“Sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì găy gắt như sương thu lạnh buốt. Người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều. Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế”(1).
Khi được trao phó trách nhiệm tiếp tục công trình biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lê Hy đã viết bài “Tựa Đại Việt sử ký tục biên” (1697) và nói rõ quan điểm của nhóm biên soạn như sau: “Những điều ghi chép trong sử tỏ rõ phải trái, công bằng yêu ghét, vinh hơn hoa cổn, nghiêm hơn búa rìu, thực hơn cái cân, cái gương của muôn đời”. Trong tinh thần đó, nhóm đã đưa ra một đường hướng làm việc: “Khảo đính sử cũ, chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy. Về thứ tự, phàm lệ, niên biểu, hết thảy đều theo như thời trước đã trước thuật. Lại sưu tầm sự tích cũ, tham khảo các dã sử, loại biên từ Hoàng Tông Mục Hoàng Đế niên hiệu Cảnh Trị năm đầu (1663) đến Gia Tông Mỹ Hoàng Đế năm Đức Nguyên thứ 2 (1675) tất cả sự thực trong 13, cũng gọi là Bản ký tục biên”(2).
Thông thường sử là bộ môn nghiên cứu và phân tích những sự kiện lịch sử của nhân loại nói chung, hay của một quốc gia, dân tộc nói riêng. Trên lý thuyết, chỉ có một số sự kiện “được xem là thật”, nhưng luôn luôn có nhiều quan điểm, ý kiến và giả thuyết chung quanh sự kiện đó. Những giải thích dựa trên “văn bản gốc” và gần sự kiện hơn thường được xem là có giá trị nhất. Tuy nhiên trong thực tại cuộc sống, một sự kiện lịch sử hay một nhân vật lịch sử có thể nhìn và phê phán dưới nhiều lăng kính khác nhau. Mỗi thời đại cũng có thể khám phá những nét mới hay cách tiếp cận riêng về sự kiện lịch sử xa xưa. Người ta cũng có quyền yêu hay ghét, ca ngợi hay lên án một nhân vật lịch sử nào đó. Điều quan trọng là lương tâm nghề nghiệp luôn đòi hỏi người nghiên cứu không được bóp méo sự thật, trái lại phải cố gắng tôn trọng “sự thật khách quan” và công bằng bao nhiêu có thể với các sự kiện cũng như nhân vật lịch sử.
Gần hai thế kỷ trước, trong “Bài tựa sách Đại Việt Sử ký ngoại kỷ toàn thư” (1479), Ngô Sĩ Liên đã thẳng thắn trình bày nhiệm vụ của người biên soạn lịch sử: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau (…). Có việc nào quên sót thì bổ sung, lệ nào chưa thỏa đáng thì cải chính lại; văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi đi, thỉnh thoảng gặp những việc thiện ác có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau. Thần rất biết như thế là càn bậy, lạm phép, tội không trốn được, nhưng chức phận phải làm, không dám lấy tài đức nông cạn, bỉ lậu mà từ chối được”(3).
“Ôn cố tri tân” là vậy. Dạy sử không chỉ dạy cho người sau biết về những sự kiện lịch sử, về nền tảng văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, mà trước tiên còn để dạy làm người, để giáo dục công dân, để gắn bó với quê hương đất nước. Trách vụ này đòi hỏi người viết sử cần tôn trọng sự thật, không thiên lệch trong cách đánh giá các nhân vật cũng như các giai đoạn lịch sử.
Trong viễn tượng đó, quả thật đang có cái gì bất bình thường khi ở Việt
Thống kê điểm thi môn Sử trong kỳ thi tuyển sinh Đại học phản ảnh thực trạng đáng lo ngại, làm cho nhiều nhà giáo dục phải thất vọng. Kết quả cuộc thi môn Lịch sử (Khối C) Đại học và Cao đẳng năm 2007 là một dẫn chứng hiển nhiên: 90,79% thí sinh có số điểm từ 4,50 trở xuống và chỉ vỏn vẹn 0,09% thí sinh có điểm từ 8,50 trở lên(4). “Điểm bình quân môn Sử trong kỳ thi Đại học 2006 là 1,90, năm 2007 là 2,09, năm 2008 có khá hơn một chút, nhưng cũng chỉ vỏn vẹn 2,39. Trong số 107.000 bài thi khối C tại kỳ thi ĐH – CĐ 2007 được thống kê, chỉ có 9,23% bài thi có điểm trên 5, trong khi đó có tới 21,3% bài thi bị 0 điểm hoặc 0,5 điểm”(5).
Các phương tiện truyền thông xã hội và dư luận đã liệt kê nhiều nguyên nhân của hiện tượng bi thảm này: ngành giáo dục coi nhẹ môn sử, sách giáo khoa trình bày không hấp dẫn, thiếu thầy dạy chuyên môn, phương pháp giảng dạy lạc hậu, chú trọng học “chay” và học thuộc lòng, không biết liên kết nhân vật với dữ kiện, không đi thăm di tích hay bảo tàng viện, v.v… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa có lẽ nằm ở sự áp đặt của sách giáo khoa, chủ trương giáo điều bóp méo sự kiện lịch sử để thực hiện chính sách ngắn hạn, ở “lỗi nhận định” và cách đánh giá “lệch chuẩn” của công tác nghiên cứu, cũng như dạy sử ở nước ta suốt mấy thập niên vừa qua.
Một số người băn khoăn đặt câu hỏi: môn sử trong chương trình học hiện nay có thực sự là sử học hay không? Phải chăng nó quá nặng tính chất ý thức hệ, vì thế đánh giá “lệch chuẩn”, đánh giá một chiều và thiên lệch? Nếu sử học thiên lệch và thiếu chân thực, thì còn chăng dạy sử để dạy người, như người xưa hằng mơ ước?
Giáo sư Hà Văn Tấn đã sáng suốt nhận diện căn bệnh “thường thiên lệch, khi chúng ta đánh giá các nhân vật lịch sử. Con người là cả một hệ thống các mối liên hệ phức tạp, bị quy định bởi các điều kiện xã hội, tự nhiên và lịch sử. Thiếu một sự đánh giá xuất phát từ chủ nghĩa lịch sử dường như là căn bệnh chung của chúng ta. Một số người đã chê trách các nhân vật lịch sử vì họ không giống ta. Một số lại quá yêu các nhân vật đó, đến nỗi miêu tả tư duy và hành động của họ cứ y như là họ đã được học tập chủ nghĩa Mác-Lênin”(6).
Bộ “Lịch sử Việt Nam”, được coi là bộ sử chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Ủy ban Khoa học Xã hội biên soạn đã viết về việc đạo Công giáo truyền vào Việt Nam như sau: “Từ thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa theo các giáo sĩ và thuyền buôn phương Tây, bắt đầu truyền bá vào nước ta. Những giáo sĩ Bồ-Đào-Nha đặt cơ sở truyền đạo đầu tiên, nhưng lúc đó sự truyền bá tôn giáo rất ít kết quả. Sang thế kỷ XVII, cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, các giáo sĩ phương Tây càng hoạt động ráo riết. Năm 1668, Hội Truyền giáo nước ngoài của Pháp chính thức thành lập. Từ đó các giáo sĩ người Pháp dần dần hầu như nắm độc quyền truyền đạo ở nước ta.
Hội Truyền giáo nước ngoài cũng như công ty Đông Ấn là những công cụ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Giáo sĩ A-lếch-xăng đơ Rốt (Alexandre de Rhodes) sau gần 30 năm hoạt động ở nước ta, đã tuyên bố rằng: “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”(7). Chính do sự thâm nhập và hoạt động gián điệp của bọn đội lốt tôn giáo và do tôn giáo mới trái với một số phong tục tập quán cổ truyền của dân tôc, xúc phạm đến đạo lý của Nho giáo, nên trong thế kỷ XVII, chính quyền Trịnh, Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xất giáo sĩ. Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động để chuẩn bị cơ sở cho những hành động can thiệp và xâm lược sau này”(8).
Trong bản án găy gắt kết tội Công giáo nói chung và các giáo sĩ nói riêng, Lịch sử Việt Nam đã dẫn lời tuyên bố quan trọng của Alexandre de Rhodes về việc “cần phải chiếm lấy và chiếm được vị trí” chiến lược là Việt Nam và còn ghi rõ xuất xứ của lời tuyên bố trên. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã “tìm nơi hai trang 109-110 và toàn bộ tư liệu “Những cuộc hành trình và truyền đạo”, không hề thấy câu nói sặc mùi đế quốc thực dân ấy, ngoại trừ những lời lẽ và thái độ quý mến dân tộc và trọng kính chính quyền cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài của xứ ta đương thời”(9).
Cho đến nay, quan điểm giáo điều, thiên lệch, thậm chí có chỗ xuyên tạc của bộ Lịch sử Việt
Vào năm 1992, nhóm nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, về đề tài “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay”, công khai nhìn nhận: “Chủ nghĩa Mác quan niệm rằng, nếu như chủ nghĩa xã hội được thực hiện thành công ở một nơi nào đó thì nguồn gốc của tôn giáo mất đi. Tiếc rằng điều ấy vẫn chưa đạt được dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu”. Hơn thế nữa, “nếu như mai đây loài người xóa bỏ được cái biển khổ của áp bức bóc lột, đói rét và bệnh tật thì vẫn còn cái biển khổ khác, vẫn đầy dẫy những sự bất trắc, vẫn cướp đi của con người những hy vọng tình yêu và hạnh phúc, vẫn tạo nên những bất hạnh của sinh ly và tử biệt. Đó là những vấn đề mãi mãi được đặt ra trước con người và luôn mở ra cái cửa của tôn giáo”(11).
Đối với giới Công giáo, các tác giả công nhận ảnh hưởng tích cực của niềm tin trong cuộc sống. Nói chung, “trong khi xã hội mới hiện thực mà chúng ta đang xây dựng còn nhiều hạn chế của các mối quan hệ kinh tế – xã hội thì Giáo Hội Thiên Chúa giáo (kể cả trên thế giới và ở Việt nam) lại cố gắng xây dựng (và thực tế đã xây dựng được) cho giáo dân của mình những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, làm cho giáo dân và toàn thể Giáo hội sống Phúc âm được trong lòng dân tộc, giáo dục cho giáo dân sống “tốt đạo đẹp đời”(12).
So với bộ “Lịch sử Việt
Bộ “Lịch sử Việt
Lê Văn Duyệt là một ông quan yêu nước, nhưng vì là cận thần của nhà Nguyễn nên cũng bị vạ lây. Phải chăng Tả quân là một nạn nhân điển hình của “lỗi nhận định” và cách đánh giá giáo điều? Hy vọng việc cử hành lễ an vị bức tượng đồng của đức Tả Quân tại Lăng Ông do Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam tổ chức đã khai mở một giai đoạn mới. Sự kiện này sẽ chấm dứt cuộc tranh cãi ồn ào về công hay tội của vị đại công thần nhà Nguyễn đối với vùng đất
Cũng như Lê Văn Duyệt, phải chăng một số giai đoạn lịch sử, một số nhân vật lịch sử và thành phần dân tộc đã bị đánh giá một cách “lệch chuẩn”? phải chăng khi “hoàn cảnh lịch sử căng thẳng” đang lui dần vào dĩ vãng, thiết tưởng đã đến lúc chúng ta cần đánh giá và nhận định lại một số sự kiện lịch sử?
——————————-
Chú thích
1. Đại Việt sử ký toàn thư, T.I, NXB Khoa học Xã hôi, Hà Nội, 1998, tr.96.
2. Như trên, tr. 94 – 95.
3. Như trên, tr. 99 – 100.
4. Sách áp đặt, thầy dạy nhàm, trò chán, Tuổi trẻ, ngày 28-3-2008.
5. Nguyễn Đức Nghĩa, Lật lại hố sơ môn lịch sử, Tuổi trẻ, ngày 2-12-2008, tr.8.
6. Lịch sử, sự thật & sử học, tạp chí Xưa và Nay & NXB Trẻ,1999.
7. Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions en Chine et autresnroyaumes de l’Orient (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông),
8. Ủy ban KH-XH Việt nam, Lịch sử Việt
9. Nguyễn Đình Đầu, “Dân ta phải biết sử ta”, Tuần san Công giáo & Dân tộc, số 1582, từ 3-11 đến 9-11-2006, tr.35.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử lớp 11, Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà nội, 2005.
11. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1997, tr. 198-1999 & 2000).
12. Ibidem, tr. 273-274.
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P.