Tiếp theo bài đã đăng “Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với Việt Nam” nay tôi thêm bài này trong khung cảnh sát Lễ Phong Thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Chắc có nhiều điểm trùng hớp với các bài viết khác nhưng bạn đọc sẽ thấy có những chi tiết mà chưa ai để cập.
Trong Giáo Hội Công Giáo, để phong thánh cho ai, phải chứng minh được 2 điều: một là nhân đức anh hùng, hai là có được phép lạ. Xem ra giản dị, nhưng vì việc tuyên phong đó, đối với người Công Giáo, như một tiến trình không thể sai sót lỗi lầm nên phải rất cẩn thận chú đáo. Vì vậy việc này rất lớn và quyết định cuối cùng, sau khi tra cứu kỹ càng với nhiều nhân chứng trực tiếp, với kết luận của 2 ủy ban chuyên viên về y học và thần học, Đức Giáo Hoàng đương đại với thẩm quyền tối cao mới khẳng định “Vị Thánh” cho mọi người tôn kính.
Việc tôn kính không có nghĩa chỉ là kính trọng, cầu kinh,”khấn vái”, nhưng đặc biệt là noi gương và nêu gương đó cho mọi người noi và bắt chước.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là gương mẫu sáng lạn về Đức Tin, Đức Ái, Đức Cậy.
Ngài rất đạo đức. Đức Ông Thụ, thư ký riêng của ngài đã kể: cứ sau mỗi giờ làm việc, ngài rời bàn giấy, sang nhà nguyện riêng bên cạnh và quỳ cầu nguyện sốt sắng trước Mình Thánh Chúa; cũng từ bàn giấy nhìn ra cửa sổ thì thấy tại bục cạnh đó, tượng Đức Mẹ lớn hơn một mét, lúc nào cũng có hoa hồng đỏ tươi (là quà tặng của các Hội Dòng chia phiên dâng kính); một buổi tối nọ, đã muộn, nhưng có việc khẩn cấp cần chính Đức Giáo Hoàng tự ý quyết đình, thư ký riêng tìm ngài khắp nới không thấy, cuối cùng khám phá ra ngài đang nằm phủ phục cầu nguyện dưới áo choàng đen trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trên sân thượng, trong khí đông lạnh buốt…
Về Đức Ái, xin trưng vài sự kiện nhỏ: ngài rất thương Việt
Và thêm một chuyện vui nhỏ nữa làm quà cho đọc giả. Tương tự Thánh Phanxico Assisi đối với chim câu và chó sói, Đức Gioan Phaolô II cũng có chuyện liên quan tới hai loài vật là gà tây và chiên cừu. Một lần rất nhọc mệt sau lễ Giáng Sinh, ngài ra nghỉ tại Castelgandolfo; từ đó, mặc áo thâm chùng như linh mục thường, bảo cha thư ký lẻn lái xe lên núi Mentorella cách Roma 60 km, nơi có ngôi đền cổ, tôn kính Đức Mẹ Hồng Ân, do các cha Ba Lan Dòng Chúa Phục Sinh coi sóc, mà hồi còn là linh mục sinh viên cũng như khi làm giám mục có việc về Roma ngài vẫn thường tới viếng. Vì không báo trước gì cả mà đã hai ngày sau đại lễ, nên chẳng còn gì đáng ăn, cha quản lý nhớ là trong vườn sườn núi của tu viện, còn con gà tây để dành. Thế là cả nhóm các cha Dòng ra áo le bắt con vật quý hiếm. Rồi cả tu viện huyên náo vặt lông, giết thịt và tăng củi than để “tế vật” chóng lên bàn tiệc thượng khách. Đức Thánh Cha sau giờ phút thở than với Đức Mẹ, khi vào lại tu viện chào về thì bị ép buộc ngồi vào bàn ăn và cùng vui vầy với đồng bào thưởng thức lại buổi tiệc Giáng Sinh với những thánh ca truyền thống dân tộc.
Cha quản lý kể chuyện này cho người viết với sự vui mừng và lòng thần phục biết ơn…
Đó là đối với người Ba Lan còn đối với Việt Nam thì Đức Thánh Cha sai Đức Ông Thụ đem tới tặng con chiên nhỏ hiền hòa, quà lễ Phục Sinh của một nhóm hành hương dâng lên trong phần “Dâng Của Lễ”. Ai thấy con vật xinh xinh cũng mừng, thích ngắm nhìn nó gặm cỏ trong vườn Foyer Phát Diệm. Nhưng tội một nỗi, nó kêu “be be” suốt đêm làm ai nấy không ngủ được yên giấc; nên quyết định của “toàn dân” là phải ngả thịt sớm.
Công việc này giao phó cho ông già làm vườn, người chỉ vì vâng lời thôi, tay run run mắt rướm lễ phải cắt tiết, làm lông và mổ bụng con vật. Cả nhà hôm đó được bữa “tái chiên” khó quên, khác hẳn, nhưng đối với ta là tốt hơn, ý nghĩ “chiên nướng rô ti” của Người Cho. Đó là những cái nhỏ, nhưng cũng có những thứ giá trị hơn.
Các linh mục Việt
Những món quà nhỏ bé đó tượng trương cho những món quà vĩ đại: ngày ngày từ sớm tới khuya chuyên cần chăm sóc Đoàn Chiên Chúa trong sứ vụ điều hành Giáo Hội với việc cầu nguyện, các buổi lễ lớn nhỏ, các bài viết, ngôn từ, gắp gỡ, hội họp và hành động; vô số các cuộc du hành mục vụ nhọc mệt gần xa trên toàn thế giới, nỗ lực kiến tạo hòa bình và thực thi bác ái cho các nước Nam Mỹ, Trung Đông và Phi Châu; tích cực góp phần chính yếu cho việc giải phóng nhiều dân tộc Đông Âu khỏi ách độc tài và sự nghèo đói, bắt đầu từ Quê Hương Ba Lan, dẫn qua việc làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh (tháng 11/1989) nhưng đặc biệt là tha thứ cho Alì Agca kẻ mưu sát bắn trọng thương ngài (ngày 13/05/1981) và làm ngài chịu hậu quả nặng nề cho tới chết.
Còn về Đức Cậy, tức niềm hy vọng, thì nơi ngài quả là bao la và thấm nhập mọi ngày mọi giờ phút trong triều đại 27 năm Giáo Hoàng (1978-2005) của ngài.
Lời công bố của ngài với toàn thế giới từ ngày đăng quang: “ĐỪNG SỢ ! HÃY MỞ TUNG CỬA ĐÓN CHÚA KITÔ !” ngài đã sống trọn vện. Hai sự kiện sau đây làm chứng: sau khi bị ngã trong phòng tắm phải băng bó tay phải, không giơ cao được, trong buổi đọc kính truyền tin trưa Chúa Nhật với đại đoàn dân chúng dưới Quảng Trường Thánh Phêrô, ngài dõng dạc lên tiếng: “Anh chị em hôm nay có Giáo Hoàng “deficiente” (khuyết tật)” và giơ TAY TRÁI lên làm dấu thánh giá. Sự kiện thứ hai là ngài khẩn khoản mời ĐHY Thuận của chúng ta giảng cấm phòng cho Giáo Triều mùa chay Năm Thánh 2000. Trong khi giảng, ĐGH ngồi một mình bên trong nhìn ngang thẳng mặt ĐHY và cứ hay tủm tỉm gật gù đắc ý. Sau tuần phòng, chính ĐGH đã giục ĐHY Thuận cho in ra sách các bài giảng của ngài để nhiều người được hưởng nhờ. Thế là cuốn sách “best seller” liền ra đời và mang tên “Chứng Nhân Hy Vọng”.
Các giám mục Việt
Tiếng nói của ngài đã, nếu không trực tiếp thì gián tiếp, tới nơi đối tượng.
Do vậy Gioan Phaolô II được ví như kẻ trồng cây: vững mạnh và vui mừng trong hy vọng.
Ngài nằm xuống ngày 02/04/2005. Trong đại lễ an táng có giăng một biểu ngữ lớn do dân tự phát bằng tiếng Ý “SANTO SUBITO !” (Thánh Ngay). Cả triệu dân đắc ý với câu viết đó, nhưng Giáo Hội đòi phải có phép lạ đã. Ngay khi còn sống và nhất là sau khi băng hà, người ta nói tới nhiều ơn lạ, nhiều giúp đỡ huyền bí do sự bầu cử của ngài, nhưng Giáo Hội vẫn dè dặt mọi chuyện.
Cuối cùng phép lạ đòi hỏi đã có: Một nữ tu người Pháp được chứng minh rõ ràng là do xin ngài bầu cử với Thiên Chúa mà được lành bệnh Parkinson trong giai đoạn chót khi các bác sĩ chữa trị phải chịu bó tay: các vị đó cũng như Ủy Ban Y Học đã khẳng định sự khỏi bệnh một cách lạ lùng. Vậy nên tiếp sau kết luận lạc quan của Ủy Ban Thần Học nữa, Đức Thánh Cha Phanxico đương đại sẽ phong thánh cho ngài ngày 27/04/2014. Ngày đó sẽ là ngày vĩ đại tại Roma như nói trên.
Là người VN, xa xôi khó đến, nhưng chúng ta hãy biết rằng ĐGH Gioan Phaolô II rất thương VN (xin đọc bài tôi đã viêt trong www.vietcatholic.net), vậy chỉ cần sốt sắng cầu khấn ngài thì chắc chắn chúng ta sẽ được giúp đỡ tự Trời, như ngày 22/06/1980 ngài đã thân thương đến nhà Foyer Phát Diệm, Roma tìm thăm chúng ta (Để xem nhiều hình ảnh, hãy mở: www. foyerphatdiem.com).
Lm Gioan Trần Mạnh Duyệt