Bão!…
Mưa !…
Gió ngào thét!…Gào thét!…
Lụt!…
Nước dâng lên!…Dâng cao!…
Nước cuốn, của cải trôi, người chết…! Tôi thấp thỏm lòng không yên!… Tôi không thể cứ ngồi nhìn đồng loại, nhân loại với nỗi đau quằn quặn trong bão khổ…! Phải làm gì đi chứ? Ừ, tôi quyết định đi tìm nguyên nhân. Tôi xách con dao phay dài hai mét, mài đúng 3 ngày đêm; một khẩu súng và dăm lon cơm làm một cuộc hành trình.
Đến bờ sông, tôi hỏi tội:
-Hỡi dòng sông, ai đã đem bão lũ giết đồng loại ta?!
Dòng sông vẫn bình lặng, lớp sóng lăn tăn… Cơn giận bừng tỉnh, tôi giơ dao chém mạnh xuống mặt nước…Nước bỗng ré làm hai, dựng đứng như hai tường thành, mời gọi tôi tiếp bước. Trước mặt tôi, một lâu đài to lớn, uy nghi, chung quanh biết bao là cá, đủ loại như thể có nhiệm vụ bảo vệ toà nhà. tôi gạt lũ cá qua bên, thẳng vào cung điện, đòi kẻ đã đem nước giết chết bao đồng loại tôi.
Tôi thấy Thủy hoàng, mặt người, thân rồng, đuôi cá đang bình thản ngồi trên ngai. Tôi tiến tới chỉ vài mặt tên sát nhân:
– Lão Thủy hoàng kia, ai cho bay dâng nước giết hại đồng loại ta ?
Thấy tôi mặt sát khí bừng bừng, Thủy hoàng run cầm cập: -Không… không… không phải tôi! Tại thần Mây kéo đến và đổ mây xuống… Ngươi hãy đi hỏi thần Mây.
Trở về mặt đất, tôi lên đỉnh Phăng xi Păng- ngọn núi cao nhất nước Việt, giơ cao súng nhắm thẳng vào đám mây đen đang kéo đến. Tiếng súng xé trời, buộc thần Mây lộ diện.
Tôi nhìn thẳng thần Mây, cao to, bay bổng tầng không, quát:
-Tên kia, sao người bay đến đồng bào ta đổ nước, gây lũ, giết chết, tàn phá…
Thần Mây vội quỳ xuống van nài:
– Xin tha cho tôi. Tôi chẳng muốn đến đổ mưa bão, gây họa đồng loại anh. Nhưng tôi phụ thuộc hoàn toàn vào thần Gió, thần ấy đem tôi đi đâu là tuỳ ý người. Anh hãy đến hỏi thần Gió!..
Và Mây kết thành chiếc thuyền trở tôi đi gặp thần Gió.
Gặp thần Gió tôi đùng đùng quát giận:
– Ai cho người thổi Mây đổ mưa xuống đồng bào ta?! Ta trừng trị mi… Tôi định bắn thần Gió…
– Từ từ nào cậu bé… Người không giết kẻ vô tội chứ…!
Cái gì? Vô tội à! Nghe thần Gió nói, tôi bỏ súng xuống, gặt hỏi: -Nếu không phải mi, vậy ai ?
-Này cậu bé can đảm, hãy nghe tôi nói. Tôi chỉ có bổn phận đem mây làm mưa tưới mát cho con người, cho trái đất thêm xanh thêm hy vọng… Còn chuyện tại sao mưa to, nước nhiều hãy hỏi thần Mặt Trời. Chính Ngài là nguyên nhân bốc hơi nước, kết tụ mây… Còn tôi- thần Gió mỉm cười, tôi rất yêu con người. Anh không thấy sao. Mỗi lần mây nhiều, co cụm, tôi phải gắng cổ họng, dồn hết sức bình sinh để phân tán hoặc đuổi Mây đi chỗ khác
-A, thì ra, chính người là nguyên nhân kéo sập bao nhà cửa, cây cối…
Thấy tôi nổi giận, thần Gió hốt hoảng: – Khoan, hãy nghe tôi giải thích. Sở dĩ có gió lớn, cuồng phong cũng tại thần mặt Trời. Ai bảo thần thiêu rụi hết những “chiếc thắng” khổng lồ kìm hãm đường gió tôi đi… Hãy đi hỏi thần mặt Trời…
Thần Gió nói chí lý, tôi đi tìm Mặt Trời.
Mặt tôi bừng bừng,tay tôi run run… cảm giác lâng lâng sung sướng khi đến Thánh địa thần Mặt Trời. Tôi nghĩ, chính Mặt Trời, không còn ai khác, là nguyên nhân mọi nguyên nhân. Tôi ngẩn cao đầu, hít thở một hơi sâu lấy nghị lực, hùng dũng vào cung điện thần Mặt Trời ngự trị. Gặp thần Mặt Trời, tuy tôi chẳng nhìn thấy gì, thân thể người sáng chói, mắt tôi dường như mù lòa… song tôi vẫn cố dương đôi mắt, mở to căm giận để hỏi tội kẻ đã gieo thương đau cho con người:
– Ta phải giết mi! Tôi gào to, xông thẳng, vung dao lia chia chém thần Mặt Trời. Mặt trời toả sáng hơn khiến tôi mù loà 2 mắt, người nóng như lửa. Sức đề kháng tôi yếu dần, và dần dần ngã qụy.
Tỉnh dậy, tôi ngỡ ngàng vì đang yên vị trên giường lộng lẫy. Trước mặt, thần Mặt Trời dịu đi, rực hồng như một lò than. Tôi phách dậy, định chạy lại giết… Thần Mặt Trời vội giơ tay can ngăn:
– Bình tĩnh, đừng nóng vội! Ngươi biết là ta rất mạnh, sức con người sánh với ta không là gì hết. Ngươi đừng dại lấy trứng chọi đá… Tuy nhiên ta phải khâm phục ngươi, phục con người bởi ý chí sắt đá mà ta chưa hề thấy ở một loại vật nào.
– Đừng lòng vòng, ta phải giết mi!
– Đã nói đừng có dại… Hãy nghe ta nói: Nắng, mưa là quy luật tất yếu để bảo vệ sự sống con người. Là niềm vinh hạnh của trời đất khi được phục vụ cho con người. Xin đảm bảo với ngươi, ta rất yêu thương con người, không có lý gì để hại con người… Còn chuyện sao có gió lớn, mưa to, nước dâng cao, ngươi hãy đi tìm thần Rừng hỏi vì sao không giữ đất, cản gió…
Tôi đi, đi mãi, đến một khu rừng bạt ngàn tìm thần Rừng. Tôi tin chắc, hành trình gian khổ đã được bù đắp! Tôi mơ tưởng khi kẻ thù chết, trái đất, quê hương tôi sẽ không còn đau khổ, chia ly bởi bão tố, thiên tai… Hình ảnh của kiếp người đang chống chọi lũ bão, rét run, đói khổ hiện về, những xác chết trẻ em vô tội trôi sông, dạt bờ… Lòng căm giận tôi lại bừng bừng.
Tôi nắm cổ thần Rừng ra giữa đất trời hỏi tội, nguyên do tại sao nhãn bổn phận, không điều khiển rừng, giữ đất, giữ nước…gây tang thương cho cả nhân loại.
Thần Rừng van xin:
– Tha cho tôi. Không phải tôi. Oan cho tôi!
– Chối hả ! Không là mi, là ai?
-Tại !…Tại !…
-Tại ai ? Tôi giận dữ!…
Thần Rừng nói sẽ dẫn tôi đi gặp thủ phạm, ngay thôi. Đi theo thần Rừng, đến một khu rừng chỉ còn trơ trọi là gốc. Tôi đau đớn khi thấy thần Rừng chỉ vào lũ người đang lũi cũi cưa, chặt phá rừng vô tội vạ.
– Đó, chính Con Người là nguyên nhân!
Tôi nhìn đám người phẫn uất! Tôi định bắn vào những kẻ sát nhân, những tên khủng bố nguy hiểm… Mà không, đó là Con Người, hình ảnh, đồng loại tôi… Tôi ôm mặt khóc rưng rức!
Thần Rừng im lặng, nhưng rõ ràng thần cũng khóc, khóc nhiều… Thần cũng có nỗi đau khi mỗi ngày chứng kiến hàng loạt anh em vô tội của mình bị bàn tay Con người quật ngã…
Đau hơn, Con người lại đổ tội cho Thiên tai !
Trương Ái Nhiệm
(*) Từ dùng chỉ tên phá Rừng