Một quyết tâm tích cực
Theo cha Carlo: “Nụ cười diễn tả sự cởi mở và tình bác ái. Đây là một điều nghiêm túc trong việc bước theo Tin Mừng”. Cha nhắc lại sự kiện vào tháng 10 năm 2016 Khi nói về niềm vui của người Kitô hữu Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Hài hước là thái độ của người gần gũi nhất với ân sủng của Thiên Chúa”. Và một lần nữa, vào cuối Thánh lễ kết thúc Năm thánh Lòng Chúa Thương xót ĐTC nhắc lại: “Ý nghĩa của hài hước là một ân huệ mà tôi xin Chúa mỗi ngày».
Theo kinh nghiệm của cha Carlo đây là một quyết tâm đơn giản nhưng không dễ thực hiện. Cha kể lại: “Khi tôi ở tuổi từ 25 đến 35 tôi làm việc trong một tổ chức hợp tác quốc tế, đi nhiều nước. Khi dừng lại ở châu Mỹ Latinh tôi thấy người dân ở đây luôn mĩm cười. Tự nhìn bản thân, tôi nhận ra mình ít cười. Và một lần có một người bạn hỏi tôi có lẽ tôi không được khỏe hay đang có điều gì bực tức, khó chịu. Tôi trả lời tôi ổn, và hỏi lại tại sao bạn lại hỏi tôi câu hỏi đó. Người bạn trả lời rằng vì không thấy tôi cười. Đây là một kinh nghiệm và một bài học quý báu cho tôi”.
Cha Carlo tiếp tục chia sẻ: “Nhiều người đã nhận ra điều đó, nhưng tôi chưa bao giờ để ý đến nó trước đây. Khi trở về châu Âu tôi nhận ra điều này là phải chăng chúng ta quá nghiêm túc! Đây không phải là chuyện luôn luôn phải cười, nhưng mĩm cười biểu lộ nhân loại tính của chúng ta”.
Cha khẳng định nụ cười và niềm vui luôn hiện diện trong cuộc sống của các thánh. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu chỉ mất kiên nhẫn với những kẻ giả hình, những người cố ý che đậy những khuyết điểm của mình nhưng lại tìm cách chỉ ra điểm yếu của người khác. Cha cho rằng trong thế kỷ của chúng ta, được ghi dấu bởi rất nhiều khổ đau đang diễn ra hàng ngày.
Vậy để nói về Chúa Giêsu trước hết cần phải nói về niềm vui sẽ giúp con người hiểu Chúa Giêsu có thể thay đổi cuộc sống của mình, mang lại cho cuộc sống buồn chán hàng ngày một ý nghĩa.
Niềm vui lan tỏa
Thật vậy, tất cả chúng ta điều mơ ước có một nụ cười thật sự xuất phát từ nội tâm, và thấy được nụ cười nơi những người chúng ta gặp gỡ hàng ngày. Tâm trạng vui tươi thì lan tỏa, nhưng chúng ta phải tập luyện để có được tâm trạng này, bởi vì nó không tự phát. Cần chú ý đến việc mở ra với người khác, đến đức bác ái. Cần phải cười vì mọi người xứng đáng được đón nhận nó, cần nó. Chúng ta phải nhìn lại cách thức chúng ta chào hỏi mọi người vào mỗi buổi sáng, khi chúng ta ra khỏi ra, khi vào văn phòng, nơi làm việc, hoặc vào buổi chiều khi trở về nhà.
Trong Tông Huấn Gaudete et exsultate – Vui Mừng và Hoan hỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết rằng một vị thánh là người có khả năng sống ý nghĩa của một người lạc quan, hài hước (số 122). Đây chính là hoa trái của Thánh Thần. Thiên Chúa biểu lộ sự hiện diện của mình qua con người chúng ta. Mà con người đó là sự hiệp nhất của linh hồn và thân xác, và nụ cười là sự thể hiện của sự hiệp nhất này. Đức Thánh Cha nói với chúng ta rằng sự thánh thiện được biểu lộ một cách cụ thể, bởi vì chúng ta sẽ được xét xứ theo hành vi của lòng thương xót. Trao ban cho tha nhân một ly nước cũng như trao tặng một nụ cười dường như là một cái gì đó mau qua… có lẽ những điều này không thay đổi sự hiện diện của một ai đó, nhưng chính qua những cử chỉ khiêm nhường này Thần Khí hiện hữu.
Ủ rũ không phải là dấu hiệu của sự thánh thiện
Tâm trạng buồn chán là biểu hiện của một điều gì không được ổn, không trật tự bên trong, đó chính sự pha trộn của làm biếng, không điều độ và đóng cửa lòng trước Thiên Chúa và tha nhân. Ủ rũ khi ta không muốn ánh sáng chiếu rọi vào bên trong. Như Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta thường thích đụng đến các vết thương hơn là ước muốn chữa lành, nhưng đây là một sự thoải mái đáng buồn, làm cho chúng ta đóng kín lòng mình trong một vòng luẩn quẩn.
Cha Carlo còn chia sẻ rằng vài tháng trước khi được chọn làm giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô I, được gọi là Đức Thánh Cha của nụ cười, đã ký một bài báo, trong đó nói về Đức ông Josemaría Escrivá như là “một vị thánh của nụ cười hàng ngày”. Tôi rất thích đoạn này: một ngày Josemaría thức dậy với tâm trạng xấu. Một ý tưởng đến, Josemaría lấy máy chụp khuôn mặt mình và nói “Trong tương lai tôi cần nhớ khoảnh khắc này, thật là lố bịch khi tôi giận dữ, buồn rầu. Đây là một chiến đấu khổ hạnh thực sự. Tôi cần phải mĩm cười mỗi ngày”.
Ngọc Yến
(VaticanNews 05.01.2019)