CN Lễ Thăng Thiên – Lc 24,46-53)
“ … Người giơ tay chúc lành cho các ông” (Lc 24,50)
Giơ tay, một cử chỉ có thể là dấu tôn thờ hay tuyên thệ. Việc mô tả Thiên Chúa giơ tay lên là dấu chỉ quyền năng tạo dựng.
Thiên Chúa giơ tay:
– Thiên Chúa giơ tay để chỉ quyền năng Ngài: “Tay hữu Chúa đã ra oai thần lực. Tay hữu Chúa giơ cao, tay hữu Chúa đã ra oai thần lực” (Tv 118,16; x. Xh 24,11; Tv 89, 13; Is 1,12.17-21; 26,1).
– Thiên Chúa giơ tay để chỉ phán quyết của Ngài: “Ðức Chúa đã nổi cơn thịnh nộ với dân Ngài, Ngài đã giơ tay phạt chúng” (Is 5,25; 1Sm 6,35; Is 19,16; Nk 5,9; Dcr 2,9).
Giơ tay thề:
– Thiên Chúa giữ lời thề: “… Ta đã giơ tay lên thề với chúng rằng: “Chính Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Ed 20,5; x. Xh 6,8; Ðnl 32,40-41; Nkm 9,15; Ed 20,15; 36,7; 47,14).
– Lời thề bởi dân và các thần sứ: “Ông Abram nói với vua Xơđôm: Tôi xin giơ tay lên Ðức Chúa, Thiên Chúa tối cao, Ðấng dựng nên trời đất mà thề …” (St 14,22-23; x. Ðn 12,7; Xh 10,5-6).
Giơ tay tôn thờ:
– Giơ tay cầu nguyện: “Khi con hướng về nơi cực thánh giơ đôi tay cầu cứu van nài, xin Ngài nghe tiếng con khẩn nguyện” (Tv 28,2; x. Xh 17,11-13; Tv 141,2; Ac 2,19 3,41; 1Tm 2,8).
– Giơ tay ca tụng: “Suốt cả đời con nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài” (Tv 63,5; x. Nkm 8,6; Tv 119,48; 134,2).
Giơ tay chúc lành: Ông Aharon giơ tay trên dân và chúc phúc cho họ” (Lv 9,22). Chúa Giêsu giơ tay chúc lành cho các tông đồ” (Lc 24,50).
Giơ tay đe dọa: Không dám ra tay hại vua Saun, ông Ðavít cầu nguyện: Xin Ðức Chúa đừng để tôi làm điều này …. là ra tay hại vua”. (1Sm 24,7; x. 1Sm 18,17; 22,17; 24,10; 2Sm 18,12.28; 20,21; G 31,21).
Giơ tay là dấu hiệu nỗ lực tối thiểu, như vua Pharao truyền phải tuân phục ông Giuse (St 41,44); “bó tay” (Ðnl 25,32); không được “tra tay phá hủy nhà Thiên Chúa ở Giêrusalem” (Er 6,12); đoàn dũng sĩ cánh tay rã rời” (Tv 75,6).
Giơ tay là dấu đỡ nâng: “Và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho khỏi vấp chân vào đá” (Tv 91,12; x. Mt 4,6 // Lc 4,11).
LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY – GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG