Vào đầu thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Dòng Tên từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đi tới Nam Mỹ để truyền giáo cho các cư dân bản xứ. Trong khoảng thời gian giữa năm 1620 và 1630, tu huynh Dòng Tên Agostino Salumbrino từ Lima đã quan sát bộ tộc Quechua ở Peru sử dụng bột vỏ cây Cinchona [1] để làm giảm những tác động rung lắc gây nên bởi sự giá lạnh khắc nghiệt vào mùa đông.
Trong khi bộ tộc Quechua đã không sử dụng bột vỏ cây Cinchona như một cách chữa trị bệnh sốt rét, thì các Giêsu hữu đã khám phá ra rằng nó là một cách điều trị hiệu quả không ngờ. Sau khi một linh mục Dòng Tên được chữa khỏi bệnh nhờ bột vỏ cây. Năm 1630, nó được giới thiệu để điều trị cho vợ bá tước Chinchón, bà mới tới Châu Âu và đã bị mắc bệnh sốt rét ở Lima.
Năm 1632, Giesu hữu Bernabé Cobo đã mang theo cây Cinchona bên mình trên chuyến tàu trở về Châu Âu và giới thiệu nó cho y học Âu Châu như là liệu pháp điều trị bệnh sốt rét, nó được gọi là Jesuit’s Bark. Đầu tiên, ngài đưa nó trở lại Tây Ban Nha, sau đó tới Roma và các vùng khác của Italia trước khi nó nhanh chóng trở thành cuốn sổ tay khắp Châu Âu. Năm 1643, đức hồng y và nhà thần học Dòng Tên John de Lugo đã tiên phong sử dụng chính vỏ cây Cinchona cho việc điều trị bệnh sốt rét ở địa phương do tác động của vùng đầm lầy bao quanh Roma.
Chỉ trong vòng 80 năm sau đó, kể từ khi được giới thiệu bởi Cobo, Jesuit’ bark đã được chứng thực là cách chữa trị chính thức đối với bệnh sốt rét trong cộng đồng y tế: năm 1712, thầy thuốc người Italia Francesco Torti đã viết rằng “ sốt từng cơn” chỉ có thể được cải thiện với Jesuit’s bark.
Trong thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, các nhà truyền giáo Dòng Tên cũng mang theo bên mình bột vỏ cây Cinchona khi họ đi tới Trung Quốc và Nhật Bản, ở đó họ đã sử dụng để chữa trị cho Hoàng đế của Nhật Bản.
Thành phần hóa học của Cinchona tham gia vào việc chữa trị sốt rét là dược học, nó cũng được sử dụng để chế tạo nước tăng lực. Chúng ta biết ơn các Giesu hữu không chỉ trong việc chữa trị bệnh sốt rét, nhưng còn trong việc tạo ra rượu gin và thuốc bổ.
Hv. Phan Cương, Sj