Hỏi: Trong lễ truyền chức các Phó tế vĩnh viễn, khi diễn ra cuộc rước, một số phu nhân của Phó tế bày tỏ ý tưởng của phu nhân, bằng cách cầm lễ phục của chồng, và bước đi bên cạnh hoặc đằng sau người chồng của họ, người sẽ được truyền chức Phó tế. Điều này dường như cho thấy một cách sống động sự hỗ trợ của phu nhân cho chồng Phó tế của họ, và tượng trưng cho tầm quan trọng chủ yếu của bí tích hôn nhân trong cuộc đời của một Phó tế vĩnh viễn đã kết hôn. Phần dẫn nhập của Nghi thứcTruyền chức Phó tế không nêu ra bất kỳ cơ hội nào cho phu nhân tham gia trong nghi lễ. Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy phu nhân nên từ bỏ ý tưởng đã nêu ra ở trên chăng? – B. C., Houston, Texas, Mỹ.
Đáp: Các phu nhân là chắc chắn rất quan trọng, thực sự cần thiết, trong quá trình chuẩn bị các ứng viên đã lập gia đình để được truyền chức Phó tế vĩnh viễn. Theo Giáo Luật 1031,2, một ứng viên đã lập gia đình không thể được chấp thuận mà không có sự đồng ý của phu nhân.
Chẳng hạn chúng ta có thể xem các hướng dẫn cho việc đào tạo các Phó tế vĩnh viễn, do Hội đồng Giám mục Úc đưa ra vào năm 2005, và phản ánh sự thực hành chung:
“27. Nếu đã kết hôn, ứng viên phải có sự ủng hộ tích cực của phu nhân (và gia đình). Nếu chưa kết hôn, hoặc sẽ góa vợ trong tương lai, người ấy phải vui lòng cam kết sống độc thân cho đến mãn đời.
“35. Phu nhân của ứng viên sẽ được khuyến khích tham gia ít nhất một số khía cạnh của chương trình đào tạo này. Một số khóa học thêm nên được thực hiện cách đặc biệt cho phu nhân (và các thành viên gia đình) của ứng viên.
“36. Tại một thời điểm thích hợp trong chương trình đào tạo, và với sự đồng ý của phu nhân và những người đã giám sát chương trình đào tạo, ứng viên sẽ chính thức làm đơn gửi Giám mục để được chấp nhận như một ứng viên chính thức cho chức Phó tế. Cũng có dự kiến rằng, ở các giai đoạn nhất định trong chương trình đào tạo, ứng viên sẽ được Giám mục chính thức đưa vào các thừa tác Đọc sách và Giúp lễ. Một ứng cử viên sẽ tham dự khóa tĩnh tâm năm ngày trước khi được truyền chức Phó tế”.
Mặc dù có sự quan trọng của phu nhân như thế, thực sự không có vai trò qui định nào cho phu nhân Phó tế trong nghi lễ truyền chức cả.
Có lẽ có nhiều lý do thực hành cho việc này. Thí dụ, trong nhiều lần, các ứng viên cho chức Phó tế vĩnh viễn và Phó tế chuyển tiếp được truyền chức chung với nhau. Trong một số trường hợp, cũng có truyền chức Linh mục trong cùng môt buỗi lễ như vậy nữa. Do đó, sẽ là không thực tế khi làm nổi bật một số ứng viên trong các buổi lễ hỗn hợp như thế.
Tương tự như vậy, thứ tự của đoàn rước trong lễ truyền chức đã được qui định nhiều bởi các quy tắc phụng vụ, và người ta không được phép đưa thêm nhiều bổ sung. Các người tham gia đoàn rước thường là những người có chức năng phụng vụ chính xác trong buổi lễ, mặc dù có một số ngoại lệ đối với các quy tắc, do đặc quyền cổ xưa.
Tuy nhiên, có thể có một cách để giới thiệu vai trò của phu nhân mà không vi phạm các quy tắc phụng vụ.
Một mặt, thật là rõ ràng rằng người mặc áo cho Phó tế mới là một Phó tế hay một Linh mục. Như chữ đỏ của một sách nghi thức truyền chức mô tả như sau:
“Người nam, đã được truyền chức, mang lần đầu tiên dây Stola, mang phía vai trái và rủ chéo xuống, gắn chặt vào một bên. Lễ phục này, tượng trưng cho phận vụ Giáo Hội của mình, được đeo để phản ánh thừa tác vụ mà họ làm cho Thân Thể Đức Kitô, như là thầy dạy và sứ giả của Tin Mừng. Áo Phó tế (Dalmatic), một biểu tượng của Công lý, phản ánh thừa tác Bác ái, mà mọi Phó tế phải thi hành cho các người nghèo khổ nhất. Mỗi Phó tế được sự hỗ trợ của các thành phần Giáo sĩ, đích thân do mình chọn lựa”.
Việc mặc áo Phó tế cho tân Phó tế, do một Phó tế hay một Linh mục thực biện, và việc trao hôn bình an với Giám mục và tất cả các Phó tế hiện diện, là một dấu hiệu của sự chào mừng cho việc gia nhập hàng Phó tế, và do đó nó có chức năng phụng vụ rõ ràng.
Mặt khác, không có gì nói về cách thức dây Stola và áo Phó tế đến tay của Phó tế hoặc Linh mục, trước khi một trong hai vị này mang cho tân Phó tế cả.
Trong việc này, tập quán thay đổi khác nhau tùy theo phong tục địa phương, và các dịch vụ hậu cần thiết thực của buổi lễ. Trong một số trường hợp, ứng viên cầm sẵn lễ phục trên tay ngay từ đầu lễ. Thông thường hơn, lễ phục được chuẩn bị sẵn trên bàn, và các thừa tác viên phụ trách mang lễ phục cho tân chức sẽ nhận lễ phục từ vị Chưởng nghi hoặc thầy Giúp lễ, trước khi phần mang lễ phục bắt đầu tiến hành.
Tuy nhiên, có một tập tục lâu đời và phổ biến ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, mà trong đó cha mẹ cầm lễ phục của ứng viên đến sát cung thánh, và tại đây thừa tác viên phụ trách mang lễ phục cho tân chức sẽ nhận lễ phục ấy. Đây là một dấu hiệu cụ thể của việc họ hỗ trợ cho ơn gọi của con trai họ.
Tập tục này có thể được giới thiệu, một cách có thể quan niệm được, bởi các Giám mục trong những nơi khác, bởi vì nó không đi ngược lại luật phụng vụ, và có thể chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.
Cũng có thể tổ chức tốt trong các nghi thức hỗn hợp, mà trong đó cha mẹ cầm lễ phục cho phó tế chuyển tiếp, trong khi phu nhân có thể cầm lễ phục cho Phó tế đã lập gia đình. Tôi đoán rằng điều này đã xảy ra ở châu Mỹ Latinh, nhưng tôi không dám chắc.
Một nhược điểm nhỏ là nó có thể làm cho một buổi lễ đã dài lại dài lâu hơn một chút, nhưng một quyết định thực tiễn có thể được thực hiện dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
(Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org 30-6-2015)