“Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường” (Mc 1,30)
Một cơn bệnh cản trở người hay vật hoàn thành trọn vẹn khả năng hay ảnh hưởng đến sức lực của họ.
Những điển hình tổng quát hay cá biệt về bệnh tật: những quy chiếu tổng quát, “Người đã mang lấy tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17 x. Mc 3,10 Xh 15,26 Đnl 7,15 2Sb 16,12 Ga 5,3 Cv 28,9). Thánh Kinh cũng đề cập đến các loại bệnh tật riêng biệt như: mù lòa (Ga 9,1), ung nhọt và lở loét (Xh 9,9 G 2,7 Is 8,21 Lc 16,20) khắc khoải (Cn 13,12), bồn chồn khắc khoải (Cn 13,12), thủy thủng (Lc 14,2), kiết lỵ (Cv 28,8), kinh phong (Mt 17,15 x. Mt 4,24 Mc 9,17-18) sốt rét (G 30,30 Mt 8,14 // Mc 1,30 // Lc 4,38 Cv 28,8), băng huyết (Mt 9,20 //Mc 5,25 // Lc 8,34, viêm phỏng (Đnl 28,22), điên cuồng (1Sm 1,13), bệnh phong (Ds 12,10 2Sb 26,21 Mt 11,5 Lc 17, 11-19), bại liệt (Mt 4,24 8,6 9,2 // Mc 2,3 // Lc 5,18 Lc 13,11 Cv 3,2 8,7 9,33), trúng nắng (2V 4,18-19 Tv 121, 5-6 Is 49,10 Gn 4,8), u bướu (Đnl 28,27 1Sm 5,6), đói ăn tự nguyện (1Sm 1,7 28,20 Tv 102,5 107,18), kiệt sức (Lv 26,16 Đnl 28,22).
Ngay người công chính cũng phải khổ vì bệnh tật, như trường hợp ông Giob (G 2, 3-7 x. Tv 38,2-3 41,7-8) và những trường hợp khác như “vua Khitkigia lâm bệng nguy tử” (2V 20,1 / Sb 32,24), Đaniel (Đn 8,27), người giúp việc của viên đội trưởng (Lc 7,2), ông Lazarô (Ga 11,1), bà Tabitha (Cv 9,36-37), thánh Phaolô (Gl 4,13), ông Ephraditô (Pl 2,27), thánh Timôthê (1Tm 5,23), anh Trôphimô (2Tm 4,20).
Những nguyên cớ gây nên bệnh tật, do tội lỗi (ga 9,2). Do tội nguyên tổ (St 3,16-17), do sự cố (2V 4,39-40), do án phạt (Tv 107, 17-18 Xh 9,8-10 Lv 26,14-16 Ds 16,41-49 2V 5,27 Gr 14,12 1Cr 11,29-30), do thử nghiệm (G 2,5).
Trả lời cho đau yếu bệnh tật là sự thương cảm của Thiên Chúa: “Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật” (Mc 1,34 x. Tv 41,3 Mt 8,17). Có sự thương cảm của người khác như chủ chăn Chúa đặt để chăn giữ đoàn chiên (Ed 34,4), của những người chia sẻ tâm tình của Chúa (Mt 25,36), của các môn đệ Chúa (Lc 9,2), của cả dân ngoại như người Samaria nhân lành (Lc 10,30-37). Riêng người bị bệnh tật tỏ ra khiêm tốn tuân phục như ông Giobh (G 13,15) hay như tông đồ Phaolô (2Cr 12,8-10). Người ta cũng nên phản ứng bằng lời cầu nguyện (Gc 5,14 2Cr 12,8).
Có thứ bệnh tật thiêng liêng, như “những kẻ cứ khăng khăng phản loạn” (Is 1,5-6 x. Gr 8,22 Mk 1,9 Mt 9,11-12 // Lc 5,31-32).
Ơn cứu độ và việc chữa lành bệnh tật, được hoàn thành qua thập giá Chúa Giêsu Kitô, “chính Người đã mang lấy bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta…” (Is 53,4-5). Ơn cứu độ được thực hiện trọn vẹn trên thiên đàng, với hình ảnh “lá cây dùng làm thuốc chữa lành các dân ngoại” (Kh 22,1-3 x. Ed 47,12 Kh 7,17 21,1-4).
Lm. Phạm Quốc Túy – Giáo phận Phú Cường