Thật ra Thánh Luca muốn cho độc giả thấy rằng Chúa Giêsu mở đường cho bằng cách cho ta thấy một điều gì đó mới mẻ về Thiên Chúa như nó đến với chúng ta trong lời loan báo Tin Mừng.
Ta tháy đây chính là cách khéo léo của Ngài khi Ngài chuyển tiếp chuỗi của những câu chuyện xảy ra:Chúa Giêsu lắng nghe lời cầu khẩn của dân ngoại, không phải là người Do Thái (Lc 7, 1-10) và cho con trai một bà góa sống lại (Lc 7, 11-17).Ta thấy đây là cách thức mà Chúa Giêsu mặc khải về Nước Thiên Chúa đến như một sự bất ngờ cho những người anh em Do Thái. Và, ta cũng nhận ra đây là điều ngạc nhiên cho ông Gioan Tẩy Giả là kẻ đã sai người đến hỏi thăm:“Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”(Lc 7, 18-30).
Chúa Giêsu chế giễu tính hay thay đổi của những kẻ đương thời với Người khi thấy tâm tính của họ :“Họ giống như lũ trẻ ngồi ở giữa chợ mà gọi nhau:‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không khóc than’” (Lc 7, 31-35).Cuối cùng, ta lại thấy tấm lòng cởi mở của Ngài đối bà góa khổ đau khi mất đứa con duy nhất của mình (Lc 7, 36-50).
Chúa Giêsu thổn thức xót thương cho người mẹ đang than khóc trước cái chết của đứa con trai duy nhất. Và rồi Ngài đã làm phép lạ cho đứa con trai ấy được sống lại trước sự ngạc nhiên và thán phục của mọi người.
Hầu hết những góa phụ vào thời của Chúa Giêsu thì sống rất khó khăn. Và không có sự giúp đỡ của nhà nước: không có tiền trợ cấp, không có lương hưu, không có bảo hiểm xã hội, nói chung chỉ là những người nghèo, nếu không có việc làm. Khi Chúa Giêsu nhìn vào đoàn người đám tang trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta có thể giả thiết rằng, một người nào đó đã thông báo cho Chúa Giêsu về trường hợp bà góa này đang chôn đứa con độc nhất của bà.
Sự kiện con trai bà góa thành Naim được Người cho sống lại chính là hình bóng báo trước biến cố vô cùng lớn lao hơn. Biến cố đó là cốt lõi của đạo, là trung tâm điểm của Kitô giáo: Đó chính là nhờ sự chết và sống lại của Đức Giêsu mà tất cả chúng ta được giải thoát khỏi cái chết muôn đời.
Thánh Luca đã quan sát Chúa Giêsu, thấy Ngài xúc động và động lòng thương khi nhìn thấy bà. Cảm tình của Người đã đi trực tiếp đến người đàn bà không phải là do cái chết của đứa con. Chúa Giêsu hiểu rằng thời gian khó khăn nhất của người góa phụ thì không phải bây giờ nhưng là sau đó, khi chôn cất xong bà sẽ trở về lại một mình trong căn nhà trống rỗng. Chúa Giêsu nhận thấy rằng sự đau thương của bà thì rất sâu thẳm bởi vì sợ về tương lai và bà cũng có thể khó mà sống sót được.
Lúc ấy, trong tâm trí Chúa Giêsu có thể nhìn thấy người góa phụ khác trong năm tới, hoặc sau cuộc đóng đinh đi theo thân xác vô hồn của đứa con độc nhất của bà đề tới ngôi mộ. Ngài đã nói với người góa phụ “Đừng khóc nữa”. Từ chúng ta, những lời này sẽ vang lên một cách trống rỗng nhưng từ nơi Người chúng đã đem lại sự an ủi và niềm hy vọng. Chúa Giêsu đã nói những lời thương xót như thế cho người góa phụ như cho chính Mẹ Người.
Chúa Giêsu đã đụng đến cái cáng và chạm đến thân xác của người chết. Người khiêng cáng đã ý thức được Chúa Giêsu muốn cho họ dừng lại, người đàn bà chờ đợi một điều gì đó sắp sửa xảy ra và những gì Chúa Giêsu sẽ làm. Tiếp đó, bà nghe những lời đầy thương xót cũng như quyền năng: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho anh hãy trỗi dậy”. Mọi đôi mắt đều hướng về người chết. Anh ta ngồi dây và bắt đầu nói. Và sự thật đã đến chứ không phải là giả tưởng. Sau cùng lòng thương xót của Chúa Giêsu là cho người góa phụ, Thánh Luca đã cẩn thận thêm: “Chúa Giêsu đã trao anh lại cho mẹ anh”.
Thiên Chúa yêu thương con người và Thiên Chúa muốn giải thoát con người khỏi sự chết đời đời nhưng con người vẫn có tự do để chọn sự sống hay nỗi chết. Có những người vì tham lam của cải đã chọn cho mình hai cái chết: cái chết của thể xác và cái chết của linh hồn. Trong cửa tử không chỉ có những con người tham của mà còn vô số những kẻ tham danh vọng, địa vị, chức quyền; không chỉ có những người mê của mà còn hằng hà những kẻ mê hút sách, rượu chè, cờ bạc, trai gái.
Cái chết phần xác thì ai cũng sẽ trải qua một lần trong đời, nhưng cái chết phần hồn thì chỉ có những con người can đảm, bền chí và trung thành với Đức Kitô và giới luật của Người mới có thể vượt qua để sống viên miễn với Người trên nơi vĩnh phúc. Chính Chúa Giêsu đã nói và đã xác tín với chúng ta nếu ai cùng đau khổ với Ngài, cùng chết với Ngài thì cùng sẽ được phục sinh với Ngài.
Thật sự mỗi người chúng ta ai ai cũng ước mong được chết để cùng sống lại vinh quang với Người. Nhưng trước khi chết xin Chúa cho chúng ta biết dứt lòng từ bỏ những gì là xấu xa của ma quỷ, thế gian và xác thịt để chúng ta được tự do thong dong về với Chúa là Cha đầy yêu thương.
Huệ Minh