Đặc biệt đây cũng chính Ngày Đức Cha Đaminh, nguyên Giám mục Giáo phận- Kỷ niệm 14 năm Ngày Tấn Phong Giám mục (11.11). Đức cha Đaminh là tác giả đã xuất bản hàng chục đầu sách có giá trị văn hóa- nhân văn, thẫm đẫm hơi thở thời cuộc một thời u tối; đặc biệt Ngài là người khai sinh giải ‘Văn hóa Đất Mới’ thường niên của Giáo phận, một sân chơi dành cho những ai yêu thích Văn hóa- Nghệ thuận và đang ngày càng khẳng định chỗ đứng trong dòng chảy Văn hóa dân tộc…
Một bên trách nhiệm, một bên Ân nghĩa cao sâu…, tớ ‘ok’ ngay trong vòng chưa đây một nốt nhạc. Và cha Trưởng ban giao tớ phần công bố Thể lệ cuộc thi cho giải năm mới.
2. Ngày hội Văn hóa dịp rất tốt cho trao đổi, gặp gỡ, chia sẻ các tác giả … để lại nhiều kỷ niệm, nhiều ấn tượng đẹp…
Ở đây chỉ xin chia sẻ một ‘ấn tượng’ Nhà Văn hóa- làm Văn hóa từ chia sẻ của Đức cha Giuse, Giám mục chính Giáo phận, bởi gợi ra nhiều ‘suy tư’ Sống Văn hóa đích thực.
Đức cha kể câu truyện:
Một em thiếu nhi đến xưởng điêu khắc đá. Em thấy tảng đá to, sần sùi, xấu xí và bộc tỏ thái độ không thích…
Băng đi hơn tháng, em lại về thăm xưởng điêu khắc…
Khối đã sần sùi, xấu xí còn lưu dấu ấn tượng !
Nhưng lạ thay, chỗ để cục đá xấu xí ấy không còn thay vào đó là con Sư tử đá tuyệt đẹp, sống động… Em thích quá, bộc hỏi nghệ nhân điêu khắc đá:
– Làm sao bác thấy con Sư tử nằm trong cục đá, và làm sao bác lấy ra được, hả bác ?
Đức cha kết thúc câu truyện và nói: Nhà Văn hóa, người làm Văn hóa là thấy được cái hay, cái đẹp mà người khác không thấy dẫu bên ngoài xấu xí xem ra chẳng có giá trị gì và mang cái đẹp góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp, đáng sống hơn, hy vọng hơn.
3. Nói đến ‘thành tích’ xây dựng nếp sống Văn hóa ở Việt Nam có thừa, nếu không muốn nói đã nên nhàm chán.
Mỗi năm đổ cả hàng ngàn tỉ Hồ tệ phát động rầm rộ phong trào sống- xây dựng Văn hóa… Nhà nhà Văn hóa, phường phường- ấp ấp Văn hóa, xã xã- huyện huyện Văn hóa… Đâu đâu cũng có bản ‘Văn hóa’. Tổng kết hàng năm, có hàng trăm, hàng ngàn ‘ấp- xã’… đạt thành tích xây dựng Văn hóa.
Nhưng có một nghịch lý: Tỉ lệ nghịch với quy mô thành tích xây dựng nếp sống văn hóa là tội phạm gia tăng, đạo đức suy đồi; gia đình ly tán phát triển; tỉ lệ giết thai nhi (phá thai) thuộc hạng top thế giới…
Rồi an toàn giao thong, an toàn thực phẩm… đang không ngừng là nỗi bất an ghê ghớm…
Đến độ một tờ báo lớn nhất nhì ở Việt Nam đặt tít lớn ngoài trang bìa về đề tài hiện trạng suy đồi đạo đức như vấn đề nghiêm trọng đang làm nhức nhối toàn xã hội.
Đến độ Bộ Giáo dục-Đào tạo mới đây (10/2018) đề xuất luật ‘Sinh Viên bốn lần bán dâm, đuổi học’ gây tranh luận sôi nổi trên nghị trường và ngoài xã hội (chứng tỏ, trong thực tế đã tồn tại không ít nữ sinh nghèo đến độ phải ‘cắn răng’ kinh doanh vốn tự có. Một khi vấn đề đưa đến làm luật thì không còn cá biệt nữa, tức đang có dấu hiệu phổ biến, phát triển trở thành vấn nạn nghiêm trọng)
Đến độ nghị trường (10/2018) đang hót ý kiến ‘giam tù tại gia’, nguyên nhân tội phạm gia nhiều quá, nhà tù không đủ đáp ứng.
(Nhớ lại mấy năm trước, một lãnh đạo ngành công an TP.HCM trực ngôn đại ý; Phải đặc xá tha tù trước thời hạn vì thiếu nhà tù… đã bị ném đá tơi bời)
Phải đưa ra kiến nghị cùng đường ‘giam tù tại gia’, chứng tỏ thấy rõ nhất thực chất ‘thành quả’ Văn Hóa bao năm dẫu đổ biết bao nhiêu tiền của Nhân Dân cho các phong trao xây dựng nếp sống Văn hóa, học tập theo gương Hồ chủ tịch…
(Nghịch lý quá, tớ từ tấm bé tớ học dưới mái trường XHCN (và cho đến bây giờ sống trong Thế giới phẳng), vẫn thấy ‘tuyên truyền’ ý đúc kiểu CNXH đỉnh cao trí tuệ, dân chủ gấp vạn lần bọn Tư bản giẫy chết. Nói như vị đệ nhất Cộng sản- Tổng Bí thư Lê Duẩn: ‘Làm chủ tập thể- là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của nhân loại’[1] hay thời XHCN không cần pháp luật, chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ…
Trái khoáy hơn, bọn Tư bản ta chê ghét lại là nơi quyền còn người được trân trọng nhất, là nơi sống ‘Văn hóa’- an toàn nhất (mà có ai đó nói: ‘cây cột đèn mà biết đi nó cũng qua đó sống’), đến độ có quốc gia (Hà Lan…) phải đóng nhà tù vì không có tội nhân[2]…).
Nguyên nhân ‘văng hóa’ tại đâu ?
Phải chăng nếp sống Văn hóa đích thực đã biến chất trong ý thức hệ mãi lú (macle) ?
Hay gương bày kêu gọi toàn Dân học tập thực chất không đáng gương sáng sống Văn hóa có sức mạnh lay chuyển, chỉ lạm dụng tuyên truyền (mà đã đi vào rang giới tuyên truyền: Tốt có thể thành xấu; xấu có thể thành tốt…) ?
4. Tớ nhớ lời một Bạn thân đảng viên trong một lần hội ngộ cà phê. Bạn ý bảo: ‘có vẻ cha chống cộng sản’…
Tớ trả lời tớ không chống cộng sản, nhất là cộng sản gắn liền với người (và tớ tếu táo: ‘chống’ thì đã chả chơi với Bạn ‘hạt giống đỏ’ cộng sản, lại Bạn thân nữa).
Tớ nhấn mạnh, Người tin theo Chúa Giêsu và Giáo lý Giáo hội Công giáo phân định rất rõ: Tội khác người phạm tội. Tội thì xấu phải chống, phải nên án loại bỏ song không chống người phạm tội, không ghét người phạm tội, nếu không muốn nói càng trân thương… vì họ chính là Anh Chị Em của mình.
Rồi tớ ‘đá’ qua Bạn: Bạn và tất cả những ai còn làm người tử tế, muốn làm người tử tế và yêu nước thương nòi thật sự đểu phải ‘chống’- không thể im lặng trước cái xấu, cái làm ảnh hưởng, làm băng hoại nhân phẩm, nhân quyền phổ quát tốt đẹp mà chính nhà cầm quyền mình ký kết với Quốc tế, tức việc ‘chống’ của ta hợp pháp, hợp cả ý nhà cầm quyền (!)…
Với Kitô giáo, không được ghét ai, phải yêu thương hết mọi người ngay cả kẻ gây oan hại, thậm chí giết mình… Yêu cả kẻ thù, đấy là nét son của Đức Ái Kitô giáo.
Sở dĩ Đạo Chúa không đồng lõa- đồng nhất tội và người phạm tội vì chúng tôi luôn hy vọng và tin Con người một thụ tạo được dựng nên giống Hình ảnh Thiên Chúa luôn còn cái tốt, cái thiện và hy vọng họ sẽ phục thiện. Không ít Đại thánh đã từng phạm những đại tội !.
Trong thân phận con người yếu đuối lầm lỗi là điều hết sức bình thường… Chỉ có Tình yêu mới có sức mạnh cải hóa tội nhân. Không có chuyện kích động hận thù, dùng bạo lực với kẻ hãm hại mình.
Động lực Tình yêu có sức mạnh vạn năng chúng tôi đã biết từ lâu bởi nó phát xuất từ chính Thiên Chúa, Thánh Tông đồ Gioan từ thực chứng trải nghiệm nơi Chúa Giêsu đã quả quyết: Thiên Chúa Là Tình yêu. Điều sau này, nhà khoa học thiên tài, lớn nhất thế kỷ XX- Albery Einstein trong ‘Thư gởi con gái’[3] như một khám phá, như lời trăn trối… Chắc Bạn biết và đã xem bức thứ này.
Trở về chia sẻ ‘Văn hóa’ của Đức cha Giuse…
Nhà Văn hóa- làm Văn hóa- Sống Văn hóa đích thực luôn khám phá cái đẹp, cái hay nơi người khác, trong xã hội dẫu ‘người khác’ ở đây bị kết án ‘con quỷ của làng Vũ đại’[4]… thì người ấy vẫn được trân trọng, yêu thương, vẫn còn hy vọng về lẽ thiện lương, quy thiện Chính Dân.
Xã hội xấu bởi những Con Người xấu. Xã hội đẹp bởi những Con người đẹp.
Nhà Văn hóa – sống Văn hóa luôn nhìn thấy cái đẹp nơi Con người, không bao giờ mất hy vọng.
Sống Văn hóa đầy lạc quan như thế thì đời là Biển Hồng ân chứ đâu còn bể thảm nữa !
Lm. Đaminh Hương Quất
[1]Ngày 13-3-1977, tại trường Nguyễn Ái Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể.” (x. Lê Duẩn, Wikipedia)
[2]x.baomoi.com
[3]dkn.tv
[4]Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao