CongGiao24h.com
  • Trang chủ
  • Giáo hội VN
    • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Thế giới
    • Tin Vatican
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Sống đạo
  • Bác ái
  • Góc nhìn
  • Dừng chân
  • Video
  • Nhạc Thánh Ca
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giáo hội VN
    • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Thế giới
    • Tin Vatican
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Sống đạo
  • Bác ái
  • Góc nhìn
  • Dừng chân
  • Video
  • Nhạc Thánh Ca
No Result
View All Result
CongGiao24h.com
No Result
View All Result
Home Tài liệu Giải đáp

Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

by Đóa Nguyễn
Tháng Năm 5, 2019
in Giải đáp
0

recieving - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

1- Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao ?

2- Người ly dị có được phép xưng tội và rước Lễ hay không ?

3- Tại sao các giáo phải Tin Lành và cả Chính Thống Giáo đều cho linh mục (mục sư Tin Lành) kết hôn mà Giáo Hội Công Giáo lại cấm ?


Trả lời :

1- Thuyết tương đối ( relativism) là một triết thuyêt (philosophy) chủ yếu phủ nhận mọi tiêu chuẩn hay chân lý tuyệt đối về luân lý, vì cho rằng mọi luật lệ cá nhân hay phổ quát về luân lý chỉ là do con người áp đặt nên không có cơ sở vững chắc để bắt buộc ai phải tuân giữ.

Thuyết này chia ra ba loại chính sau đây:

a– Tương đồi về tâm lý (psychological relativism) : cho rằng mọi ý thức về luân lý của một người là kết quả đào luyện của người đó trong môi trường gia đình.

Nghĩa là nếu cá nhân chịu ảnh hưởng tốt trong gia đình thì có quan niệm tốt về luân lý và ngược lại.

b– Tương đối về xã hội ( social relativism) :cho rằng mọi ý thức về luân lý là kết quả của việc giáo dục trong môi trường xã hội. Nghĩa là hoàn cảnh xã hội và việc giáo dục cấu tạo nên ý thức luân lý của một người chịu ảnh hưởng đó

c– Tương đối về mặt kinh tế: ( Economic relativism) đây là quan điểm của Carl Max, một trong những lý thuyết gia của chủ nghĩa cộng sản ( communism) và xã hội chủ nghĩa ( sociolism) chủ trương rằng ý thức luân lý của con người chỉ là kết quả chi phối bởi tình trạng kinh tế của người chịu ảnh hưởng đó.

Dĩ nhiên , Giáo Hội , dựa trên niềm tin và lý lẽ hay lý trí ( faith and reason) đã hoàn toàn bác bó thuyết tương đối nói trên vì nó đi ngược lại với giáo lý và niềm tin có Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối trọn tốt trọn lành . Ngài dựng nên con người có lý trí , có ý muốn tự do ( free will) và lương tâm để biết việc thiện phải làm và điều gian ác, xấu sa phải tránh. Vì thế , Thiên Chúa chỉ phán đoán riêng con người về những gì con người làm với lý trí , ý muốn tự do và lương tâm . Mặt khác, Giáo Hội cũng tin và dạy không sai lầm rằng phải có chân lý phổ quát về luân lý ( universal truth of morality) buộc mọi người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại phải tuân theo để con người khác biệt với mọi loài cầm thú chỉ sống với bản năng và không có ý thức gì về lành dữ. Luật luân lý phổ quát này ngăn cấm những hành động nhân linh( human act) như giết người ( trừ trường hợp tự vệ chính đáng) , hiếp dâm, thù nghịch, gian ác, gian dâm, mãi dâm, ấu dâm ( child prostitution) gian tham, bất công, bóc lột, kỳ thị về mầu da, hành hạ súc vật…là những sự dữ tự bản chất ( intrinsic evils) nên không thể biện minh được vì bất cứ lý do và hoàn cảnh nào. Nghĩa là không thể lấy lý do giáo dục gia đình hay môi trường xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế để biện minh cho việc giết người, hiếp dâm, bóc lột người khác, thù ghét ai vì mầu da , tiếng nói và nhất là phá thai hay giết thai nhi được. Không có hoàn cảnh nào cho phép làm những sự dữ nói trên theo luân lý Kitôgiáo. Chắc chắn như vậy.

Thánh Phaolô cũng đã liệt kê những sự xấu , xét về mặt luân lý, là sai trái như sau:

“Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ: đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng , thờ quấy , phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo : những kẻ làm những điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa..” ( Gl 5: 19-21)

Tóm lại thuyết tương đối là một nguy hại cho niềm tin có luân lý phổ quát buộc con người phải xa tránh những sự dữ tự bản chất như nói ở trên để làm những sự thiện, mưu ích cho phần rỗi của mình và cho người khác.

2- Những người li dị có được xưng tội rước lễ haykhông ?

Để trả lời câu hỏi này, ta cần phân biệt hai trường hợp sau đây :

a- Nếu đã li dị ngoài tòa án dân sự mà chưa được tháo gỡ hôn phối ( tiêu hôn = annulment) của toà án hôn phối của Giáo phận ( Diocesan Tribunal) mà lại sống chung với người khác như vợ, chồng thì tạm thời không được lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Nghĩa là không được xưng tội và rước lễ bao lâu tình trạng hôn phối chưa được giải quyết thỏa đáng theo giáo luật,chứ không theo luật của xã hội. Giáo Hội không công nhận việc li dị ở ngoài tòa án dân sự, mà chỉ cứu xét xem việc kết hôn của ai đó đã thành bí tích ngay từ đầu chưa để quyết định cho tiêu hôn hay không.

b- Nhưng nếu sau khi li dị mà không sống chung với ai như vợ, chồng thì không có ngăn trở gì để đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa.

Vậy nếu biết ai rơi vào các trường hợp trên thì xin khuyên bảo họ cho thích hợp.

3- Tại saoGiáo Hội Công Giáo không cho giáo sĩ và tu sĩ kết hôn ?

Các giáo phái Tin Lành, Anh giáo và cả Chính Thống Đông Phương đều không có luật độc thân ( celibacy) thì đó là quyền của họ.Riêng Chính Thống chỉ chọn giám mục trong số linh mục độc thân và cho phép các giáo sĩ , trước khi lãnh chức linh mục, được tự do chọn kết hôn hay không. Nếu đã không chọn kết hôn ở cấp phó tế, thì sẽ không được kết hôn sau khi làm linh mục. Vì thế, trong hàng linh mục Chính Thống có hai thành phần kết hôn và không kết hôn.Chỉ có giám mục buộc phải độc thân mà thôi.

Riêng Giáo Hội Công Giáo, thì luật độc thân mới chỉ có từ thế kỷ thứ 11 trở lại đây thôi. Trước đó, trong ba thế kỷ đầu sau ngày Chúa Giêsu về Trời, tuy không có luật rõ rệt , nhưng đa số các giáo sĩ ( giám mục và linh mục) đều tự nguyện sống khiết tịnh ( continence). Mãi sau năm 305, Công Đồng Elvira và Công Đồng Rôma năm 386 và hai Công Đồng nữa họp ở Carthage, đã đưa đến khuyến cáo giám mục và linh mục phải sống khiết tịnh. Nhưng mãi sau thế kỷ 11, dưới thời cố Giáo Hoàng Gregory VII ( 1073- 85) luật độc thân ( celibacy) mới chính thức được áp dụng cho đến nay.

Nhưng phải nói rõ là luật độc thân áp dụng cho hàng giáo sĩ, tu sĩ Công giáo không phải là luật của Chúa mà là của Giáo Hôi đặt ra vì lợi ích cho sứ vụ ( ministry) phục vụ của Giáo Hội hầu mang lợi ích thiêng liêng cho dân Chúa được trao phó cho mình , cụ thể là cho các giám mục và linh mục coi sóc, dẫn dắt và thánh hóa với các Bí tích. Giáo Hội , khi ban luật độc thân này, chắc đã đọc lời Chúa Giêsu trả lời cho các môn đệ trong Matthêu 19: 11-12 như sau:

“không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu, mới hiểu. Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã như thế. Có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn. Và cónhững người là hoạn nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”

Thánh Phaolô cũng khuyến khích ý nghĩa và giá trị sống độc thân như sau:

“ Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì loviệc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lolắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ. Như thế họ bị chiađôi. ( 1 Cor 7: 32- 34).

Tóm lại, kỷ luật độc thân cho hàng giáo sĩ và tu sĩ Công giáo được áp dụng vì lợi ích cho sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và làm chứng cho Tin Mừng của hàng giáo sĩ, tu sĩ. Đây là sự khôn ngoan của Giáo Hội và cũng thể hiện ước muốn hy sinh tự nguyện sống khiết tịnh vì Nước Trời của hàng giáo sĩ, tu sĩ, căn cứ trên chính lời của Chúa Kitô nói trên đậy.

Chúng ta cầu xin và hy vọng Giáo Hội sẽ không bỏ luật độc thân để chiều theo đòi hỏi của thời đại tục hóa ngày nay.Nếu chiều theo, thì còn phải cho cả phụ nữ có chồng làm linh mục nữa, và như vậy Giáo Hội sẽ tự mâu thuẫn với chính mình và làm mất niềm tin của con cái muốn trung thành với những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền lại từ các Thánh Tông Đồ.

Giáo Hội không phải là một cơ chế chính trị, mà phải thay đổi theo trào lưu của thời đai. Ngược lại, Giáo Hội là một định chế thiêng liêng ( sacred Institution) được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ, với sứ mệnh cao cả là tiếp tục Sứ Mệnh cứu chuộc của Chúa Kitô cho đến ngày mãn thời gian. Và để trung thành với Sứ Mệnh đó, Giáo Hội phải có can đảm đi ngược dòng thác lũ của những chủ thuyết vô thần, vô luân, tôn thờ vật chất, chủ nghĩa tương đối và tục hóa ( vulgarism) đang bành trướng ở khắp nơi để lôi kéo con người vào thảm họa chối bỏ Thiên Chúa là Nguồn mạch phát sinh mọi sự tốt lành, thiện hảo, hạnh phúc và bình an. Chúa nói : “ Ai có tai nghe thì nghe.”( Mt 13: 43; Mc 7: 16; Lc 14: 35)

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Related Posts

nghe nhac thanh ca 350x250 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?
Tin công giáo thế giới

Sinh nhật Đức Bênêđictô, Quà tặng bất ngờ từ ĐTC Phanxicô và Ủy ban ứng phó với Covid-19

truyen hinh truc tiep le long chua thuong xot do dtc phanxico cu hanh 350x250 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?
Tin công giáo thế giới

Truyền hình trực tiếp Lễ Lòng Chúa Thương Xót do ĐTC Phanxicô cử hành

vatican thanh lap uy ban ung pho voi hau qua cua covid 19 350x250 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?
TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

Vatican thành lập ủy ban ứng phó với hậu quả của đại dịch Covid-19

quang truong thanh phero 350x250 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?
Tin công giáo thế giới

Quốc gia Vatican kéo dài biện pháp giới nghiêm tới 03/5/2020

duc cha aldo di cillo pagotto 350x250 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?
Tin công giáo thế giới

Giám mục đầu tiên tại Brazil qua đời vì coronavirus

16042020 110803 scaled 350x250 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?
Tin công giáo thế giới

Covid-19: các linh mục tu sĩ hy sinh, các nỗ lực bác ái khắp nơi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin xem nhiều

  • Tu hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn

  • Hãy là muối và ánh sáng cho trần gian

  • Kinh Sáng Soi

  • Lòng Nhân Hậu Và Tình Yêu THIÊN CHÚA Ấp Ủ Con Suốt Cả Cuộc Đời!

  • Lược sử Giáo phận Đà Nẵng và Giáo hội Việt Nam

  • Các Giờ kinh Phụng vụ

  • Chức vụ Tư Tế, Vương Đế và Ngôn Sứ của người Giáo dân là gì?

  • 6 hiểu lầm phổ biến về dòng Tên

  • Thần học Giải Phóng đi về đâu?

  • Mặc Khải và Truyền Thống trong nội dung đức tin Kitô giáo

Tin mới

nghe nhac thanh ca 120x86 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

Sinh nhật Đức Bênêđictô, Quà tặng bất ngờ từ ĐTC Phanxicô và Ủy ban ứng phó với Covid-19

truyen hinh truc tiep le long chua thuong xot do dtc phanxico cu hanh 120x86 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

Truyền hình trực tiếp Lễ Lòng Chúa Thương Xót do ĐTC Phanxicô cử hành

vatican thanh lap uy ban ung pho voi hau qua cua covid 19 120x86 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

Vatican thành lập ủy ban ứng phó với hậu quả của đại dịch Covid-19

quang truong thanh phero 120x86 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

Quốc gia Vatican kéo dài biện pháp giới nghiêm tới 03/5/2020

duc cha aldo di cillo pagotto 120x86 - Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao?

Giám mục đầu tiên tại Brazil qua đời vì coronavirus

Load More
  • Conggiao24h
  • Radio Veritas – Chương trình Việt ngữ
Call us: +1 234 JEG THEME

© 2019 Báo công giáo - CongGiao24h.com Trang tin dành cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giáo hội VN
    • Tin giáo xứ – Hội đoàn
  • Thế giới
    • Tin Vatican
  • Dòng Tu – Ơn Gọi
  • Sống đạo
  • Bác ái
  • Góc nhìn
  • Dừng chân
  • Video
  • Nhạc Thánh Ca

© 2019 Báo công giáo - CongGiao24h.com Trang tin dành cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Go to mobile version