Thay vào đó, hãy giải thích cho trẻ biết tại sao là không đúng nếu trẻ nói những lời hung dữ với anh chị em của chúng, bởi vì những lời ấy làm buồn lòng hoặc thiếu kính trọng. Bạn có thể nói xa hơn về tương lai bằng cách nói cho trẻ biết rằng trẻ đang định hình tính cách của mình, và mỗi một lời thốt ra từ miệng của trẻ sẽ góp phần tạo nên con người trẻ sẽ trở thành.
Cũng có ích khi dạy trẻ rằng kỷ luật, dạy dỗ và hướng dẫn không phải chỉ xảy ra đối với trẻ con, nhưng đó là những điều mọi người trên thế gian đều nhận dưới hình thức này hay hình thức khác. Điều này có thể giúp con trẻ nhìn việc kỷ luật cách khách quan hơn.
Những người lính trong quân đội cũng chịu sự kỷ luật, những vận động viên Olympic cũng nhận sự huấn luyện và kỷ luật, và bất cứ ai muốn trở thành một người tài giỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống đều phải chấp nhận sự hướng dẫn của những vị thầy, những huấn luyện viên, những trợ giáo hoặc cấp trên. Kỷ luật và dạy dỗ là phương cách giúp mỗi người chúng ta phát huy tiềm năng trọn vẹn.
Mục tiêu của việc đặt ra kỷ luật chính là giúp cho con cái của bạn đi đúng đường, và việc thực hiện nó một cách công minh có thể giúp ích cho những bậc cha mẹ và thầy cô giáo khi trẻ con cảm thấy lờn hoặc bức xúc trước việc sửa dạy hoặc kỷ luật mà chúng lãnh nhận. Bạn có thể giải thích những khái niệm giúp con trẻ hiểu tại sao việc kỷ luật lại là một phần cần thiết trong cuộc sống, điều này có thể thực hiện dựa vào việc so sánh với những thực tế đời thường.
Phi công và những người điều khiển đường hàng không: lấy ví dụ về những chiếc máy bay và những phi công điều khiển cất cánh và hạ cánh. Để có thể làm việc ấy cách an toàn, những phi công cần đến sự trợ giúp của những người điều khiển đường hàng không nơi tháp điều khiển để hướng dẫn họ. Người điều khiển đường hàng không có thể cần phải chỉ cho phi công điều chỉnh đường bay để máy bay có thể cất cánh hoặc hạ cánh an toàn. Sự hướng dẫn và chỉ dẫn này là hết sức quan trọng không chỉ để bảo đảm chính chiếc máy bay được an toàn mà còn để tránh những vấn đề xảy ra với những chiếc máy bay khác. Tương tự như thế, một đứa trẻ cần sự hướng dẫn và chỉ dẫn của cha mẹ và những người chăm sóc để bảo đảm rằng trẻ đang đi đúng đường và được an toàn.
Cắt tỉa và làm việc: đây là một minh hoạ hay đối với những trẻ thích việc làm vườn. Khu vườn trông đẹp hơn khi cây cối được chăm sóc cẩn thận, xanh tươi và phát triển tốt. Nếu người thợ làm vườn bỏ bê khu vườn, thì không những cây trông vườn trông không đẹp với những lá và cành chết héo và rũ rượi, nhưng chúng còn không được phát triển tốt. Một người thợ làm vườn giỏi không chỉ dọn sạch cỏ dại và bón phân cho đất, nhưng anh ta còn giúp cây mọc thẳng hoặc theo hướng tốt; anh ta cũng tỉa và cắt đi những cành hoặc lá sâu hoặc đang mọc sai hướng, nhớ thế, cây luôn ở trong tình trạng khoẻ mạnh và phát triển tốt. Cũng giống như một khu vườn và cây cối, chúng ta cũng cần được chăm sóc, cắt tỉa và hướng dẫn đúng cách để bảo đảm rằng chúng ta khoẻ mạnh và phát triển tốt đẹp như Chúa Giêsu mong muốn. Việc giải thích này có thể diễn giải thêm cho trẻ bằng Tin Mừng Gioan chương 15.
Những cuộc trò chuyện ôn hoà: giải thích việc sửa dạy và sự cần thiết của việc sửa dạy qua những cuộc trò chuyện ôn hoà. Những “cuộc trò chuyện ôn hoà” có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Khi những cuộc trò chuyện và những giải thích được thực hiện trước, việc sửa phạt có thể trở thành một điều dĩ nhiên. Mặc dù trẻ cần sự hướng dẫn thường xuyên về những cách cư xử với người khác cũng như lời nói của trẻ, tốt hơn nên đề cập vấn đề trong “những cuộc trò chuyện ôn hoà”, như thế trẻ sẽ hiểu sự việc một cách bình thường thay vì khi đang đối mặt với vấn đề. Bằng cách tiếp cận sự việc trong những lúc thông thường, trẻ sẽ hiểu được khái niệm và lý do mà không cần bạn phải nhắc lại khi bạn sửa dạy hành động không chính đáng của trẻ.