Với linh đạo trên để đáp ứng nhu cầu hiện nay của một số Giáo hội địa phương những người giáo dân nhiệt thành này quyết định dành một phần thời gian cuộc sống cho một kinh nghiệm của hành trình truyền giáo. Chính họ tự tìm kiếm một phương pháp và kế họach cũng như tự lo về chi phí cho kế hoạch truyền giáo này. Hai vợ chồng Franca và Patrick là một trong số những giáo dân truyền giáo với hình thức trên. Họ đã quyết định dành một năm làm việc và cùng nhau đi đến Bangladesh để chia sẻ một thời gian với người dân tại đây.
Patrick và Franca chia sẻ những cảm nhận đầu tiên của cuộc hành trình: “Khí hậu ở đây nóng bức nhưng không có quạt máy. Chúng tôi chỉ có hai quạt nhỏ hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Vào buổi tối trước khi ngủ, côn trùng như nhện và gián tới chào chúng tôi, có rất nhiều muỗi, chúng tôi phải sử dụng lưới chống muỗi”.
Franca và Patrick sống ở phía tây nam của đất nước, gần biên giới với Ấn Độ. Tại đây các Kitô hữu chỉ chiếm 0,4% dân số trong một đất nước ngoài người Hindu và Phật tử có 88% là người Hồi giáo. Đời sống của người dân rất cực khổ; trước hết do việc thâm canh tôm cho nên lượng nước ngọt rất kham hiếm, chỉ có nước muối; sa mạc hóa ngày càng gia tăng ngăn cản việc trồng lúa, nguồn cung cấp thực phẩm chính cho địa phương. Người dân phải làm các hồ chứa nước trong mùa mưa, sau đó họ phải lọc bỏ các tạp chất rồi mới có thể sử dụng.
Hoạt động mục vụ của Franca và Patrick nhằm vào tất cả ở nhóm bộ lạc của Mundas. Đây là bộ lạc trước đó, họ không được biết và không xuất hiện trên các bản đồ chính phủ dành riêng cho các dân tộc bản địa.
Phụ nữ ở Bangladesh bị phân biệt đối xử ngay từ khi còn nhỏ; họ bị buộc phải kết hôn sớm và trở thành các bà mẹ tuổi teen, mạo hiểm với mạng sống. Họ thường là nạn nhân của bạo lực. Thậm chí họ không có quyền thừa hưởng tài sản gia đình. Họ cũng phải vận lộn với thiên nhiên để sinh tồn, vì ở đây có nguồn nước dồi dào nhưng không uống được.
Các vị thừa sai đã giúp các thiếu nữ can đảm đứng lên chống lại những thành kiến với phụ nữ từ phía gia đình và văn hóa địa phương. Hành động can đảm này là bước đầu mở ra những con đường mới cho tất cả các thiếu nữ.
Cùng tiếp bước và cộng tác với những người đã hiện diện, Franca và Patrick luôn ý thức rằng họ phải mang đến đây kinh nghiệm của một gia đình sống đời hôn nhân trong đức tin và nhờ đức tin. Họ đã cố gắng sống một cách đơn sơ giữa những người dân địa phương, cùng chia sẻ cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Franca và Patrick tiếp xúc với một bộ tộc đến từ Ấn Độ trong thời kỳ thuộc địa. Trong số đó có khoảng 20 thiếu nữ Mundas tuổi 12 và 13, họ là các cô dâu trẻ em, hai anh chị đã giúp họ học để vượt qua những khoảng trống trong hệ thống giáo dục công cộng. Theo Patrick: “Đây là các thiếu nữ của một buổi sáng đẹp trời Phục Sinh đi đến ngôi mộ và trở về loan báo Tin mừng Phục Sinh. Họ là những nhân chứng không có nhiều niềm tin vào Chúa Giêsu, nhưng rồi đã được giúp đỡ để lấy lại hy vọng đã bị mất”.
Đôi vợ chồng đã đóng góp vào việc đảm bảo hoạt động ổn định của một bệnh viện, đây một cơ sở y tế nhưng sự hiện diện của bác sĩ không được ổn định, một bệnh viện dành cho bệnh nhân phong và bệnh lao. Tại đây cùng với các vị thừa sai hai anh chị chăm sóc các bệnh nhân, nâng đỡ an ủi họ theo tinh thần Kitô. Vào ngày Chúa nhật, họ dùng bằng xe máy đến các cộng đoàn giáo xứ để phụ giúp các linh mục và tu sĩ trong việc rao giảng Lời Chúa.
Ngoài những công việc mục vụ được ấn định nơi các địa điểm, tại nơi lưu trú Patrick và Franca còn luôn sẵn sàng đón tiếp tất cả mọi người, Patrick nói: “Cửa tre của ngôi nhà luôn mở. Bất cứ ai cũng có thể đến để xin giúp đỡ hoặc tư vấn”. Thật vậy, vì luôn tâm niệm là làm cho thế giới trở thành một gia đình trong Chúa Kitô ngay trong cuộc sống thường nhật, hai anh chị không bỏ lỡ cơ hội để có thể giúp đỡ mọi người. Hai anh chị cố gắng dùng chính kinh nghiệm của cuộc hôn nhân trong đức tin của mình để chia sẻ với những ai đang cần sự thấu hiểu, cảm thông, cố vấn…Hai anh chị chia sẻ rằng họ tin tưởng họ không đi một mình, không hành động một mình; Chúa luôn đi cùng họ. (Vatican insider 11/7/2018).
Ngọc Yến
(VaticanNews 25.07.2018)