Đó là nội dung bảng bia nhỏ xinh xắn mà Foyer Phát Diệm tại Roma đặt tại chính nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, ngày 22/6/1980, biểu lộ cử chỉ nói lên lòng ưu ái đặc biệt với Giáo Hội, dân tộc và đất nước Việt Nam.
Đúng vào dịp các giám mục Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn tới Roma làm bổn phận viếng mộ các Thánh Tông Đồ theo luật lệ của Giáo Hội Công Giáo buộc các giám mục của mình cứ mỗi 5 năm. Bởi thế tất cả thế giới Công Giáo, đặc biệt Giáo Hội Viêt Nam theo dõi cac vị chủ chăn trong thời gian cư ngụ ở Roma này. Và như thói thường thời đó, các ngài cư ngụ tại Foyer Phát Diệm.
Mặt khác Foyer Phát Diệm từ khi thành lập 1949, với tên “Procura del Vietnam” (Sở Quản Lý Việt Nam), đã từng là nơi các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ gặp gỡ, các sinh viên trọ học và các giáo dân đến dự lễ. Rồi với sự tái thiết tân trang do Cha Phero Maria Vũ Kim Điện, năm 1969, nó đã không những trở thành tựa điểm cho những người Việt tại Roma, mà còn là một trong những trung tâm tiếp đón khách hành hương từ mọi phương trời, nhât là từ Việt Nam đến viếng Kinh Thành Muôn Thuổ.
Mà ĐGH Gioan Phaolo II ưu ái Giáo Hôi Việt Nam là điều ai cũng đã rõ: các bài diễn văn sâu sắc dành cho Việt Nam mỗi dịp thuận tiện, những tiếp đón niền nở dành cho các giám mục Việt Nam đến Roma, chuyện hằng lo cho Việt Nam có giám mục tại mỗi địa phận, có thêm linh mục cho các xư đạo va chủng viện để đào tạo giáo sĩ, các tu viện tu sinh để đời sống tu đức phát triển, có chương trình tiếng Việt tại Đài Phát Thanh Vatican, nồng nhiệt tôn vinh 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam lên hàng Hiển Thánh, ban mũ Hồng Y liên tiếp cho 4 Đức TGMVN là các Đức Tổng Căn, Tụng, Thuận và Mẫn, quý mến đặc biệt ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, đặt đứng đầu Bộ Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh và cách riêng gọi thêm một linh mục Việt Nam vào làm thư ký riêng để có thể gần gũi và dễ dàng liên lạc với Việt Nam.
Vậy gần Vatican đây có nhà Foyer Phát Diệm mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã biết quá rõ. Điều này thât dễ hiểu vì Hàng Giáo Phẩm Viet Nam hồi đó khi đến Roma gặp Đức Giáo Hoàng vẫn thường cư ngụ nhà này, đac biệt là ĐHY Trịnh Như Khuê, ĐHY Trịnh Văn Căn, ĐTGM Nguyễn Kim Diền, ĐTGM Nguyễn Văn Bình, và cách riêng có, như đã nói trên, ĐTGM Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận cùng với Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ là hai người nhiều năm cư trú. Do đó, trong con mắt ngài, Foyer Phát Diệm là tiêu biểu cho đất nước Việt Nam và khi có sự hiện diện của toàn thể giám mục thì quả là Giáo Hội Việt Nam thu gọn.
Thế là hoàn toàn tự phát và gần như đột xuất vì chỉ báo trước ít ngày, ngài lên xe trực chỉ Foyer Phát Diệm. Tới đây, đầu tiên ngài vào nguyện đường cầu nguyện rồi đi theo Cha Giám Đốc Vũ Kim Điện dẫn đường, ngài tới gặp gỡ thân mật mọi người đang chờ sẵn. ĐHY Căn diễn văn, Liên Tu Sĩ Roma hát mừng va Đức Thánh Cha tươi cười phúc đáp.
Cuộc thăm viếng chỉ kéo dài 2 tiếng đồng hồ, nhưng rất thịnh tình tươi tốt và mọi người lưu ý đặc biệt lời ngài rằng ngài đến đây lúc này là chủ ý thăm Việt Nam, thay cho chính đất nước Việt Nam mà ngài hằng ao ước muốn tới.
Ai nấy hiện diện đều vui mừng rướm lệ, cảm động tột độ trước cử chĩ cao đẹp của Vị Cha Chung, người không nguyên giơ tay lên long trọng với lời kinh sốt sắng mà còn để lại bút tích mà sau đó đã ghi vào bia đá trước cửa Foyer Phát Diệm: “CUM BENEDICTIONE JOANNES PAULUS II PP.” (Cha Chúc Phúc Lành Gioan Phaolo II, Giáo Hoàng)
Theo lời ngài có lần thổ lộ: để không quên sót, thì ngài tự viết vào miếng giấy tên “VIETNAM” mà đặt vào bàn quỳ trong nhà nguyện riêng; như thế hằng ngày hằng giờ quỳ cầu nguyện, ý chỉ dâng lên Chúa hằng được áp dụng cho đất nước thân yêu này.
Lm Gioan Trần Mạnh Duyệt