Cv 15, 22-31
Tv 56
Ga 15,12-17
12 Khi đến giờ lìa bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
16Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.17Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
Suy niệm
Đức Giêsu dạy : “Đây là Điều Răn của Thầy : Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12 : Tin Mừng).
Luật Yêu mới này ta có thể viết thành hai công thức ngang và tròn :
A. CÔNG THỨC NGANG :
Công thức này đọc xuôi,đọc ngược đều có nghĩa :
* Đọc xuôi : Tôi yêu đồng loại như Thiên Chúa yêu tôi: Chúa đã tỏ cho tôi biết tình yêu của Ngài để tôi bắt chước Ngài mà yêu đồng loại.
* Đọc ngược : Tôi yêu Thiên Chúa như đồng loại yêu tôi : Có nghĩa là tôi nhìn thấy đồng loại phục vụ vì yêu như Chúa, mà tôi biết học yêu Chúa yêu đồng loại như Chúa đã yêu loài người.
*Ta thấy ba ngôi vị :Thiên Chúa, đồng loại, tôi, cùng một lúc vừa là chủ ngữ, vừa là bổ ngữ của động từ yêu. Khi nào chủ ngữ đứng trước động từ yêu, thì chủ thể ấy cho đi ; khi nào bổ ngữ đứng sau động từ yêu, thì chủ thể ấy lãnh nhận.
Vậy khi ta yêu ai, ta vừa biết cho vừa được nhận lại nhiều hơn, như Đức Giêsu dạy : “Hãy cho đi và các ngươi sẽ được người ta cho lại. Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng đã dằn đã lắc đổ tràn vào vạt áo cho ngươi” (Lc 6,38). Kẻ chỉ biết nhận là người tham ; người chỉ biết cho mà không thèm nhận là kẻ kiêu ngạo. hai tội kiêu ngạo và tham lam đều nghịch lại đức ái Kitô giáo. Bởi vậy, ông Phê-rô là tôi tớ phải phục vụ Thầy, nhưng trong bữa tiệc ly, nếu ông không để Thầy phục vụ rửa chân cho (không muốn nhận), thì ông không còn là môn đệ của Thầy (x Ga 13, 6-10).
Cả đến Thiên Chúa cũng muốn được lãnh nhận hoa trái của con người là việc làm do tình yêu Đức Kitô thúc bách (x 2Cr 5,14), vì Đức Giêsu nói : “Điều làm Cha Ta vinh hiển là anh em sinh hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy”(Ga 15,8).
B. CÔNG THỨC TRÒN :
Công thức này ta cũng thấy đọc xuôi hay ngược đều có ý nghĩa. Nhìn vào “công thức yêu” này, ta thấyTình yêu chuyển lưu giữa Thiên Chúa,đồng loại và tôi. để tôi và đồng loại được trở nên một trong Thiên Chúa.
Chân lý này được thểhiện cách cụ thể trong Bí tích Thánh Thể. Thực vậy, Đức Giêsu trong diễn từ vềmầu nhiệm Thánh Thể, Ngài đã nói : “Chúa Cha hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, sẽnhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). Đến nỗi : “Đấng tác thánh là Chúa Giêsu và những người được thánh hóa cùng một nguồn gốc, cùng chung một máu thịt với nhau” (Dt 2,11.14), ta có thể nóiđược như Chúa Giêsu : “Ai thấy tôi là thấy Thiên Chúa Cha” (Ga 14,9), hoặc nói được như thánh Phaolô : “Tôi sống, nhưng không là tôi sống mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Đó cũng là lý do ta hân hoan hãnh diện nói với mọi người: “ Anh em hãy bắt chước tôi như tôi đối với Chúa Giê-su Kitô” (1 Cr.11,1).
Có một bà mẹ khi dự tiệc, người ta đưa cho bà trái cam để ăn tráng miệng, nhưng vì nghĩ đến đứa con ở nhà, nên bà bỏ trái cam vào túi.
Đứa con thấy mẹ về nên hớn hở chạy ra đón, bà liền trao trái cam cho con. Em bé mừng quýnh và nói “con cám ơn Chúa, con cám ơn mẹ”, rồi định lấy dao bổ cam ra ăn cho đỡ thèm! Nhưng em chợt nghĩ đến bố đang đạp xích lô nắng nôi thiêu cháy ngoài đường, em thương bố nên cất trái cam đợi bố về để tặng.
Khi ông bố vừa về đến nhà, em bé cầm trái cam chạy đến nói :
– Thưa bố, chắc bố mệt lắm, con có trái cam biếu bố ăn cho đỡmệt nè, để con phụ đem xích lô vào nhà cho.
Ông bố vô cùng cảm động trước cử chỉ của con, ông cám ơn con và định không nhận, nhưng em cứ nằng nặc đòi bố phải lấy ăn cho đỡ mệt!
Cầm trái cam vào nhà, ông định lấy dao bổ ra cho hai cha conăn. Nhưng ông chợt nghĩ : con còn bé mà còn biết làm cho mình vui, sao mình không biết nghĩ đến vợ đang vất vả trong bếp? Vì ở đâu có tình yêu ở đấy có quà tặng! Thế là ông cầm ngay trái cam xuống bếp tươi cười chào vợ và nói :
– Anh đi làm về, không có gì để tặng em, chỉ có trái cam này, em dùng cho đỡ mệt.
Vợ rưng rưng nước mắt và khẽ nói : “Em cám ơn anh”.
Như thế chỉ một trái cam đã chuyển lưu tình yêu từ mẹ sang con đến bố, rồi lại trở về mẹ! Và như thế cả gia đình vợ chồng con cái đã biết sống lời thánh Gioan nói : “Đừng ai yêu bằng đầu lưỡi, nhưng yêu bằng việc làm thực sự!” (1Ga 3,18).
Nhìn vào bố cục cấu của Tin Mừng trong Thánh Lễ hôm nay (Ga 15, 12-17), ta nhận thấy có năm hành động yêu trong giới răn mới Chúa ban.
Như thế, vì yêu ta, Chúa bước dần xuống (từ bước 1 xuống bước 5) từ lúc Ngài hy sinh mạng sống vì ta, tới khi Ngài về Trời cầu nguyện cho ta.
Ta muốn thực hiện giới răn yêu người Chúa dạy, ta phải bước dần lên bắt chước Chúa Giê-su (từ hành động 5 đến hành động 1), có nghĩa là ta bước lên theo thứ tự :
5-Khởiđầu là cầu nguyện cho đồng loại, vì Đức Giêsu đã hứa : “Tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy thì Người ban cho anh em” (Ga 15,16b : Tin Mừng).
Ta biết Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng, thế mà Ngài ưu tiên đặt việc cầu nguyện đứng hàng đầu trong sinh hoạt mỗi ngày, trước khi Ngài giảng Lời và đáp cứu nhu cầu thân xác những ai đến với Ngài (x Mc 1,21-39). Thế thì ta lại càng cần phải đặt việc cầu nguyện trước khi đi phục vụ đồng loại.
4-Đến với đồng loại trước, như Đức Giêsu đã chọn ta : “Không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16a : Tin Mừng).
3-Nói Lời Chúa cho đồng loại, như Đức Giêsu ban Lời Chúa Cha cho ta:“Tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15b : Tung Hô Tin Mừng).
2-Tôn trọng đồng loại là bạn mình, như Đức Giêsu gọi ta là bạn : “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15,15a : Tin Mừng).
a. “Bạn của Đức Giêsu” : Không tất yếu chỉ là người trung tín với Ngài ; mà bạn của Đức Giêsu còn là kẻ phản bội như Giuđa. Thực vậy, khi môn đệGiu-đa dẫn lính Roma đến bắt Thầy Giêsu, hắn đã ra dấu trước : “Tôi hôn ai, các ông cứ bắt lấy”, và y đã đến gặp Đức Giêsu và nói : “Chào Thầy” và hôn Ngài.Đức Giê-su bảo y : “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi” (Mt 26,50).
b. “Mọi điều Đức Giê-su nghe được nơi Chúa Cha, thì Ngài đã nói lại cho ta là bạn biết”. Điều này quan trọng hơn ông Gionathan con vua Saolê, kết bạn với Đavid, người đang bị vua Sao-lê tìm mưu tính kế để giết. Vì vua Saolê không thể cho là chuyện nhỏ khi ông nghe người ta nói : “Saolê giết 100 giặc, thìĐavid giết 1.000”, nếu cứ để thế, thì Đavid chỉ còn thiếu ngôi vua. Saolê đã quyết ý đặt Gioanathan con ông là người kế vị, không thể cho Đavid cướp mất. Thế là vua Saolê bầy mưu tổ chức tiệc mừng chiến thắng của Đavid với thâm ý là trong bữa tiệc, ông sẽ phóng giáo ghim xác Đavd vào bức tường đối diện ! Ai thấy cùng lắm họ nói : vì vua quá chén, không làm chủ được hành động. Nên chẳng ai kết án vua gian ác. Gionathan biết được ý vua cha như thế, ông vội chạy đi báo cho Đavid : “Anh chớ đến dự tiệc”.Thế là Đavid liền chạy trốn. Ít ngày sau quân Philitinh nổi lên, vua Saolê và Gionathan đem quân nghinh chiến, vì không có Đavid xuất trận, nên cả hai đều tửtrận. Bấy giờ toàn dân tôn Đavid lên làm vua (x 1Sm 20).
Đavid vô tội nhờ Gionathan là bạn nói ý thâm độc của cha,để Đavid thoát chết lên làm vua, thì quả là quá mừng. Đavid vô cùng biết ơn bạn Gionathan. Điều ấy còn thua xa nay Giêsu là bạn ta, nói ý Cha trên trời : muốn sai Con Một Ngài vào trần gian cứu phàm nhân tội lỗi, để ta dù có tầm cỡ như“bạn Giuđa”, thì ta vẫn được Ngài tha thứ tội, lại được đồng hiển trị với Vua Cả trên trời, thì không miệng lưỡi nào nói lên lời tạ ơn Bạn Giêsu cho hết !
1-Hy sinh cho đồng loại, như Đức Giêsu nói : “Không có tình yêu nào cao quý hơn là tình thương của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13 : Tin Mừng). Ta có hy sinh chođồng loại giống Chúa Giêsu, thì ta mới yêu người như Chúa yêu ta. Có thế, ta mới thực hành Giới răn Yêu của Đức Giêsu dạy : “Đây là điều răn của Thầy : Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12 : Tin Mừng).
Nhìn vào cơ cấu và nội dung Giới răn Yêu, ta thấy có ba hànhđộng yêu gọi là cũ :
– Hy sinh cho đồng loại : Vợ chồng hy sinh cho nhau, hoặc cha mẹ hy sinh cho con cái, bầy tôi hy sinh cho vua chúa như ông Lê Lai đành mất mạng sống để cứu vua Lê Lợi.
– Tôn trọng đồng loại là bạn mình : Đây là lãnh vực nhân bản, người có lịch sự phải thể hiện tinh thần này đối với người anh em. Nhất là vợ chồng lại cần phải tôn trọng nhau, vì hai người đã trở nên một.
– Đến với đồng loại trước : Cô cậu trước khi kết hôn, mỗi bên đều tìm đến người mình muốn kết duyên, hoặc là phép lịch sự người dưới phải đến với người trên trước.
Gọi ba điều trên đây là cũ, vì tôn giáo nào cũng dạy người ta nhưthế. Bởi đó trước khi Con Thiên Chúa xuống thế làm người, trong nhân loại đã thường dùng ba hành động trên để thể hiện lòng yêu mến nhau.
Chỉ có hai điều mới trong giới răn yêu Chúa dạy :
– Cầu nguyện cho đồng loại.
– Nói Lời Chúa cho đồng loại.
Tiếc rằng phần lớn các chủ chăn chỉ muốn thể hiện quyền vua của mình, mà coi nhẹkhông để hết tâm lực chu toàn hai nhiệm vụ chính là cầu nguyện (Tư tế) và ngôn sứ(giảng Lời). Thậm chí có một số Linh mục cường điệu trong quyền vua của mình là ra vạ tuyệt thông cho giáo dân, khi kết án họ là người có tội. Trong khi đó Giáo Luật không hề cho phép Linh mục làm chuyện đó !
Có một đôi hôn phối kia, cha xứ gây quá nhiều khó dễ, họxin làm Hôn Phối nơi khác cũng không được, nên họ phải cắn răng chịu để xong Lễ Cưới, khi mọi người đứng chịu chung hình kỷ niệm với cô dâu chú rể trong đó có cha xứ đứng giữa. Vừa dàn xếp người xong, chú rể quay lại tát mạnh vào mặt cha xứ và nói : “Bây giờ tôi đã trả thù được ông”. Việc làm này không ai ủng hộ chú rể, cũng chẳng muốn cho ai bắt chước chú rể, và phải nói rằng chú rể cũng chẳng muốn xử như vậy, nhưng vì anh quá uấtức, nên mới bùng ra hành động đó. Chuyện này cũng giống như hai thầy trò cùng sánh bước trên một con đường dài, song song với đường đó là một con sông: chốc chốc thầy lôi trò xuống sông dìm đến sặc nước, rồi lại tiếp tục lên đường. Sau một hồi, thầy hỏi trò: con đã nhận ra được bài học thầy dạy con chưa? Trò giơchân đạp thầy qụy xuống và nói: đây là bài học con đã thuộc! Đúng là “tức nước vỡ bờ!”
Một khi chủ chăn lấy quyền mà thống trị giáo dân, thì có cầu nguyện cho họ, họkhông tin, có giảng Lời họ cũng không nghe. Chủ chăn như thế chẳng giống Chúa Giêsu chút nào, vì Chúa Giêsu vốn dĩ là Vua trên các vua, nhưng Ngài không hề dùng quyền vua để thống trị ai, Ngài chỉ hết lòng chu toàn quyền Tư Tế (cầu nguyện) và quyền Ngôn Sứ(giảng dạy) là tất yếu Ngài đã chu toàn quyền Vua cai trị và chăm sóc mọi người.
Nhìn vào đời sống Giáo Hội sơ khai, các Tông Đồ không dùng quyền kết án hay loại trừai trong vấn đề đang tranh cãi : Có nên ban Bí tích Thánh Tẩy cho người chưa cắt bì không ? Nhưng sau khi đã chu toàn hai điểm trong Điều Răn mới : Cầu nguyện và nói Lời Chúa cho đồng loại, không kỳ thị phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, cắt bì hay không cắt bì, và nhờ Thánh Thần hướng dẫn, các Tông Đồ đã quyết định bỏ việc cắt bì cho dân ngoại miễn là họ nghe giáo lý mà tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất (x Cv 4,12), thì phải ban Bí tích Thánh Tẩy cho họ. Vì thế mà trong bức thư của các Tông Đồ gửi cho tín hữu ở Antiokia đã viết để làm sáng tỏ vấn đề :“Thánh Thần và chúng tôi quyết định không chất thêm gánh nặng cho người nào trong anh em, trừ vài điều cần kíp này : kỵhẳn đồ cúng, máu huyết, thịt ngột và dâm bôn” (Cv 15,22-31 : Bài đọc).
– Còn phải kỵ đồ cúng : Vì lúc ấy, nhiều người tin rằng ăn đồ cúng là thông đồng với ngoại giáo tôn thờ ngẫu tượng. Thánh Phao-lô giải thích vấn đềnày : Chẳng có thần minh nào ngoài Thiên Chúa, cho nên ăn đồ cúng cũng chẳng có tội gì. Tuy nhiên, nếu việc ăn đồ cúng làm cho người yếu Đức Tin tưởng rằng ta tôn thờ các thần ngoại giống Thiên Chúa, thì chớ có ăn, vì làm như thế là gây cớ vấp phạm cho người anh em. Mà không ăn thì có thiệt chi đâu?! (x 1Cr 8,4-13).
– Kiêng máu huyết : Vì quan niệm thần học thời bấy giờ, người ta tin rằng máu huyết chỉ sự sống, mà sự sống chỉ có nơi Thiên Chúa. Ăn máu huyết là xúc phạm đến Thiên Chúa (x Lv 17,11.14).
Vậy bất cứ Luật nào, dù quý trọng như xích vàng mà trói buộc người ta không cho kết hợp với Chúa Giêsu, thì phải chặt phăng! Cũng vì vậy, một người tín hữu lên rước Lễ, nếu thừa tác viên biết người ấy có tội nặng, thì cũng không được quyền khước từ ; hoặc một người bị vạ tuyệt thông, trong giờ nguy tử, nếu người ấy xin lãnh các Bí tích, thì không được từ khước!
Có sống Giới Răn Yêu như Chúa dạy, ta mới quy tụ muôn dân về cho Chúa, để cùng dâng lời cảm tạ : “Lạy Thiên Chúa, trước mặt chư dân, con dâng lời cảm tạ” (Tv 57/56, 10a : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Đức Giêsu nói : “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12)
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH