Sau khi bệnh viện tuyến huyện chụp X- quang, thấy cánh tay xương gẫy lại bể nữa nên đề nghị chuyển lên bệnh viện truyến trên phẫu thuật…
Các ông Ban hành giáo đề nghị ‘xin’ chuyển thẳng lên Bệnh viện Chấn thương Chẩn hình, ăn chắc.
Bác tài Taxi là một cô gái… Chạy tốt, biết giảm xóc…
Gần đến bệnh viện, Cô tài hướng dẫn :
– Cho mấy anh xe ôm 50.000đ, mấy anh lấy xe băng ca, giúp bệnh nhân đỡ xuống cho nhanh.
Vào phòng cấp cứu, sau khi làm thủ tục, chẩn đoán, y tá liền đẩy xe xuống chụp lại phim (lần này chụp kỹ, phát hiện tay tớ gẫy hai… khúc xương bể…), lại trở về phòng cấp cứu để bác sĩ xem, rồi đẩy vào phòng bó bột, định vị.
Do phòng dịch vụ không còn, tớ được đưa lên lầu ba khu chi trên để nhập phòng…
(Có lẽ do áp lực, cô y tá đang ‘phục vụ’ tớ không vui, lại có chút khó chịu. Sau khi bó bột, đẩy lên phòng bệnh, tớ tìm cớ… ngây thơ, tạo niềm vui :
– Chị ơi cho tôi hỏi tí được không ?
– Có gì không chú ?
– Bụng tớ… hở rốn thế này, có khi nào bị …trúng gió không ?
Cô ý tá tưởng tớ…ngố thật, giải thích :
– Chú yên tâm đi, không sao đâu !
Có lẽ mặt cô ta bớt căng (tớ đoán thế, vì thế nằm ngửa tớ khó quan sát), nhưng có điều chắc chắn, cô y tá quan tâm hơn đến bệnh nhân, bằng chứng sau lời trấn an, cô kéo áo mê ô che lại phần…hở rốn !)
Đến phòng bệnh nhân…
Nói ‘chuồng bệnh nhân’ có lẽ không quá !
Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, không đủ giường cho bệnh nhân nằm, chật chội..
‘Chuồng bệnh’ tớ ở bề ngang khá nhỏ, chỉ kê được hai dẫy giường dọc sát hai bên tường (3-4 giường/dẫy); khoảng trống ở giữa làm đường đi cũng được tận dụng kê thêm hàng ghế bố cho bệnh nhân nằm. Người nhà trông bệnh nhân, đồ đạc các loại đều nằm chung dưới…. gầm giường (Ối… chẳng may bệnh nhân nào có tật… đái dầm, hay không kiểm soát được hệ tiêu hóa thì nằm dưới… lãnh đủ !).
Kể ra tớ còn may có chỗ ở … trong chuồng, tức còn khoảng trống cuối cùng để kê…ghế bố… Khối các Bạn bệnh nhận phải nằm ghế bố ngoài hiên nhà (Kể ra chỗ tớ ‘an ngự’ cũng… oách! Ai ngang chỗ tớ- ngay cả y tá, bác sĩ cũng phải khép nép, né tránh để đi !).
Tạ ơn Chúa và nhờ ơn Chúa tớ thấy cú hất nhẹ ‘gẫy tay’ như món quà Hồng ân nên việc đau cũng không đến…nỗi nào, không làm tớ… méo mặt. Trái lại tớ lại hay hỏi thăm, trò chuyện tếu táo người này, người kia… làm không khí ‘chuồng bệnh’ bớt căng thẳng, giảm ủ rột (tớ nghĩ tình trạng ‘chuồng bệnh’ chật chội, thiếu tiện nghi cũng… có công gia tăng ‘nỗi buồn nhân thế’ !).
Một bà mẹ người miền Nam, tỉnh Bến Tre (qua chuyện trò biết là Cô giáo mầm non, năm sau hưu) trông con trai bên cạnh, mặt sầu não cố hữu… Sau vài câu hỏi thăm, pha chút hài hước chẳng mấy trở nên thân thiết, như chị em (thích nhất được thấy Cô mỉm cười!).
Chị hỏi: – Chú nằm đây, sao chẳng thấy vợ con chú đến chăm nhỉ ?
– Dạ, em không có vợ…
– Không có vợ … như vậy thì chú khổ nhỉ !… Mà chú trông cũng đẹp trai, phong độ xem ra cũng có học, thể sao không lấy vợ, uổng thế… ?!
Tớ chưa trả lời thì bả chị lại thắn mắc :
– Chú không có vợ con, sao thấy ông kia tóc bạc, già hơn chú sao lại gọi chú là ‘cha xưng con’[1]
– Dạ, em là Linh mục, ông cha Nhà thờ…
– Thế làm ông cha không lấy vợ à…
– Dạ không !
– Không có vợ, thế thì chú khổ quá !…
Chị đồng Dạo, thuộc Giáo xứ Cái Mơn, đang chăm chồng, nghe chuyện giải thích :
– Bên Đạo em làm ông cha không có lấy vợ. Mà cũng không dễ làm ông cha đâu. Các cha phải học nhiều lắm, đạt nhiều bằng cấp…
Đức ông chồng Cái Mơn vừa xoa bàn tay gẫy vửa tiếp lời vợ :- Đúng đấy, không phải dễ làm cha đâu..
– Có trăm có ngàn bằng đối với bác cũng vứt đi, bác chỉ cần lấy một bằng là có tất cả… Tớ nhìn đức ông chồng Cái Mơn.
– Bằng gì vậy, chú… !, chị hỏi.
– Bằng lòng vợ đấy!… Nhất vợ nhì trời mà, phải không chị ?
Bà chị – cô giáo lương dân đồng ý bằng nụ cười tươi.
(Song tớ sớm … chia tay …chuồng bệnh. Áp chiều hôm sau nhập phòng, cô ý tá đến đọc bệnh nhân tên tớ, báo chuyển phòng khác- sang phòng dịch vụ, vì mới có người xuất viện. Tớ được ưu tiên này, nhờ người có ‘uy tín’- có thâm niên làm ở đây cho đến tuổi hưu- gởi gắm, nói khi nào phòng dịch vụ trống phải dành cho ‘cha’ ngay (biết được điều này, do chính người uy tín alo báo cho tớ để yên tâm))
…
Những ngày nằm bệnh, tớ mới thấy sống động đời ‘tận hiến’ cho Chúa thật dễ thương, thêm giá trị vì cần ‘tự lực’, hy sinh nhiều hơn…
Nghĩa là nhờ Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, tớ có thêm những cơ hội ‘hy sinh’ nhỏ nhỏ như những ‘lễ vật’ đơn hèn… đền tội, giúp đỡ bất xứng hơn trước bao la Hồng ân Chúa.
Sống mà không có hy sinh, phí lắm !
Theo Chúa mà không ‘bỏ mình vác thập giá mình mà theo Chúa’ thì đời nhạt nhẽo (!), đơn điệu lắm (!), bất hạnh lắm (!)… ‘Không phải Môn đệ của Chúa Giêsu, chỉ là môn đệ trần gian’ (hình như trong Huấn từ đầu tiên trên cương vị Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico đại ý nói thế)
Lm.Đaminh Hương Quất
[1] Ông Trưởng Ban hành giáo, trông bệnh…