Những giá trị theo họ chính là mấu chốt trong một xã hội càng ngày càng được toàn cầu hóa, và họ thường hay được gắn liền với hình ảnh những nhóm người bất bạo động, chống chính phủ. Một dấu ấn xấu về việc sử dụng thuốc kích thích được đóng vào họ và nó vẫn còn thường được thấy ngày nay, đặc biệt là việc sử dụng, lạm dụng cần sa và các chất gây ảo giác. Nhiều phong trào nhạc rock, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà văn từ những năm 60 cho đến ngày nay có thể nói là đã gắn liền với phong trào này. Klaus Kenneth là một trong số những người này, một Hippy thực sự và trong hành trình dài tìm kiếm tình yêu và sự nổi tiếng ông đã tìm được tình yêu đích thực cho đời mình.
Klaus Kenneth trải qua tuổi thơ không có tình yêu. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1945 tại Cộng hòa Séc hiện nay, trong thời gian chiếm đóng của Đức Quốc xã. Cha ông là một nhạc trưởng, mẹ ông là một ca sĩ opera và ông có hai anh trai. Ông nhớ lại: “Cuộc sống của tôi bắt đầu với sự hủy diệt và hận thù. Cha tôi bỏ gia đình khi tôi còn rất trẻ. Mẹ tôi, người mất tất cả mọi thứ vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai, hơn thế nữa còn bị cha tôi thường xuyên đánh và thậm chí đôi khi đến đổ máu. Trong đau khổ, bà bỏ tôi khi vừa tròn tuổi 14 trong một tổ chức Công giáo Đức. Tại đây, tôi lại bị một linh mục lạm dụng”.
Lớn lên với những vết thương trong tâm hồn, ông lao vào tìm kiếm những thú vui mà theo ông có thể làm cho ông thỏa mãn.Tài năng âm nhạc cho phép ông trở thành một tay chơi nhạc, tay trống trong một ban nhạc rock. Với âm nhạc, ông có thể hét lên và trút sự hận thù vào trong đó. Hận thù đối với thế giới, Giáo Hội, pháp luật và chính mình. Klaus, người đã liên tục bị từ chối và bị loại trừ, cuối cùng cũng tận hưởng thành công. Trong tìm kiếm tình yêu và sự nổi tiếng, ông đã có rất nhiều những trải nghiệm về tình dục, ma túy và rock. Nhưng tất cả những cuộc phiêu lưu này không lấp đầy được sự cô đơn mà ông luôn cảm nhận, chính vì thế có những lần ông đã có ý định tự sát.
Từ tháng 5 năm 1968, Klaus tham gia cuộc nổi dậy của sinh viên tại đại học Tübingen, và sau đó là ở Hamburg. Ông nói: “Chúng tôi đã đốt lốp xe và ngăn cản giáo viên bước vào lớp học”. Với khẩu hiệu “phá hủy mọi thứ mà nó đang phá hủy bạn”, chúng tôi muốn phản đối luật pháp được làm ra là chỉ để trừng phạt”. Hôm nay, cựu Hippy có những nhận xét rất quan trọng về phong trào flower-power vào thời đó. “Bằng cách truất ngôi Thiên Chúa, họ đã gây ra nhiều cái chết hơn so với chiến tranh thế giới. Họ không giết thể xác, nhưng linh hồn!”.
Để tìm kiếm chân lý, Klaus quan tâm đến tôn giáo, điều này nối tiếp điềukhác, cũng như sự huyền bí, ma túy. Ban đầu là Kitô giáo, đã gây ra quá nhiều đau đớn cho ông, trong hơn 20 năm ông đi khắp thế giới. Ông nói: “Hồi giáo đã không thuyết phục tôi: không ai nói về tình yêu trong kinh Koran. Và không có Cha”. Ông tiếp tục nhiệm vụ của mình ở Ấn Độ, nơi ông học trong năm năm Bhagavad-Gita. Ông nói rằng trong Ấn Độ giáo, mong muốn “tiêu diệt tội nhân” là một vấn đề đối với ông. Và luân hồi không có ý nghĩa với ông, vì theo ông nếu luân hồi giống như một cơ hội thứ hai, ai sẽ thích tái sinh như Stalin hay Hitler?
Ông tiếp tục qua Tây Tạng và Thái Lan để khám phá Phật giáo trong ba năm. Ông nhớ lại: “Khi tôi đến Niết-bàn, nó xuất hiện với tôi như một khoảng trống, nơi có ma quỷ. Như tôi chưa có Đấng Kitô, tôi hoảng hốt và phải ra đi”. Và rồi trong lần gặp đầu tiên với Mẹ Têrêsa Calcutta, nữ tu đã khiến ông hiểu rằng sự thật mà ông đang tìm kiếm không phải là một đối tượng, mà là một con người. Đến năm 1981, ông không còn nghi ngờ sự tồn tại của Thiên Chúa.
Klaus Kenneth còn phải trải qua thêm một vài năm nữa để dẫn đến “Một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu”. Sau cuộc gặp Têrêsa Calcutta , sau đó ông có các cuộc gặp thường xuyên với người bạn thời thơ ấu Ursula, và cha Sophrony, có trụ sở tại Anh, người đưa ông đến việc rửa tội vào năm 1986 tại Chambésy. Chính trong sự trở lại này, Klaus phát hiện ra sự khiêm nhường, một phương thuốc cần thiết sau nhiều năm cố gắng làm hài lòng và tỏa sáng trước những người khác.
Ông ngạc nhiên nói: “Tôi đã đi du lịch hàng triệu kilômét để tìm tình yêu, trong khi khó khăn nhất là khoảng cách giữa đầu và trái tim. Khi tôi nhận ra điều này, một “Tình yêu nhập thể”, tôi đã đi tìm cha, mẹ tôi và linh mục đã làm tổn thương tôi, và tôi tha thứ cho họ”. Kể từ đó, ông không còn sợ hãi nữa. Ông nói: “Công việc của tôi hôm nay là để nói: Hãy đi đến nhà thờ! không phán xét các linh mục, nhưng để gặp Thiên Chúa. Bởi vì Ngài thực sự ở đó!”. Klaus Kenneth nghỉ hưu năm 2005 sau khi giảng dạy khoảng hai mươi năm với tư cách là một giáo viên ngôn ngữ ở Fribourg và Gruyère. Ông hiện đang sống ở vùng Fribourg với vợ Nikica. Ông thường xuyên đi khắp châu Âu để thuyết trình về trải nghiệm cuộc sống phi thường của ông.(Cath. ch 30/5/2018)
Ngọc Yến
(RadioVaticana 02.07.2018)