giáo hội, củng cố đức tin anh chị em trong lúc Giáo hội đang bị bách hại. Nhưng họ không có gì khác biệt với các tín hữu. Đôi khi có những trinh nữ sống chung với những người nam độc thân như anh chị em. Thánh Luca cũng nói đến 4 người con gái của phó tế Philipphê. Họ ở đồng trinh và được ơn nói tiên tri (Cv 21, 8).Họ sống độc thân tự nguyện như đoạn Tin mừng Mt 19, 10-12. Họ đang mong chờ ngày Chúa Kitô trở lại, nên họ không có ý định xây dựng một nếp sống tu theo định chế kéo dài mãi.
Nhưng từ thế kỷ IV, tình thế đã thay đổi: Giáo hội không còn bị ngược đãi nữa. Giáo hội được hợp thức hóa sau 300 năm bị bách hại qua sắc chỉ
Họ hiểu và thực hành các bản văn Kinh thánh về việc bước theo Chúa theo nghĩa đen. Chẳng hạn, thánh Antôn, khi vào nhà thờ nghe đoạn Tin mừng: “Nếu con muốn nên trọn lành, hãy về bán hết…” (Mt 19, 21; Mt 6, 34), đã cảm nhận được tiếng Chúa gọi ngài. Đối với ngài, việc theo Chúa là bắt chước các môn đệ trong việc từ bỏ nhà cửa, gia đình.
a. Tại phương đông
Nếp sống ẩn tu đơn độc này khai sinh tại Ai Cập. Thánh Phaolô Thèbes (236 – 347)và thánh Antôn (250- 356)được coi như là những nhân vật tiêu biểu, tổ phụ của nếp sống ẩn tu. Thánh Phaolô thành Thèbes sống xa cách mọi người. Ngài không viết lách, không rao giảng, không thu nhận đệ tử. Nhưng ngài tỏa sáng bằng chính đời sống gương mẫu, thánh thiện. Thánh Antôn mồ côi cha mẹ năm 18 tuổi và ngài phải chăm sóc đứa em gái. Nhưng khi nghe được tiếng Chúa gọi, ngài đã bán hết tài sản, bố thí cho kẻ nghèo, đem em gái đến ký thác cho một nhóm trinh nữ rồi bước theo Chúa. Lúc đầu ngài đến một nơi hoang vắng gần nhà và thường tới trò chuyện với một cụ già có kinh nghiệm về cuộc sống. Sau thời gian chuẩn bị này, ngài đi sâu hơn vào hoang địa để chiến đấu với ma qủy. Trước tiên, ngài đến sống gần một ngôi mộ trong khoảng 13 năm. Ngài bị ma qủi quấy phá, nhưng chúng đã không làm gì được ngài. Năm 286, lúc 35 tuổi, ngài sống đơn độc trong một pháo đài bị bỏ hoang trong suốt gần 20 năm trời. Năm 306, 55 tuổi, ngài mới bắt đầu thu nhận đệ tử. Ngài sống ẩn mình trong sa mạc. Nhưng từ năm 338, ngài xuất đầu lộ diện để chống lại bè rối Ariô và qua đời năm 356.
Các ẩn sĩ đã can đảm mở ra một hình thức tu trì độc đáo của Kitô giáo. Sự nhiệt tâm và thánh thiện của họ đã thu hút nhiều người bước theo.
Nói chung, họ được gọi là các ẩn sĩ/đan sĩ, sống một mình với Chúa, sống cho một mình Chúa dưới sự hướng dẫn của một nhà dìu dắt thiêng liêng. Họ vào sa mạc, nơi được coi là miền đất của ma qủi, để chống lại chúng, kẻ thù của con người trên đường tiến về quê trời (vào hang cọp để bắt cọp, vào tận sào huyệt của chúng để diệt chúng) và nhất là để bắt chước Chúa Giêsu, Đấng đã vào sa mạc để chịu cám dỗ. Ngày Chúa nhật họ cũng tìm đến nhà thờ nào đó tham dự thánh lễ, và có dịp trao đổi hàng hóa để sinh sống.
Dần dần, các đan sĩ từ bỏ nếp sống đơn độc để qui tụ thành từng nhóm. Tuy nhiên, vẫn còn những người thích nếp sống ẩn tu một mình. Bởi đó, hai lối sống cộng đoàn và ẩn tu vẫn phát triển song song. Cũng có người sau khi đã tu luyện ở cộng đoàn, lại rút lui vào sống ẩn tu.
Bộ Giáo luật ngày nay vẫn còn công nhận hai hình thức tu: trinh nữ (can 604) và ẩn sĩ (can 603).
Có thể nói thánh Pacômiô (292- 346) là người đầu tiên khai sinh ra đời sống tu trong cộng đoàn (koinonia), tại Tabenne, miền thượng Ai Cập, năm 325. Thánh Pacômiô và các môn đệ sau này đều đến từ ngoại giáo. Chính đời sống bác ái của những người Kitô hữu đã cảm hóa ngài và ngài quyết định gia nhập Kitô giáo. Sau khi gia nhập Kitô giáo, ngài đã dấn thân phục vụ những người chung quanh, rồi vào sa mạc sống gần nhà khổ hạnh Palêmôn vài năm và nhận ông này làm linh hướng. Sau đó, ngài lại trở về sống phục vụ và khổ hạnh như một đan sĩ. Lối sống của ngài đã thu hút được nhiều người đi theo và ngài đã tụ họp họ lại thành cộng đoàn theo tinh thần cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem. Đời sống cộng đoàn đòi hỏi phải có qui củ, giờ giấc. Ngài đã soạn ra bộ luật cho cộng đoàn và đó là bản luật cổ nhất của đời tu. Lối sống cộng đoàn này cũng không khác gì nếp sống đan tu đơn độc. Họ cũng sống độc thân, ẩn dật, khổ hạnh, cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa. Luật của thánh Pacômiô lần đầu tiên đề ra chức viện phụ và đức vâng lời. Vâng lời đòi hỏi phải từ bỏ ý riêng, tùng phục công ích. Vâng lời mang tính huynh đệ và vâng lời viện phụ là tôn trọng lề luật. Mặc dù bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, thánh Pacômiô cũng đã lập được một cộng đoàn nam và một cộng đoàn nữ. Ngài coi sóc cộng đoàn nam, còn em gái của ngài trông coi cộng đoàn nữ. Ngài mất năm 346. Ngài được coi là tổ phụ của đời sống tu trong cộng đoàn. Lối sống tu trì cộng đoàn này phát triển mạnh mẽ với 9 cộng đoàn nam và 2 cộng đoàn nữ.
Từ Ai cập, đời sống đan tu mở rộng sang
Tại Palestine, Hilarion, sinh tại Gaza, sau khi tìm gặp và sống với thánh Antôn gần 2 tháng, ông đã khám phá ra lý tưởng đời đan tu. Trở về quê hương, ông bán tất cả của cải và sống ẩn dật 45 năm. Hilarion lại qua Ai Cập và mất tại đảo Chypre năm 371. Những nơi ông đi qua đều thu hút được nhiều người bước theo lối sống của ông. Nhiều vị ẩn tu, theo gương Hilarion, tìm vào sa mạc Giuđa và dọc bờ biển Gaza, tạo nên những trung tâm đan tu rất phồn thịnh. Ngoài ra, đất thánh
Tại
Tại Tiểu Á, một nhân vật nổi tiếng là thánh Basiliô (329- 379), tác giả của một bản luật mà ngày nay còn được tuân giữ bên các Giáo hội Đông phương. Thánh Basiliô sinh ra trong một gia đình có nhiều người nên thánh như bà nội, bố, mẹ và em trai. Ngài đã sống ẩn dật 5 năm tại Annesi. Năm 25 tuổi, ngài du hành qua Syria, Ai Cập, Palestine và Lưỡng Hà Địa để tìm hiểu lối sống đan tu. Ngài bị lôi cuốn bởi nếp sống đan tu của thánh Pacômiô. Trở về quê quán, ngài liền thành lập một đan viện với những phương tiện riêng. Đan viện này chỉ kéo dài được gần 8 năm, vì ngài được chọn làm Giám mục năm 370. Ngài luôn luyến tiếc nếp sống đan tu và nghĩ rằng mình chỉ có ơn gọi làm đan sĩ. Ngài thường đi thăm các đan viện và ngài đã thành lập một đan viện rất lớn bên cạnh Tòa Giám mục của ngài. Bên cạnh đan viện còn có một trường học và một bệnh viện. Luật của thánh Basiliô nhen nhúm đức ái. Có thể tóm tắt như sau: để yêu mến Chúa, phải xa lánh thế gian; để yêu mến tha nhân, phải sống chung với nhau. Bộ luật lấy nguồn từ Kinh thánh và bám rễ sâu vào Giáo hội. Ngài dựa trên những câu Tin mừng đầy tinh thần bác ái, nhưng khi áp dụng vào đời sống cụ thể, lại chú trọng đến những lời cảnh cáo và trừng phạt. Do vậy, luật của ngài mới chỉ nhen nhúm tinh thần bác ái Tin mừng mà thôi. Thánh Basiliô áp dụng tinh thần huynh đệ theo luật thánh Pacômiô, nhưng thay đổi nếp sống bằng cách giảm bớt số người trong cộng đoàn, giúp cho viện phụ dễ quan tâm đến tất cả mọi người và đưa ra những luật lệ gắt gao hơn. Vai trò của viện phụ và đức vâng phục được đề cao hơn. Các đan sĩ có thể được lãnh tác vụ linh mục để phục vụ cộng đoàn.
b. Tại phương tây
Đời sống tu trì được truyền bá sang Âu châu nhờ những người hành hương thánh địa, các thương gia, đặc biệt nhờ công lao của Giám mục Athanasiô khi ngài bị lưu vong tại thành Trèves mang về. Bên Tây phương, hình thức ẩn tu không phát triển, chỉ có hình thức cộng đồng. Lúc đầu, các cộng đoàn này thường do các Giám mục thành lập và qui tụ quanh các ngài như Giám mục Martinô ở Tours (317- 397), bên Pháp. Đây là cộng đoàn đan tu đầu tiên bên tây phương, sống theo luật của thánh Pacômiô. Hoặc như cộng đoàn của Giám mục Eusebiô ở
Các cộng đoàn đan tu bên tây phương sống tại các thành thị, và thường bao gồm cả các giáo sĩ. Cũng có cả các cộng đoàn các trinh nữ nữa.
Nổi bật nhất là bản luật của thánh Augustinô: bản luật này có ảnh hưởng đối với các đan viện thời các giáo phụ và thời trung cổ, được nhiều dòng áp dụng như dòng Prémontrès, Tôi tớ Đức Mẹ, đặc biệt là các dòng nam mang danh là dòng thánh Augustinô (Ordo S. Augustini). Luật của thánh Augustinô là bản đầu tiên được viết thành văn bên tây phương, được kể vào loại cổ xưa nhất trong đời tu, sau bản luật của thánh Pacômiô và Basiliô và trước luật của thánh Bênêdictô cả một thế kỷ. Thánh Augustinô được coi là người đầu tiên viết luật cho dòng nữ.
Đối với phái nữ, đời sống tu trì phát triển một cách chậm chạp. Ngay từ đầu đã có những trinh nữ, nhưng khi hình thức ẩn tu hình thành thì chỉ có nam tu mới dám lên rừng tu luyện. Khi hình thức tu cộng đồng xuất hiện, cũng có những cộng đồng trinh nữ, nhưng ở tại thành thị, vì lý do an ninh. Từ thế kỷ IV, đã có những cộng đồng trinh nữ bên cạnh các tòa Giám mục.
2. Giai đoạn từ 500- 1200: Phát triển Đan tu
Đây là giai đoạn phát triển, cải tổ đời sống đan tu bên tây phương.
Đế quốc Rôma sụp đổ (450-800): Giáo hội chuyên chế sụp đổ cùng với sự sụp đổ của Đế quốc Rôma. Từ đây phát sinh phong trào Giáo hội trở về sống lối sống khắc khổ (monasticism) của các đan sĩ với cao điểm là thánh Bênêđictô thành Norcia. Lối sống này tác động đến Giáo hội thật sâu rộng với chủ trương các tín hữu sống “vừa cầu nguyện vừa lao động”, thích nghi theo lối sống nông thôn và tập trung thành các cộng đoàn cầu nguyện và tôn sùng Thánh Thể.
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả thiết lập Thánh Thể như một khuôn mẫu cho lối sống tu trì và lối sống của các đan sĩ trở thành khuôn mẫu cho lối sống của hàng giáo sĩ cũng như cho những ai nắm giữ chức sắc trong Giáo hội.
Khuôn mặt đan tu thay đổi toàn diện với thánh Bênêdictô (480- 547). Ngài đã thành lập những cộng đoàn đan tu nổi tiếng ở Subiacô và Monte Casinô (Italia). Sau khi thành lập nhiều đan viện ở Subiacô, ngài bắt đầu viết luật cho họ. Bản luật của thánh Benedictô thu gom những tinh hoa của các bản luật trước: Pacomiô, Basiliô, Cassianô, Augustinô. Nhưng trên tất cả là chính kinh nghiệm sống đời đan tu của ngài. Thánh Benedictô đề cao việc ngợi khen Chúa qua phụng vụ, kế đó là lao động. Phương châm của người đan sĩ là “cầu nguyện và lao động” (Ora et Labora). Viện phụ được anh em bầu lên vĩnh viễn và ngài là đại diện cho Chúa Kitô. Đan sĩ tuyên hứa vĩnh cư, hoán cải (bao gồm việc từ bỏ tài sản, tính hư nết xấu) và vâng phục (thế kỷ 13 mới có 3 lời khấn như ngày nay). Lúc đầu, các đan viện hoàn toàn biệt lập, tự trị. Mỗi tu viện hình thành đều được phát sinh ra từ một tu viện mẹ. Vào thế kỷ VIII và IX, luật của thánh Benedictô trở thành luật chung cho đời sống đan tu bên Tây phương. Ngài được coi là tổ phụ của đời đan tu bên Tây phương. Các đan viện trở thành những trung tâm văn hóa với di tích các thánh, những kho tàng phụng vụ, những thư viện và những thủ bản. Lối sống đan tu trở thành hình thái độc nhất của nền văn hóa cổ.
Năm 800, hoàng đế Charlemagne của nước Pháp được phong làm hoàng đế đầu tiên của đế quốc Rôma và là người bảo vệ ngai giáo hoàng. Thế quyền và giáo quyền lại liên kết với nhau thành một tổ chức được coi là linh thánh. Hàng giáo sĩ vừa nắm thần quyền và thế quyền nên đã phát sinh ra nhiều tệ nạn làm cho Giáo hội trở thành Giáo hội của thế gian, không còn là Giáo hội của Chúa nữa. Đứng trước những suy thoái trầm trọng này, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô VII đã cố công cải cách hàng giáo sĩ. Trước tiên, ngài tấn công vào việc buôn thần bán thánh, bán các đồ thờ phượng trong Giáo hội, kiểm soát chuyện phòng the giáo sĩ, chuyển tài sản cho con cái của giáo sĩ. Đức Grêgoriô cũng bắt buộc các giáo sĩ phải sống độc thân. Nhiều phong trào cải cách nổi lên, đòi hỏi Giáo hội trở về với nếp sống giản dị của thời Giáo hội nguyên thủy. Các dòng khổ tu cũng phát động công cuộc canh tân Giáo hội.
Đối với nội bộ các dòng tu, sau một thời gian sống theo hình thức mới, có nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều vấn đề tiêu cực, nhiều khi đi quá trớn, hoặc đi trệch đường cần được uốn nắn. Bởi đó, vấn đề cải cách được đặt ra. Từ thế kỷ 10, chúng ta có các cuộc cải tổ. Ở đây, chỉ nói sơ qua về sự cải tổ của
3. Giai đoạn từ 1200- 1500: Hành khất
Trong hai giai đoạn trước, có hai hình thức chính là ẩn tu đơn độc và đan tu cộng đoàn. Trong giai đoạn này, đời sống đan tu cộng đoàn vẫn tiếp tục phát triển, nhưng một hình thức mới xuất hiện: các dòng hành khất.
Trong giai đoạn này, văn minh Âu châu bước sang một bước ngoặt mới: từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế thương mại ở thành thị và nhiều đại học ra đời. Bởi đó, các cộng đoàn tu giã từ nông thôn và nơi hoang vắng để tiến về thành phố, tiến về nơi đô hội, hầu đáp ứng những nhu cầu mới của xã hội và Giáo hội. Hơn nữa, đời tu cũng cần được cải tổ, vì các đan viện lớn trở thành những dinh thự giàu có và đầy quyền lực, các viện phụ cũng nắm quyền hành không khác gì các lãnh chúa.
Các phong trào canh tân Giáo hội trong giới tu sĩ rầm rộ mọc lên, nhất là các dòng hành khất của thánh Phanxicô Assisi (1181- 1226) và thánh Đaminh (1170- 1220), với chủ trương: Hăng say đi loan báo Tin Mừng, rao giảng bằng gương mẫu đời sống khó nghèo; chăm lo về mục vụ hơn là cai trị trong Giáo hội; phát động canh tân về thần học, nhờ đó đã tạo ra được những nhà thần học sáng chói trong Giáo hội.
Đối với các dòng hành khất, ý thức về sứ vụ loan báo Tin mừng trở nên rõ rệt hơn. Việc bước theo Đức Kitô không chỉ là tu thân tích đức, nhưng còn phải ra đi loan báo Tin mừng như Chúa đã sai các môn đệ đi rao giảng (Lc 10, 1- 15). Họ không còn khấn vĩnh cư nữa, nhưng có thể được di chuyển tới bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Tất cả đời sống của họ từ cầu nguyện, hy sinh hãm mình, khó nghèo, vâng lời, đời sống cộng đoàn… đều hướng về truyền giáo, nhằm chuẩn bị tâm hồn để sẵn sàng được sai đi.
Thánh Đaminh và thánh Phanxicô đã đi tiên phong, khai mở một hình thức tu trì mới cho các dòng hành khất thời Trung cổ. Họ sống khó nghèo tập thể, sống nhờ vào sự khất thực hằng ngày chứ không dựa trên của cải, tài sản. Đối tượng rao giảng Tin mừng của họ là những tầng lớp xã hội mới ra đời: trí thức, thương gia. Tuy vẫn giữ luật nghiêm ngặt như trước; nhưng cách tổ chức, sinh hoạt của các dòng này cũng được canh tân để thích nghi với sứ vụ mới. Bề trên, do anh em bầu ra, được coi như anh trưởng, chứ không như viện phụ như trước đây. Hầu hết các tu sĩ lãnh tác vụ linh mục để đáp ứng với nhu cầu về mục vụ và truyền giáo.
Ngoài hai dòng Đa minh và Phanxicô, dòng Augustinô, carmelô, Chúa Ba Ngôi, dòng Bệnh viện thánh Gioan Thiên Chúa, dòng Tôi tớ Đức Bà cũng được xếp vào loại hành khất.
Bên cạnh các dòng nam cũng thường xuất hiện các dòng nữ như Biển đức, Augustino, Đaminh, Clara, Cát minh (thế kỷ 15), …Nhưng vì luật lệ còn nghiêm ngặt, nên các dòng nữ thường là các dòng kín. (Thời trung cổ tỉ lệ tu sĩ giữa nam và nữ là 5/1: Cứ 5 nam mới có 1 nữ. Nhưng tình thế đã thay đổi. Năm 1992, số nữ tu là 759.177, nam tu là 232.636).
4. Giai đoạn 1500- 1800: Hoạt động tông đồ
Giai đoạn này có 4 hình thức mới:
– Các giáo sĩ lề luật
Hình thức này xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, gồm: dòng Teatinô (1524), dòng Barnabiti (1533), dòng Tên (1540), dòng Somasca (1540), dòng Camilianô (1591). Họ là những giáo sĩ chuyên về các công tác mục vụ của chức linh mục. Họ có luật riêng, có lời khấn dòng, nhưng không theo nếp sống của đan tu (như đọc kinh Thần vụ chung) để dành nhiều thời giờ hơn cho các công tác mục vụ: việc hoạt động tông đồ được coi như một phương thế để nên thánh. Cách tổ chức và sinh hoạt của họ cũng được sắp xếp phù hợp với việc tông đồ: Bề trên tổng quyền nắm mọi quyền hành để có thể dễ dàng điều động nhân sự, các chức vụ đều do trung ương chỉ định. Có thể nói thế kỷ 16 là thế kỷ của giáo sĩ lề luật.
(Bên cạnh đó, thế kỷ 16 cũng đánh dấu một thời kỳ truyền giáo rộng lớn của các hội dòng như dòng Đaminh, Phanxicô, Augustinô, dòng Tên,… Họ đến những vùng đất mới cùng với thời kỳ khám phá ra Châu Mỹ (1492), xâm chiếm thuộc địa của các nước Tây ban nha, Bồ đào nha, Pháp,…)
– Các hội dòng hoạt động tông đồ
Từ thế kỷ XVI- XVII, các trường học phần lớn được dành riêng cho các con em thuộc tầng lớp qúi tộc, quyền thế và trung lưu. Các con em của giới thợ thuyền, lao động nghèo bị bỏ rơi. Do đó, một số cha sở đã lập ra những ngôi trường từ thiện cho các con em trong giáo xứ. Một số dòng tu cũng chuyên chú vào giáo dục như dòng Thánh Thể, dòng Chúa Giêsu Hài Đồng, dòng Nữ Kinh sĩ Âu Tinh.
Bên cạnh đó, khác với các đan viện trước đây nhắm tới việc tu thân tích đức, nhiều dòng ra đời trong giai đoạn này đều theo đuổi một công tác tông đồ nhất định, đáp ứng nhu cầu cụ thể của Giáo hội hay xã hội như giáo dục, săn sóc bệnh nhân, cô nhi, người già, người tàn tật,… Một số dòng nam trong giai đoạn này gồm có dòng các Sư huynh Lasan (1680), Dòng thánh Gioan Thiên Chúa (1572), Tu đoàn Truyền giáo thánh Vinh sơn (1625),… Nhưng các dòng nữ thuộc loại này chiếm đa số. Thường lúc đầu họ chỉ là những nhóm nhỏ, hội, giống như là nhà tình thương, hội bác ái,… hoạt động trong các giáo xứ hay giáo phận. Sau đó, khi đã đủ lông đủ cánh, họ xin Tòa thánh phê chuẩn. Tuy nhiên, tiến trình phê chuẩn rất chậm chạp, vì để thực thi nghị định cải tổ đời tu của công đồng Trentô, đức Piô V, với tông hiến Circa Pastoralis (1566), đã ra lệnh cho tất cả các nữ tu phải khấn trọng và sống trong nội vi. Do đó, nếu dòng nữ muốn tham gia vào hoạt động xã hội ngoài đời, thì chỉ được nhìn nhận là bán-nữ tu. Mãi cho tới đầu thế kỷ 20, giáo luật mới coi các nữ tu hoạt động tông đồ cũng là nữ tu thực thụ.
Mặc dù giáo luật đòi buộc khắt khe như vậy, từ cuối thế kỷ 16 – kỷ 18, các dòng tu nữ thiên về hoạt động tông đồ cũng đã xuất hiện:
1579: dòng Mẹ Vô nhiễm (Daughters of the Immaculate Conception)
1609: dòng Trinh nữ Maria (Institute of the Blessed Virgin Mary- English Ladies)
1633: Tu đoàn Nữ tử bác ái Vinh sơn, do thánh Vinh sơn thành lập tại Pháp. Vì giáo luật lúc đó cấm các nữ tu ra khỏi nội vi để làm việc tông đồ và thánh Vinh Sơn lại không muốn từ bỏ đặc sủng phục vụ người nghèo của mình, nên ngài đành chấp nhận việc các nữ tử không được xếp vào hàng nữ tu thực thụ: họ chỉ có lời khấn tư và lặp lại hàng năm.
1667: dòng Chúa Giêsu Hài đồng, Pháp, do mẹ Anne Marie Martel (1644-1673).
1670: dòng Mến thánh Giá (Việt
1696: dòng thánh Phaolô thành
1715: Nữ Đaminh Việt
1762: dòng Chúa Quan phòng
Thế kỷ 16 có thêm 18 hội dòng mới. Thế kỷ 17 có thêm 22 hội dòng mới.
– Các tu đoàn tông đồ
Bộ Giáo luật cũ gọi họ là các tu đoàn sống chung không có lời khấn. Nói chung, họ là những giáo sĩ muốn sống chung với nhau để giúp nhau nên thánh hay để cùng nhau thực hiện một công việc nào đó, nhưng họ không muốn bị ràng buộc bởi lời khấn dòng. Ở Việt Nam chúng ta có các Tu đoàn thuộc quyền Giáo hoàng: Tu đoàn Truyền giáo thánh Vinh Sơn (1625), Hội linh mục Xuân Bích (1641), Hội Thừa sai Paris (1664); và sau này có các tu đoàn thuộc quyền giáo phận: Tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa (1996), Tu đoàn Nhập Thể- Tận hiến- Truyền giáo (2000), Tu đoàn Thừa sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế (1991), Hội Thừa sai Việt Nam (1972). Cũng có những tu đoàn tông đồ nữ đang hoạt động tại Việt Nam như: Tu đoàn Nữ tử Bác ái Vinh Sơn (thuộc quyền giáo hoàng) và 2 Tu đoàn thuộc quyền giáo phận là Tu đoàn Ảnh Phép lạ (1947) và Tu đoàn Nhập Thể- Tận hiến- Truyền giáo (1998).
– Các tu hội đời
Hình thức này đã nhen nhúm từ thế kỷ 16, khi thánh Angela Merici (1470/4- 1540), lúc đã ngoài 60 tuổi, lập một hội những thiếu nữ muốn dâng mình cho Chúa và đồng thời chăm sóc các trẻ em mồ côi vào năm 1533, nhưng họ vẫn tiếp tục sống tại gia đình, không có tu phục. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng táo bạo và quá cấp tiến so với thời đó. Do đó, hình thức này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Cho mãi tới năm 1947, giáo luật mới nhìn nhận hình thức tu này, nên các tổ chức ra đời trước đó phải sống lén lút, tu chui, ngoài vòng giáo luật. Sự phát triển thực sự của hình thức tu hội đời chỉ phát triển ở thế kỷ 20, khi Giáo hội cần có những người dấn thân để làm chứng giữa đời. Năm 1992, đã có 163 tu hội đời trên toàn thế giới (42 nam và 97 nữ; 53 thuộc quyền Giáo hoàng và 110 thuộc quyền giáo phận). Họ sống giữa đời, giống như mọi người, để phục vụ.
5. Giai đoạn 1800- 2000: Giảng dạy/truyền giáo
Giai đoạn trăm hoa đua nở.
Đây là giai đoạn các hội dòng mới thành lập dấn thân mạnh mẽ vào việc truyền giáo và vào đời sống xã hội, đặc biệt là các dòng nữ khi giáo luật (đầu thế kỷ 20) nhìn nhận các nữ tu hoạt động tông đồ cũng là nữ tu thực sự (không còn bị coi là bán nữ tu nữa).
Trong giai đoạn này, nhiều dòng ra đời để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của Giáo hội và xã hội, như giáo dục (nhu cầu mở nhà trẻ để trẻ em có được sự giáo dục Kitô giáo ngày càng lớn mạnh), chăm sóc bệnh nhân, người già, trẻ mồ côi, người tàn tật, mở rộng sự phục vụ đến những người ngoài Công giáo, nhu cầu về truyền giáo. Thế kỷ XIX đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của những hội dòng loại này. Chỉ trong thế kỷ này, có khoảng 600 cộng đoàn mới được thành lập.[2] Thế kỷ XX ghi dấu ấn của một đấng sáng lập được cả thế giới khâm phục và ngưỡng mộ: mẹ Têrêxa Calcutta. Dòng của mẹ đã đem tình yêu Thiên Chúa đến với những người cùng khốn nhất qua việc phục vụ trong khiêm nhường.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự xuất hiện của các hội dòng đa sắc tộc, nhất là những hội dòng hướng đến truyền giáo.
Các Hội dòng cố gắng bước theo Chúa Kitô, họa lại cuộc đời của Ngài. Mỗi dòng có mục đích khác nhau, tùy vào việc họa lại khía cạnh nào của cuộc sống Chúa Giêsu. Cách chung có 4 loại dòng:
1) Chúa Giêsu cầu nguyện: đây là mục tiêu của những hội dòng thuần túy chiêm niệm.
2) Chúa Giêsu loan báo nước trời: mục đích của những dòng phục vụ Lời Chúa (giảng, dạy).
3) Chúa Giêsu thi ân giáng phúc cho nhân loại: những dòng chuyên về công tác bác ái xã hội.
4) Chúa Giêsu sống giữa đời: các Tu hội đời.[3]
Mỗi thời đại, mỗi nhu cầu, có cách đáp trả riêng.
6. Giai đoạn 2000-…?
Hình thức tu trì nào sẽ nổi bật trong giai đoạn mới này?
Các hình thức tu trì xuất hiện trong lịch sử Giáo hội thường là để đáp ứng 2 mục đích chính: trở về với Tin mừng (khi đời sống đạo trong Giáo hội sa sút, xa rời Tin mừng) và đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp của Giáo hội và xã hội.
Qua các giai đoạn, chúng ta thấy có một khuynh hướng chung: đời tu càng ngày càng dấn thân hơn, càng ý thức về sứ vụ hơn. Từ thời Trung cổ, ý thức về sứ vụ ngày càng trở nên mãnh liệt. Từ trong sa mạc, nơi thôn làng hẻo lánh, họ bước ra ngoài xã hội nhưng vẫn sống trong khung cảnh của tu viện (kín cổng cao tường), rồi dần dần đảm nhận những vai trò trong Giáo hội và xã hội. Ngày nay, đời tu thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống Giáo hội cũng như xã hội. Các hội dòng ngày càng ý thức hơn về sứ mệnh của họ trong việc phục vụ những nhu cầu tinh thần hay vật chất của nhân loại theo đặc sủng của mình. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng một hình thức tu trì nổi bật. Những thay đổi lớn trong Giáo hội và xã hội là những dấu chỉ thời đại mà Chúa Thánh Thần tác động nơi các vị sáng lập, để họ lập nên những hình thức tu trì mới, đáp ứng những nhu cầu của Giáo hội và xã hội.
Ngày nay, con số các dòng tu cũng giảm sút nhiều: hơn 2/3 các dòng thành lập trước năm 1500 nay không còn nữa, gần ½ các dòng thành lập sau năm 1600 cũng bị xóa tên: nhu cầu họ đáp ứng không còn nữa, nhưng họ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.[4] Con số các nam nữ tu sĩ cũng đang giảm sút nhiều. Con số nam nữ tu sĩ đã giảm 18,7%, từ 1 triệu 225,056 xuống còn 995,639 trong khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 2000.
Chúng ta đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn mới, là những người đang góp phần tạo nên một hình ảnh mới nổi bật của giai đoạn này. Người tu sĩ hôm nay đang sống trong một thế giới khác hẳn trước đây: toàn cầu hóa, tục hóa, sự phân chia và đối đầu ngày càng gay gắt giữa thần quyền và thế quyền, sự bất công trong xã hội ngày càng gay gắt, tình trạng di dân lan tràn,…Thiên niên kỷ này là của Châu Á, của đối thoại tôn giáo, đại kết, hội nhập văn hóa, của giáo dân, đặc biệt là phụ nữ.
Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều hình thức tu trì mới, nhiều cộng đoàn mới ra đời. Đây là những hình thái mới của đời tu: gồm nam và nữ, giáo sĩ và giáo dân, người đã lập gia đình và người độc thân, các phong trào tông đồ giáo dân, các đan viện đại kết (chia sẻ nếp sống đan tu giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Kitô khác, hoặc giữa Công giáo với các tôn giáo khác như Ấn giáo, Phật giáo), các hội dòng đa sắc tộc ngày càng phát triển, các phong trào Giáo hội liên kết với các hội dòng, v.v.
Trong thời đại chúng ta, người giáo dân đóng vai trò chủ đạo trong sứ mệnh loan báo Tin mừng và tân Phúc âm hóa. Qua các đặc sủng của họ, họ tích cực loan báo Tin mừng cho toàn thế giới qua con đường đối thoại bằng đời sống, mang sứ điệp của Tin mừng đến khắp mọi nơi. Một số phong trào Giáo hội đã liên kết chặt chẽ với các hội dòng và chia sẻ đoàn sủng, linh đạo và sứ mệnh đặc biệt của các hội dòng đó. Sự hiệp thông và cộng tác này giúp phổ biến linh đạo hướng tới hoạt động ra ngoài biên giới của hội dòng, giúp cho hội dòng đào sâu và làm phong phú thêm đoàn sủng của mình và từ đó rút ra nhiều gợi ý cho hoạt động tông đồ mới mẻ. Nhờ gương thánh thiện của những người tận hiến, người giáo dân sẽ có kinh nghiệm trực tiếp về tinh thần của các lời khuyên Phúc âm, được khích lệ và làm chứng cho tinh thần các mối phúc để biến đổi trần thế theo ý định của Thiên Chúa (x. VC 54- 56; FLC 62, 70). Bởi đó, các hội dòng nên xem xét lại những hoạt động truyền thống của mình để hợp tác với người giáo dân trong công việc truyền giáo, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tông đồ và mục vụ đang nổi lên, đặc biệt trong những lãnh vực công bằng xã hội, xây dựng những cộng đoàn cơ bản được năng động bởi sự hiệp thông và tham gia vào biến đổi xã hội nên tốt đẹp hơn.
Chúng ta không thể dự đoán được hình thức tu trì nào sẽ nổi bật trong giai đoạn mới này. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, nhạy bén với những dấu chỉ thời đại…
JB. Trần Hữu Hạnh, fsf
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arbuckle, Gerald A, S.M. From Chaos to
M. Ngọc Đính (Chuyển ngữ). Đời tu dưới ánh sáng công đồng Vatican II và Giáo luật, Quyển I. The Daughters of
Phan Tấn Thành. Giải Thích Giáo Luật Quyển 2- Dân Thiên Chúa, tập 3 và 4 Các Hội Dòng Tận Hiến và các Tu Đoàn Tông Đồ. Rôma, 1993, p. 350-369, 411-412, 429- 432
[1]Dòng Carmelo đã chọn ngôn sứ Elia làm tổ phụ…vì dòng được thành lập ở núi
[2] X. Gerald A. Arbuckle, SM, From Chaos to
[3] X. LG 46; Can 577; P.T.Thành, Giải thích GL, tập 4, p. 564
[4]Thí dụ những dòng Hiệp sĩ