Báo công giáo - CongGiao24h.com
  • Trang chủ
  • Giáo hội VN
    • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Thế giới
    • Tin Vatican
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Sống đạo
  • Bác ái
  • Góc nhìn
  • Dừng chân
  • Video
  • Nhạc Thánh Ca
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giáo hội VN
    • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Thế giới
    • Tin Vatican
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Sống đạo
  • Bác ái
  • Góc nhìn
  • Dừng chân
  • Video
  • Nhạc Thánh Ca
No Result
View All Result
CongGiao24h.com
No Result
View All Result
Home Nhân bản Học làm người

Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

by admin
Tháng Sáu 15, 2019
in Học làm người, Nhân bản
0
97
VIEWS
Share on Facebook

Tôi có một buổi trao đổi khá lâu với một cô bạn ủng hộ nữ quyền. Minh bạch và không sợ khi bày tỏ sự tức giận, cô cởi mở nói về nỗi đau của mình. Cô thấy thất vọng về sự thiếu bình đẳng trong Giáo Hội, thất vọng vì không bao giờ có thể chịu chức. Nước mắt tuôn dài, cô nói cô muốn bỏ Giáo Hội nơi cô đã lớn lên, nhưng có một cái gì đó đã ngăn cô lại.

song voi noi dau cua nguoi ngon su - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

Hôm sau, khá tình cờ, tôi có một buổi nói chuyện riêng về hôn nhân và, cô gái sắp lập gia đình cũng khóc và nói về nỗi đau tương tự. Cô cũng có ý muốn bỏ Giáo Hội.

Lúc kể câu chuyện của mình, cả hai đều nói những gì thật sự khiến họ muốn bỏ Giáo Hội là nỗi đau khi họ đi rước lễ. Cả hai đều đau đớn, tức giận, cay đắng và để nước mắt tuôn trào.

Xét bề ngoài thì sẽ cho rằng họ đau là vì bí tích Thánh Thể do một người đàn ông cử hành. Tuy nhiên, tôi cho đó chỉ là lời giải thích thứ yếu. Nỗi đau của họ chạm đến một cái gì đó sâu đậm hơn, có khả năng gởi tín hiệu cho toàn thể Giáo Hội. Bất chấp sự kiện có thể bị lẫn lộn với những nỗi đau khác, họ đang trải nghiệm nỗi đau của ngôn sứ.

Kinh thánh nói, các ngôn sứ chết gần bàn thờ và cung thánh. Nếu đúng như vậy thì, có nên quá ngạc nhiên khi tín hữu trải nghiệm nỗi đau sâu đậm nhất của họ khi tham dự thánh lễ? Cũng giả sử nếu Giáo Hội đã nhìn và lắng nghe những ai cảm nhận bị chết nơi bàn tiệc Thánh Thể, những người phải chết đi một phần nào đó để đứng nơi cung thánh, vì Giáo Hội và sự lành mạnh của Giáo Hội chúng ta phải mở rộng vòng tay để ôm lấy họ và nỗi đau này. Và tốt hơn chúng ta nên nói với họ, thật là quan trọng khi họ không bỏ chúng ta.

Cả hai phụ nữ này đều xác quyết nỗi đau của họ khi họ dự bàn tiệc Thánh Thể, đó là dấu chỉ chọ họ biết tốt nhất họ nên rời bỏ Giáo Hội.

Tuy nhiên nỗi đau của họ có tính cách ngôn sứ. Nó cho thấy có một cái gì đó thiếu sót, nhưng  thiếu sót với toàn bộ cơ thể, chứ không phải với một bộ phận.

Nỗi đau của họ cũng cho thấy bàn tiệc Thánh Thể là hiệu năng. Qua tính chất của nó, bàn tiệc Thánh Thể là nơi chốn của thống khổ cũng như của dâng mừng. Thánh Thể có ý nghĩa mở lòng chúng ta, bóc trần chúng ta, nghiền nát và chuyển hóa chúng ta thành một cộng đoàn của tình yêu.

Vì chúng ta đến với bí tích Thánh Thể mà không hiệp nhất, nên mỗi người chúng ta bị kẹt trong tính ái kỷ và ích kỷ của mình, chúng ta cần được bóc trần trước khi hiệp nhất, khi đó tinh thần cộng đoàn mới có chỗ đứng. Điều này không khi nào xảy ra mà không có đau đớn và thống khổ.

Tuy nhiên không nhất thiết người cảm thấy thống khổ nhất là người cần được bóc trần hay thay đổi nhất. Nỗi đau của họ chỉ ra rằng có một cái gì đó sai sót trong cơ thể.

Khi nghe ai đó cảm thấy đau đớn nơi bàn tiệc Thánh Thể, tôi cảm thấy phấn khởi trong đức tin, dù có buồn về mặt cảm xúc. Nó nói lên người đó chân thành, cắm rễ sâu trong cộng đoàn Thánh Thể, và Thánh Thể vẫn đang hoạt động.

Và những người này, những người đang đau đớn, họ cần được ôm lấy và lắng nghe. Những người cảm thấy đè nặng, bị khai trừ và chết (dù ở dưới dạng thức nào) nơi cung thánh thì thường thường, họ là những tiếng nói của ngôn sứ dù chính họ không nói ra. Nỗi đau của họ là nỗi đau không lời.

Karl Barth nói rằng, trong sự nhập thể Thiên Chúa xuống thế, đi từ “chiều cao đến chiều sâu, từ vinh quang đến thất bại, từ giàu có đến khó nghèo, từ niềm vui chiến thắng đến nỗi khổ đau, từ sự sống đến cái chết.” Thiên Chúa mạc khải nơi những ai đau khổ, và điều này không đâu đúng hơn ở bàn tiệc Thánh Thể.

Đau đớn đã là ngôn từ. Như thần khí Thiên Chúa, nỗi đau diễn tả những gì sâu đậm mà lời không diễn tả được. Đau đớn, chấp nhận không chút cay chua và kiên trì với nó, là việc làm của ngôn sứ. Đó là tiếng nói của Chúa trong một Giáo Hội và thế giới bị chai cứng. Nó khởi đi từ lương tri và nó nói tiếng nói của lương tri.

Nơi bàn tiệc Thánh Thể, giữa các điều khác, cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Ki-tô được tái hiện. Rõ ràng những ai đang đau khổ nhất và đang chết đi là phần nào hình ảnh của Đức Ki-tô.

Đó là lý do vì sao thật là quan trọng cho những ai cảm nhận như hai phụ nữ trên, những ai đau đớn và khóc nơi bàn tiệc Thánh Thể, ở lại với Giáo Hội và ở lại với Thánh Thể. Không có những giọt nước mắt ngôn sứ, chúng ta càng ngày càng hờ hững.

Và các ngôn sứ chết gần bàn thờ và cung thánh. Nhưng tiếng thì thầm của họ là một ngôn từ, là một tiếng nói, không thể dập tắt.

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser

Related Posts

nghe nhac thanh ca 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ
Tin công giáo thế giới

Sinh nhật Đức Bênêđictô, Quà tặng bất ngờ từ ĐTC Phanxicô và Ủy ban ứng phó với Covid-19

truyen hinh truc tiep le long chua thuong xot do dtc phanxico cu hanh 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ
Tin công giáo thế giới

Truyền hình trực tiếp Lễ Lòng Chúa Thương Xót do ĐTC Phanxicô cử hành

vatican thanh lap uy ban ung pho voi hau qua cua covid 19 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ
TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

Vatican thành lập ủy ban ứng phó với hậu quả của đại dịch Covid-19

quang truong thanh phero 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ
Tin công giáo thế giới

Quốc gia Vatican kéo dài biện pháp giới nghiêm tới 03/5/2020

duc cha aldo di cillo pagotto 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ
Tin công giáo thế giới

Giám mục đầu tiên tại Brazil qua đời vì coronavirus

16042020 110803 scaled 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ
Tin công giáo thế giới

Covid-19: các linh mục tu sĩ hy sinh, các nỗ lực bác ái khắp nơi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin xem nhiều

  • lam cach nao de gia nhap cong giao 350x250 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

    Làm cách nào để gia nhập công giáo?

  • 7 Ơn Chúa Thánh Thần

  • Kinh Sáng Soi

  • Các Giờ kinh Phụng vụ

  • Sách Giáo Lý Vào Đời

  • Suy Niệm LỄ ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG 2017

  • Bí Tích là gì?

  • Ý nghĩa của 16 tên gọi trong Thánh Kinh

  • Kinh Ăn Năn Tội

  • Ý Nghĩa Ngày Chúa Nhật

Tin mới

nghe nhac thanh ca 120x86 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

Sinh nhật Đức Bênêđictô, Quà tặng bất ngờ từ ĐTC Phanxicô và Ủy ban ứng phó với Covid-19

truyen hinh truc tiep le long chua thuong xot do dtc phanxico cu hanh 120x86 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

Truyền hình trực tiếp Lễ Lòng Chúa Thương Xót do ĐTC Phanxicô cử hành

vatican thanh lap uy ban ung pho voi hau qua cua covid 19 120x86 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

Vatican thành lập ủy ban ứng phó với hậu quả của đại dịch Covid-19

quang truong thanh phero 120x86 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

Quốc gia Vatican kéo dài biện pháp giới nghiêm tới 03/5/2020

duc cha aldo di cillo pagotto 120x86 - Sống với nỗi đau của người ngôn sứ

Giám mục đầu tiên tại Brazil qua đời vì coronavirus

Load More

Chuyên mục chính

  • Bác ái
  • Chưa phân loại
  • Dấu chân mục tử
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Dừng chân
  • Đức Giám mục Bùi Tuần
  • Giáo lý công giáo
  • Góc nhìn
  • Lời chúa
    • Chia sẻ
    • CN & Lễ Trọng
    • Giáo huấn
    • Lời Chúa Hàng Ngày
    • Suy tư
    • Từ ngữ Kinh Thánh
  • Nhân bản
    • Cảm nhận
    • Gia đình
    • Giáo dục
    • Giới trẻ
    • Học làm người
    • Xã hội
  • Ơn Gọi
    • Cảm nghiệm
    • Dòng nam
    • Dòng nữ
    • Đoàn thể
    • Kito hữu
    • Linh đạo
    • Tìm hiểu
    • Tu đức
  • Phụng vụ
    • Chư thánh
  • Sống đạo
  • Tài liệu
    • Các thánh tử đạo
    • Chứng nhân
    • Đức mẹ
    • Giải đáp
    • Giáo hội
    • Giáo luật
    • Hộ Giáo
    • Hợp tuyển Thần Học
    • Kinh thánh
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Nhân vật
    • Phụng tự
    • Sách
    • Tài liệu giáo Hội Tại Việt Nam
    • Thần học
    • Thánh thể
    • Tìm hiểu
    • Tôn Giáo
    • Triết học
    • Truyền Giáo
    • Từ vựng
    • Văn hóa
    • Văn Kiện
  • Thơ văn công giáo
    • Thơ Đức Mẹ
  • Tin công giáo thế giới
    • TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ
    • Tin Vatican
  • Tin giáo hội Việt Nam
  • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Video công giáo
  • Xã hội

© 2019 Báo công giáo - CongGiao24h.com Trang tin dành cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giáo hội VN
    • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Thế giới
    • Tin Vatican
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Sống đạo
  • Bác ái
  • Góc nhìn
  • Dừng chân
  • Video
  • Nhạc Thánh Ca

© 2019 Báo công giáo - CongGiao24h.com Trang tin dành cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.