Ảnh minh hoạ
Câu hỏi 1: Tôi nghĩ lớn lên con tôi sẽ trở thành luật sư! Cậu bé cãi lý mỗi khi được bảo làm gì đó. Cậu bé tranh cãi về quyền của mình khi bị yêu cầu phải ngừng làm điều gì đó. Bé tranh cãi mỗi khi tôi bảo bé không thể làm việc gì. Bé chống lại bất cứ quy tắc nào tôi đặt ra. Tôi phải giải quyết vấn đề này thế nào đây?
Hãy suy nghĩ: Để tranh cãi, cần đến 2 phía. Con của bạn không thể “tranh cãi” một mình. Như thế được gọi là “nói lầm bầm”.
Chỉ nói một lần: Hãy tập chỉ nói một lần một, sau đó im lặng. Không để ý đến những lời tranh cãi của trẻ và bỏ đi nơi khác nếu bạn buộc phải làm thế. Hãy để trẻ quen với việc lời bạn nói là “cuối cùng”.
Hãy để chúng phàn nàn một chút: Trong giới hạn vẫn còn sự kính trọng, thỉnh thoảng cũng hãy để trẻ nói gì đó. Thông thường, những câu nói như: “Tại sao con phải làm điều này?” không nhất thiết cần câu trả lời, cũng không đáng có câu trả lời. Thông thường, những lời than vãn của trẻ có nghĩa: “Con làm vì con phải làm, nhưng con chẳng thích”.
Đặt ra những quy tắc tranh cãi: Một số trẻ thật sự thích tranh cãi. Nếu con của bạn giống như thế, hãy đặt ra những quy tắc quy định lúc nào hoặc những vấn đề thế nào có thể được tranh cãi. Ví dụ: không được cao giọng, không được xúc phạm, yên lặng lắng nghe ý kiến của người khác. Việc lập ra những nguyên tắc mang lại cơ hội thực hành rất tốt cho việc học thế nào đàm phán trong cuộc sống. Thêm vào đó, con trẻ phải hiểu rằng có những điều không thể tranh cãi, rằng có những điều ba mẹ có quyền quyết định. Có một câu trả lời chuẩn khi một vấn đề nào đó không thể được tranh cãi, ví dụnhư: “Đây không phải vấn đề có thể tranh luận”.
Đưa ra những lựa chọn: Nên cho trẻ sự lựa chọn, thay vì ra lệnh. Những đứa trẻ có khuynh hướng hay tranh cãi sẽ có ít cơ hội thể hiện nếu bạn cho chúng sự lựa chọn. Ví dụ, thay vì nói: “Hãy làm bài tập ngay”, hãy cho trẻ sự lựa chọn: “Con muốn làm gì trước, bài tập ở nhà hay rửa chén bát?” (Nếu câu trả lời là “không cái nào cả”, bạn có thể cười một cách dịu dàng và nói: “Đó không phải là một trong những lựa chọn. Bài tập ở nhà hay rửa chén bát?”).
Câu hỏi 2: Con tôi thường hay cãi lại tôi một cách vô lễ làm tôi không thể nói gì được. Tôi phải giải quyết việc này thế nào?
Hãy suy nghĩ: Cãi lại cũng là một việc gây nghiện, vì thế phải xem đây là một lỗi nghiêm trọng. Một đứa trẻ nói chuyện vô phép đối với cha mẹ 1-2 lần mà không bị sửa phạt, chúng sẽ tiếp tục cách cư xử như thế, và càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Hầu hết trẻ con đều cãi lại. Khi ba mẹ phản ứng lại một cách bình tĩnh và với quyền uy, hành động ấy sẽ chấm dứt.
Thông báo điều bạn mong đợi: Nếu một đứa trẻ đã hình thành thói quen hay cãi lại, cần đến hành động cứng rắn để chấm dứt cách cư xử ấy. Nói cho trẻ biết việc cãi lại sẽ không được chấp nhận. Quyếtđịnh những hình phạt sẽ áp dụng mỗi khi có tình trạng cãi lại. Những hình phạt có thể là mất đi đặc quyền nào đó chẳng hạn như: sử dụng điện thoại, xem ti vi hoặc gặp gỡ bạn bè. Hình phạt cũng có thể là công việc lặt vặt làm thêm, hoặcđi ngủ sớm hơn. Sau đó thông báo về hình phạt của những lần sai phạm tiếp theo.“Khi con cãi lại một cách vô lễ, con sẽ không được sử dụng điện thoại trong một ngày. Lần thứ hai phạm lỗi, con sẽ không được xem ti vi trong một tối. Lần thứ ba sẽ là…”. Mỗi lần nói chuyện với con trẻ, hãy nói chuyện một cách bình tĩnh nhưng kiên quyết.
Đừng châm lửa thêm: Bất cứ khi nào trẻ cãi lại, hãy lập tức ngừng cuộc nói chuyện và bước ra khỏi phòng hoặc rời khỏi trẻ. Nếu trẻ theo bạn, hãy nói một cách bình tĩnh và kiên quyết rằng bạn không chấp nhận sự vô phép, sau đó, hãy phớt lờ trẻ. Khi bạn đã thật sự bình tĩnh, hãy quyếtđịnh hình phạt thích hợp đối với lỗi cãi lại.
Dùng bảng 1 phần 4: Dán tiền tiêu vặt của trẻ thành 4 phần lên một tấm bìa cứng. Cho trẻ biết mỗi lần trẻ cãi lại, trẻ sẽ bịmất 1 phần 4 tiền tiêu vặt, đó là khoảng “tiền phạt”. Trẻ sẽ có được phần còn lại vào cuối tuần. Nếu trẻ bị phạt hết cả 4 phần, hãy bắt đầu kèm thêm việc làm lặt vặt, hoặc tước đi quyền nào đó mỗi lần phạm lỗi. Bắt đầu làm mới lại mỗi một tuần mới. Những hình phạt này chỉ mang ý nghĩa “dạy dỗ” tạm thời. Khi vấn đề có vẻ như kiểm soát được, hãy cho trẻ biết bạn đánh giá rất cao những nỗ lực của trẻ trong việc không cãi lại, và bạn sẽ không lấy tiền phạt nữa. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng nếu cách cư xử như thế còn tái diễn, hình phạt sẽ nặng hơn.
Dạy dỗ: Nếu một đứa trẻ bình thường lễ phép lại có những lời nói vô phép, hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ một cách nghiêm nghị, và nói thật nghiêm nghị: “Con đang cãi lại, và việc ấy không được phép”. Tiếp tục trò chuyện như thể việc cãi lại chưa hề xảy ra, hãy xem như trẻ tuân theo lời của bạn. Đừng châm dầu thêm vào việc cãi lại bằng cách tranh cãi vấn đề châm ngòi ban đầu.
Thiên Ân dịch
nguồn: EMTY