1. Vài Nét về Nguồn Gốc và Lịch Sử Hội Dòng:
Vì nhu cầu truyền giáo tại Giáo phận PHNOM PENH (Lúc ấy gồm toàn Vương Quốc Campuchia và hai giáo phận Cần Thơ và Long Xuyên ngày nay), vào cuối năm 1904, Linhmục Henri PIANET (1852 -1915) thuộcHội Thừa sai PARIS, được Đức cha Bouchut chọn để thành lập trường Giảng viên Giáo lí Truyền giáo tại BANAM (TỉnhPrey-Veng, Campuchia). Trường được khai giảng vào năm 1906 với khoảng 15 học viên. Cha Pianet là Giám đốc, trực tiếp đào tạo các Giáo lý viên và đã soạn nội quy của trường, nhưng nay đã bị thất lạc. Các Giảng viên GL này đã dạy GL tại những vùng sâu, vùng xa, nơi không có các linh mục hoặc đi mở các thí điểm truyền giáo. Năm 1915, ngài qua đời vì bệnh tật và cha Blondet nối tiếp sự nghiệp của ngài. Tuy nhiên, vì không phải là tu sĩ nên các giảng viên GL không có đủ uy tín để giảng dạy, trình độ của họ cũng còn non kém, đời sống đạo đức thiếu gương mẫu, nên cần có một sự cải tổ.
Trên cơ sở này, vào năm 1931, Đức Cha Valentin HERRGOTT (1864-1936), Giám mục Phnom Penh đã cho sáng lập Dòng Các Tu Huynh Giảng Viên Giáo Lí Thánh Gia BANAM (Frères de la Sainte Famille de Banam, viết tắt là FSF, quen gọi là các Thày Dòng Banam). Dòng Các Tu huynh Giảng viên Giáo lý Thánh Gia Banam vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên GL. Cha Blondet (1870- 1941) là Bề Trên tiên khởi Dòng Thánh Gia.
Nhưng dòng thực sự khởi sắc với sự cải tổ của cha Giuse Vuillez (1912- 1975) từ năm 1939. Cha Giuse Vuillez soạn Hiếp pháp, Tập quán pháp, chương trình đào tạo,…Ngài vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên Giáo lí: đào tạo các giảng viên giáo lí. Tuy nhiên cha Giuse Vuillez cho đã mở rộng thêm sứ vụ của Hội dòng: mở các trường dạy học.
Năm 1967: Một Tổng hội được mở ra trong Hội dòng để canh tân theo tinh thần Vat II với những sửa đổi thích nghi bộ Luật dòng. Nhưng những sửa đổi này đã thất lạc.
Năm 1968, TH. Jean đắc cử BT và là BT tiên khởi người Việt. Từ đó, cha Vulliez rút lui, trao lại toàn bộ cho Hội dòng cho người Việt Nam điều hành.
Ngay từ năm 1936, các TH. đã được gửi đi khắp nơi trong Giáo phận để mở các thí điểm truyền giáo và dạy GL.
Trong suốt thời gian gần 40 năm (1931- 1970) trên đất Chùa Tháp, Dòng Thánh Gia đã cung cấp cho Giáo Hội Campuchia và Việt Nam hàng trăm tu sĩ tích cực góp phần đắc lực với các Linh mục Thừa sai trong việc mở mang Nước Chúa.
Vào đầu năm 1970 xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch“cắp Duôn” (chém giết người Việt) vô cùng dã man và tàn bạo. Tất cả các Tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên đã bị trục xuất về Việt Nam.
Về Việt Nam, ngày 12/08/1970, Dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào Giáo Phận LONG XUYÊN. Tuy nhiên, Dòng đã mở thêm nhiều chi nhánh trong các giáo phận Cần Thơ, Xuân Lộc, tp. HCM, Ban Mê Thuật.
Ngày nay, dòng đang tiếp tục sứ vụ: dạy giáo lý, mở hoặc phụ trách các thí điểm truyền giáo.
2. Đặc Sủng, Linh Đạo và Sứ Vụ
Các Đấng sáng lập đã thành lập hội dòng Thánh Gia để đáp ứng nhu cầu truyền giáo bao la, nhất là tại những vùng sâu, vùng xa tại Giáo phận PHNOM PENH (Lúc ấy gồm toàn Vương Quốc Campuchia và hai giáo phận Cần Thơ và Long Xuyên ngày nay) vào những năm đầu thế kỷ trước.
Các Tu sĩ Thánh Gia sống theo tinh thần gia đình Thánh gia Nazareth. Đó là Đơn Sơ (khiết tịnh), khó nghèo, vâng lời, và yêu thương (đời sống cộng đoàn), trong Chúa Ba Ngôi theo tinh thần Thánh Gia.
Hội Dòng phục vụ Thiên Chúa nhằm xây dựng Nước Trời được công bố cho người nghèo. Tham gia vào ơn đoàn sủng của Đấng Sáng Lập trước nhu cầu của thời đại Ngài, các phần tử Dòng hiến thân lo việc tông đồ bằng giảng dạy giáo lý, giáo dục các trẻ em và tham gia vào các công tác mục vụ của Giáo phận.
Khẩu hiệu của Dòng là : “Nguyện Nước Cha trị đến.”( Adveniat Regnum Tuum = ART)
3. Bổn Mạng – Lễ Thánh Gia
4. Địa Chỉ
603/47 Bình Đức 3, Bình Đức, tp. Long Xuyên- An Giang.
Điện thoại: 0763. 853574
E-mail: thanhgiaart@yahoo.com
Website: www.dongthanhgia.org
5. Bề Trên Đương Nhiệm
JB. Trần Hữu Hạnh (2006- 2010)
ĐTDD: 0989282445
6. Các Hoạt Động Tại Việt Nam
– Hoạt động chính hiện nay của dòng là mở các điểm truyền giáo ở những vùng sâu vùng xa, với những quan tâm hàng đầu là nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho đồng bào nghèo ở địa phương, góp phần làm cho “Nước Cha Trị Đến” (ART) theo như khẩu hiệu của dòng.
– Mục vụ Giáo xứ:tại các giáo phận Long Xuyên, Cần Thơ, Xuân Lộc, tp. HCM và Ban Mê Thuật.
7. Số Cộng Đoàn
1- NhàMẹLong Xuyên (Cần Xay, Long Xuyên)
ĐT: 0763.853574 – 0763. 856574
2- CĐ Đệ tử viện Long Xuyên
ĐT: 0763. 858074
3- CĐ Hội An (Long Xuyên)
ĐT: 0763. 884037
4- CĐ Tân Tuyến (Long Xuyên)
5- CĐ Tu sinhCần Thơ
ĐT: 07103.838094
6- CĐ Kinh Viện Văn Thánh (TP.HCM)
ĐT: 083.8992017
7- CĐ Tu sinh Hiệp Bình Phước (Thủ Đức , TP.HCM)
ĐT: 083.7270047
8- CĐ Tập viện Túc Trưng (GP. Xuân Lộc)
ĐT: 0613.638883
9-CĐ Hiệp Nhất (GP. Xuân Lộc)
ĐT: 0613.636226
10- CĐ Trà Ếch (Sóc Trăng)
ĐT: 079.882546
11- CĐ Phước Tín(GP. Ban Mê Thuột)
ĐT: 0651.213257
12- CĐ Cây Dương (Tân Hiệp- Rạch Giá)
13- CĐ Phi Luật Tân
14- CĐ Pháp
8. Nhân Sự
Năm 1997:
– Tổng số: 34
– Linh mục: 4
– Khấn trọn: 18
– Khấn tạm: 16
Năm 2008:
– Tổng số: 51
– Linh mục: 10
– Khấn trọn: 25
– Khấn tạm: 19
– Tập sinh: 7
Số Tu sĩ đã về nhà Cha: 23
9. Điều Kiện Gia Nhập
– Có sức khỏe tốt
– Có lòng đạo đức
– Có tinh thần truyền giáo
– Mỗi năm đều có tuyển sinh vào đệ tử viện (từ lớp 8 – lớp 12)
– Những em đã tốt nghiệp lớp 12, đang luyện thi, đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, có thể được nhận vào các cộng đoàn Tu sinh tại Long Xuyên, Cần Thơ và tp. HCM để tiếp tục học và tìm hiểu ơn gọi trong dòng.
– Những em đã tốt nghiệp đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, có thể được nhận để tìm hiểu và sống ơn gọi trong dòng.
– Ngoài ra, những em đã tốt nghiệp lớp 12, ao ước sống đời tu trì, nhưng không có đủ khả năng để học cao hơn, vẫn có thể được nhận.
10. Các Giai đoạn Đào Tạo Chính
– Tiền tập: 1 năm
– Nhà tập: 1 năm
– Kinh viện: Học Triết học và Thần học tại Học viện của các dòng, hoặc tại Học viện Liên dòng, hoặc tại Chủng viện.
11. Địa Chỉ Liên Lạc Về Ơn Gọi
– Đệ tử viện Long Xuyên:0763. 858074
– Tu sinh: 083.8992017
– Nhà Mẹ Long Xuyên: 0763. 858708
12. Khả Năng Cộng Tác về Chuyên Môn của Hội Dòng
Sứ vụ chính của Hội dòng là truyền giáo: hiến thân lo việc tông đồ bằng giảng dạy giáo lý, nên dòng sẵn sàng cộng tác trong lãnh vực đào tạo Giáo lý viên.