Cả là một vấn đề, mặc dù trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, Tin Mừng đều xoay quanh việc Chúa Sống Lại. Tôi bước đi và cố gắng để nhận ra niềm vui bất tận mà Chúa Giêsu Kitô đã đem tới cho con người nói chung và cho tôi nói riêng. Và tôi đã có cơ may để nhận ra được một phầnnào niềm vui vĩ đại này ngay trong cuộc sống mà tôi đang sống.
Câu chuyện thứ nhất.
Sáng thứ hai trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, tôi đã đến dâng thánh lễ an táng cho bà cụ Anna năm nay gần 90 tuổi tại giáo xứ Thục Thiện, giáo họ An Tứ ở thôn Thục Thiện, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tôi rất bất ngờ vì có nhiều cha đồng tế, trong đó có cả Đức Ông chủ tế. tôi chợt nghĩ có lẽ người con rể giàu có quen biết và rộng rãi với nhiều cha, cho nên đây là cơ hội để quý cha được đền ơn đáp nghĩa. Nhưng khi vào thánh lễ qua phần gợi ý của Đức ông, cũng như qua bài giảng mà vị giảng thuyết đã chia sẻ từ hồi còn làm thầy xứ ở giáo họ nơi giáo xứ này thì tôi mới vỡ lẽ.
Tôi nghe và ngẫm nghĩ mà đi từ sự ngưỡng mộ này đến sự cảm phục khác. Ông bà trùm ở ngay bên giáo họ, một giáo họ sau biến cố 1955 chỉ có rất ít người, đã kiên cường tranh đấu, gìn giữ ngôi nhà thờ cũng như mảnh đất của giáo họ đượctồn tại và xây dựng khang trang như ngày hôm nay. Ông bà trùm quyết tâm không để người ta phá hoại, chiếm đoạt bằng bất cứ giá nào trong bối cảnh tôn giáo bị đàn áp ghê sợ. Dĩ nhiên là khi quyết tâm như thế, ông bà trùm phải đón nhận biết bao phong ba bão táp kinh khủng chẳng một ai có thể ngờ được!
Làm sao ông bà trùm lại có sự kiên cường đến mức độ như vậy? Nhất là trong hoàn cảnh đơn độc, thiếu thốn , nghèo đói, cơ cực nữa? Nếu không tin rằng “ Qua thập giá tới vinh quang…”
Câu chuyện thứ hai.
Vào tối ngày thứ ba trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, tôi đã đến dâng thánh lễ tại giáo xứ Nghĩa Lộ thuộc thị xã Nghĩa Lộ của tình Yên Bái. Sau khi dâng thánh lễ xong, chúng tôi bước vào trong phòng thánh thay áo thì tôi gặp một ông cụ có lẽ hơn 80 tuổi, cụ tươi cười chào chúng tôi, và cha xứ giới thiệu, ông cụ này đã ở tù hơn 20 năm vì tội bảo vệ nhà thờ trong thời gian vắng bóng cha xứ! Tôi bắt tay, chào cụ mà thấy ứa nước mắt, nghẹn ngào nhìn người anh em của mình đã tranh đấu bảo vệ niềm tin cho chính mình và cho mọi người được vững tin và noi theo. Cuộc chiến đấu này không phải chỉ có một ngày, một tuần, một thánh, một năm…mà kéo dài tới những hơn 20 năm, dài ơi là dài…đến chẳng có thể ai ngờ được!!!
Đêm tăm tối nay đã phải chấm dứt, để ánh sáng Phục Sinh nay được bén rễ nơi cha chánh xứ, cha phó xứ, nơi mọi người và còn đang được bừng lên và tiếp tục lan tỏa tới nhiều vùng đất khác một cách chẳng có thể nào ngờ được. Bước chân của Chúa thật là kỳ diệu nơi người tín hữu sống một lòng một dạ trong mọi hoàn cảnh.
Câu chuyện thứ ba.
Sáng nay, thứ bảy trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, tôi đã đến dâng thánh lễ tại giáo xứ Long Điền ở thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước cho cụ trùm Giuse, một trong những người góp phần xây dựng và củng cố giáo xứ này nói riêng, giáo hạt Phước Long , và Đồng Xoài nói chung trong thời gian đầy khó khăn, biến loạn…
Thánh lễ an táng hôm nay, Đức giám mục giáo phận không thể về được, vì ngài dâng hai thánh lễ an táng liên tiếp tại địa điểm gần nhà thờ chánh tòa, nên ngài đã ủy quyền cho cha Tổng đại diện, cùng với gần 50 linh mục trong giáo hạt, trong giáo phận và ngoài giáo phận, trong số đó có Hội Dòng Thánh Thể Việt Nam cùng đồng tế. Tôi nhìn đoàn đồng tế, nhìn xuống dưới ngôi nhà thờ to lớn vậy mà quý thầy, quý soeur, và cả anh chị em dân tộc S’Tiêng…đều có mặt .
Sở dĩ cụ Trùm Giuse được hồng phúc như hôm nay là do lòng nhiệt thành của cụ. Trong một thời gian dài gần 20 vắng bóng chủ chăn (?!), cụ đã nhiệt tình lãnh nhận nhiệm vụ được Đấng Bề Trên của giáo phận trao phó, không quản ngại gian khó, vất vả…và cả những đe dọa nữa! Không những thế, cụ còn ra tới tận trung ương để đề nghị giáo xứ của cụ có linh mục hiện diện thi hành công việc đạo đức của tôn giáo.
Khi giáo xứ đã trở lại sinh hoạt bình thường, cụ tiếp tục sứ mạng trợ giúp nhiều Hội Dòng hiện diện tại đây, song song đó là giúp đỡ anh chị em người dân tộc S’Tiêng. Ngoài ra, những nơi có người dân tộc gia nhập đạo, xa nhà thờ, cụ giúp đỡ có đất để dựng nhà nguyện, tiện bề đọc kinh hằng ngày và quý cha có phương tiện đến dâng thánh lễ khi có thể.
Nghe và ngẫm nghĩ về cuộc đời của cụ, tôi thấy cụ đúng là một chứng nhân đíchthực của Đức Giêsu Phục Sinh như khi Ngài hiện ra với các tông đồ, Ngài đã nhấn mạnh “ Chính anh em là chứng nhân về những điều này ” ( Lc 24,48) Hay là “ Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn loài ” ( Mc 16,15)
…………
Cuộc đời của mỗi người rồi cũng sẽ qua, và cuộc đời của mỗi người không ai là không có những lúc “lên voi xuống chó”, nhưng với niềm tin của người Kitô giáo thì điều tất yếu phải xảy đến đó là việc “ Vác thập giá..” không sao tránh khỏi! Vậy thì ta phải vác làm sao để từ “thập giá” trở thành “Thánh giá”. Làm sao đó thì qua tấm gương anh dũng kể trên cũng như biết bao tấm gương khác đủ để ta noi gương bắt chước.
Hơn nữa, như các ngài thuở xưa, ta đừng bao giờ quên Lời Chúa đã quả quyết khi ta đối diện với thập giá “ Ơn Ta đủ cho con ” ( 2 Cr 12,9)
Thiên Quang sss