Chiều sẩm tối, hành trình đi về trên con đường quen thuộc…
Tự dung tớ thèm bát cháo trứng lộn !
Tạt vào quán cháo vỉa hè chốn xưa, nơi cho tớ cảm hứng vụn vặt ‘Chuyện đời…’[1].
Anh chồng già vẫn nhiệt tâm, chăm chú làm đồ ăn cho khách.
Cô vợ xem ra vẫn trẻ, dễ thương…
Lại thêm cậu nhóc chạy tung tăng liên hồi, có vẻ hiếu động.
Cô vợ trẻ cầm bát đang cho con ăn, cứ phải vất vả bám theo, quan sát, la cậu nhóc…
(Cậu nhóc này là nhân vật Baby mới sanh có đề cập trong bài viết… ‘em về cho con bú’
…
Trong khi chờ thưởng thức tô cháo, tớ quan sát…
Có lẽ vợ chồng ‘là tiên’ này (hiểu theo ‘chồng già vợ trẻ là tiên’) có khả năng tát …cạn Biển đông (‘Thuận vợ thuận chồng/ tát biển đông cũng cạn) bởi thấy tiến bộ khác xưa lắm.
Đậu sát góc tường, chiếc xe tải 1,5 tấn để chở đồ thay cho chiếc xe máy có thùng kéo ba gác thủa nào.
‘Khó chịu’ thùng âm ly loa kẹo kéo ‘chuốc họa’ (hàng Trung Quốc- chuốc họa) đang mở ầm ĩ, vang rộn góc vỉa hè. ‘Khó chịu’…máy đang nhả ra những ‘nhạc đỏ’ tuyên truyền. kích động cách mạng, ca ngợi hận thù, máu đổ…
Nhưng tớ tìm được ‘nụ cười’ chua chát khi nghe bài ‘năm anh em trên một chiếc xe tăng’ do nhớ đến biếm họa thời báo giữa cơn bão giá lấy tên cùng bài hát nhưng in đậm chứ ‘tăng’. Biếm họa đặc tả năm quan lớn đẫy đà ngồi trên xe đạp nhẹ nhành, cười đùa leo dốc ‘tăng giá’ dựng đứng; trên không chung khuôn mặt khốn khổ của người dân đang vật vả, mếu máo đau khổ tột cùng. Năm anh em quan lớn đầy tớ trên chiếc xe ‘tăng’ này có tên cụ thể: Thuốc- Nước- Điện- Gas- Xăng…
Tớ chợt rùng mình trước sự tàn phá thiện lương, tàn phá tài nguyên giầu có- rừng vàng biển bạc… của ‘đỉnh cao trí tuệ’ thời rực rỡ nhất của mãi lú (macle)… vẫn đang ra sức ‘vặt lông’ Chủ Dân qua tăng giá, phí vô tội vạ, không minh bạch…. Điều này càng bộc lộ thể chế … ‘đì Dân’ chứ không phải ‘vì Dân’… Và nếu có ‘vì’ thì… ‘vì đảng phản Dân’.
Tớ thương nhớ miền Nam- thời VNCH trước 1975. Tớ- dẫu sinh trước biến cố ‘triệu người khóc- triệu người cười’ (lời Võ thủ tướng)- 30.4 nhưng không được may mắn sống thời ‘Dân Chủ- Tự do’, nhất là hưởng thụ nền Giáo dục ‘Nhân Bản- Dân Tộc- Khai Phóng’ hơn gấp vạn lần hiện đang như nhiều vị cao niên chia sẻ[2]… Thậm chí một trong tứ trụ triều đình, Bà Chủ tịch Quốc Hội phải công nhận nền Giáo dục của Chính thể VNCH tốt hơn nền Giáo dục hiện tại[3].
Xét trên bình diện ‘giải trí’- âm nhạc, thể chế ‘đỉnh cao trị tuệ’, ngay ‘thời rực rỡ nhất’ đã thua xa. Phong trào nhạc Bolero, tức nhạc vàng, nhạc thời VNCH đang trỗi dậy công khái dẫu đã từng bị ngăn cấm, thậm chí có người bị bỏ tù vì hát nhạc vàng. Nhà quản lý không cấm nổi giờ phải công nhận hầu hết nhạc phẩm thời ‘ngụy quyền’.
Nhạc vàng bất tử, đi vào lòng người càng cho thấy tính nhân văn chính nghĩa của nhạc phẩm, chỉ có kẻ mãi lú mất nhân tính mới sợ nên ngăn cấm…
…
Tớ kêu tính tiền…
Một lát mẹ dẫn cậu nhóc cùng ra, bảo: ‘Con đưa tiền cho bác’.
Cậu bé ngoan đưa hai tay cho tớ tiền thối dư.
Mẹ lại dạy cậu nhóc ngoan tay cám ơn và chào bác.
Tớ đáp lễ cậu nhóc kiều… hài hước: khoanh tay cúi đầu bắt chước cậu nhóc: ‘bác cảm ơn cháu’
Cậu bé cười lí lắc…
Cậu bé chạy ra sau lưng tớ.
Tớ ngồi xỉa răng, thăm hỏi qua loa với bà chủ…
Bất ngờ cậu nhóc từ sau lưng ôm choàng vai tớ, đu.
Mẹ quát:
– Con xuống ngay, không trêu bác !
Cậu bé nghe mẹ…
Tớ thở phào nhẹ nhõm…!
Hú hồn!
(Tớ nói ‘hú hồn’ bởi chợt nhớ tay đảng viên về hưu- tay hạt giống đỏ, nguyên viện phó kiểm sát cấp tỉnh nào đó đang hot vì tội ấu dâm… À không, vì hành vị … ‘nựng’ bé gái trong cầu thang máy)
Lm. Đaminh Hương Quất
[1]x.conggiao.info
[2]x. BBC- 30/04: VNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương lai,bbc.com
[3]Sáng 12.9.2018, Chủ tọa buổi họp Thường vụ QH để lấy ý kiến về dự luật Giáo dục sửa đổi, Chủ tịch QH Kimm Ngân thú thật: “Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành giờ khổ sở quá vậy. Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được, lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết”