Kinh Lạy Cha mới sẽ có hiệu lực vào ngày 3 tháng 12-2017
Anh ấy sao nguyên văn nội dung vừa nêu, có phần nầy: ”Kinh Lạy Cha mới sẽ có hiệu lực, thay vì đọc như mọi khi: ”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” thì giáo dân sẽ đọc: ”Xin đừng để chúng con vào trong cám dỗ… Từ năm 2013, cuối cùng các giám mục đã quyết định bỏ công thức ”xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, câu này làm cho người ta nghĩ các tín hữu bị chính Chúa đẩy họ trên con đường tuột dốc của tội lỗi. Thay vào đó là câu “xin đừng để chúng con vào trong cám dỗ”, mang ý nghĩa người tín hữu được Đấng tạo dựng nhân lành che chở.” (Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch.)
Anh ”dự tòng” ấy cũng xin mọi người cho biết ý kiến về thông báo đó.
Nhắm trả lời cho Anh ấy và rất nhiều Thân Hữu Công Giáo về nội dung phần dịch của ông Giuse Nguyễn Tùng Lâm, tôi xin mạo muội trình bày:
1- Khi dựng nên Thiên Thần, Chúa cũng ban cho các ngài ấy sự tự do và một số ”tài năng”. Chính vì kiêu ngạo (phạm thượng) muốn được bằng Chúa, một số Thiên Thần ”sáng láng” (Lucifer) bị trở thành Satan nên họ trả thù Thiên Chúa bằng cách phá hoại loài người do Ngài dựng nên thật tốt lành, giống Hình Ảnh Ngài!
2- Adam-Eva bị Satan cám dỗ ”ăn trái cấm” (phạm Luật Chúa) để được như những vị thần biết thiện, ác. Có lý trí, ”con người là thước đo mọi sự.” (Man is the measure of everything.) phải được trải qua thử thách (épreuve) như người mình nói: ”Lửa thử vàng, gian nan thử sức!” thì mới chứng tỏ ”giá trị nhân phẩm cao quý” của mình!
3- Ca-in và Abel cũng có tự do lựa chọn lễ vật dâng lên Thiên Chúa. Ca-in giết Abel vì ganh tuông với em mặc dù Thiên Chúa đã răn đe anh ta thế nầy: ”Nếu con hành động không tốt thì tội lỗi mai phục trước cửa, nó thèm con lắm. Nhưng con phải CHẾ NGỰ nó!”
4- Trong Cựu Ước, có vô số câu chuyện về việc con người bị cám dỗ, chẳng hạn: Saül ghen ghét David. Thiên Chúa đã âm thầm ngăn cản Saül là cho ông ấy ”thất bại” trong việc giết chết David! Tiếc rằng anh ta vẫn ngoan cố nên Ngài để mặc anh ta giết David, mà vẫn bất thành! Chính Chúa cũng cảnh báo Saül: ”Con muốn làm điều ác thì con sẽ nhận lấy nó!” (Saül, tu le veux, eh bien tu l’auras!)
5- Giuđa
Trong bữa ”Tiệc Ly”, Chúa cảnh báo mười hai Tông Đồ: “Ta bảo thật các con, có người trong các con sẽ nộp Ta.” (Mt 26,18. Mc 14, 18; Lc 22, 21-22; Ga 17, 12) Nhưng Giuđa sổ sàng đóng kịch: ”Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?” Ngài trả lời: “Chính con nói đó.” (Mt 26, 25) Thế là, sau khi ăn Mình Thánh Chúa, Giuđa đi gặp luật sĩ và tư tế Do Thái để nộp Ngài và nhận ba mươi đồng bạc!!!
6- Phêrô
Ông nầy quả quyết thưa với Chúa: “Dầu phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy.” (Mc 14, 31) Chúa còn báo trước với ông ấy: “Ta bảo thật: Nội đêm nay, gà chưa gáy hai lần thì chính con đã chối Ta ba lần.” (Mc 14,30) Chúa biết trước lòng dạ của hai ông, nhưng vẫn tôn trọng tự do của họ!
7- Thánh Thư Giacôbê 1,12-15:
”Phúc cho người kiên trì trong cơn thử thách vì, khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống mà Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Ngài. Bị cám dỗ thì đừng có nói: Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ! Vì Thiên Chúa không thể bị điều dữ cám dỗ và Ngài cũng không cám dỗ ai. Mỗi người có bị cám dỗ là do đam mê của mình nhử mồi, nhử thính. Rồi khi đam mê thai nghén thì đẻ ra tội; còn tội, khi đã phạm, thì sinh ra cái chết!”
8- Saulô trên đường Damas
Từ thiên Đàng, Chúa còn ngăn cản ông ta đi lùng bắt, sát hại Kitô hữu. Ngài biến ông ấy thành thánh sống Phaolô, người đầu tiên viết về Tin Mừng Cứu Rỗi!!!
9- Thánh Ca nhập Lễ
”Con sẽ bước lên Bàn Thờ vì chính Chúa làm tuổi xuân ca khúc hân hoan! Con sẽ bước lên Bàn Thánh, tế lễ mình, làm Của Lễ hy sinh. Này hồn tôi ơi, sao xao xuyến, đau thương? Tứ vi địch thù vây hãm, lo gì!!! Có Chúa trong thành, dịch thù tan nát hết! Chúa trong lòng ta, lo lắng gì, hồn tôi ơi!”
10- Toát Yếu Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo:
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” nghĩa là gì? (Số 2846-2849,2863)
Chúng ta xin Thiên Chúa, là Cha chúng ta, đừng để chúng ta đơn độc dưới quyền lực của cơn cám dỗ. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để biết nhận định, một đàng, giữa thử thách giúp ta tăng trưởng trong sự lành và sự cám dỗ dẫn đến tội lỗi và sự chết, và đàng khác, giữa bị cám dỗ và thuận theo cơn cám dỗ. Lời cầu xin này kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu, Ðấng đã chiến thắng cám dỗ bằng lời cầu nguyện của Người. Lời cầu này cũng van xin ơn tỉnh thức và bền đỗ đến cùng.
Lời kết
Căn cứ vào MƯỜI phần ở trên, câu ”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” KHÔNG THỂ ” là ”CÔNG THỨC” (sẽ BỊ BỎ bởi các giám mục!) Nó KHÔNG ”làm cho người ta nghĩ các tín hữu bị chính Chúa ĐẨY họ trên con đường tuột dốc của tội lỗi” như cách dịch (từ đâu mà tôi chẳng nghe, thấy) của tác giả Giuse Nguyễn Tùng Lâm! Chẳng lẽ, khi quyết định ”bỏ” Lời Chúa, các ngài ấy cũng ”bỏ quên” Lời Ngài: ”Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói chẳng bao giờ qua đi.”? (Matthêu 24,34-35)
Còn câu: ”Xin đừng để chúng con VÀO TRONG cám dỗ” (cách dịch của Tùng Lâm) càng sai với BẢN TÍNH THIÊN CHÚA là Đấng tốt lành, nhân hậu vô cùng!!!
Câu ”Xin chớ để chúng con SA chước cám dỗ” khiến tôi liên tưởng đến việc Chúa Giêsu được Thánh Linh đưa vào đồng vắng để ”chịu” cám dỗ của Satan! Chính Thánh Phaolô viết trong Hipri (Dothái) 2, 18: ”Vì đã trải qua thử thách và đau khổ thì Chúa có thể cứu giúp những ai bị thử thách.”
Satan xin Chúa cho nó được thử thách ông Gióp để thấy ông ta còn trung thành với Ngài không! Ngài liền cho phép Satan phá hoại nhà cửa và tài sản của ông ấy, nhưng không được đụng tới ông. Satan liền ra tay. Ông Gióp nói với vợ: “Chúng ta đón nhận điều lành bởi Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận hay sao?” (G 2,10)
Cúi xin Chúa đừng để con SA VÀO cạm bẫy của Satan!!!
Đức Quốc, 25.10.2017
Đaminh Phan văn Phước
CÁC BẢN DỊCH LỜI CHÚA:
1- Latinh in tại Stuttgart, Đức: Et ne nos inducas in tentationem,
Động từ ”inducare” có nghĩa là ”đưa, dẫn” (induire) và ”để, cho” ló ra, xuất hiện (faire paraître)… Như vậy, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Chúa Cha đừng để chúng ta sa (rơi) vào sự cám dỗ, tức là xin Ngài ban Ơn cho chúng ta chống lại được cơn cám dỗ. Bản Nova Vulgata (thời Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II), có Thần Học Gia uyên bác Ratzinger, tức nguyên Giáo Hoàng, cộng tác, ghi: ”et ne inducas nos in tentationem,” Chữ ”nos” nằm sau động từ ”inducas”.
2- Hylạp của Công Giáo và Chính Thống Giáo: καὶ μὴ εἰσενέγκῃς ἡμᾶς εἰς πειρασμόν,
3- Anh-Hylạp: And (καὶ) not (μὴ) lead (εἰσενέγκῃς) us (ἡμᾶς) into (εἰς) temptation (πειρασμόν),
4- Đức: Und führe uns nicht in Versuchung, (Bản Thống Nhất của Công Giáo và Tin Lành ở các nước nói tiếng Đức và bản của Luther.)
5- Pháp: Et ne nous soumets pas à la tentation, (La Bible de Jérusalem) Còn La Bible (L’original, avec les mots d’aujourd’hui: Kinh Thánh (Nguyên bản, với từ ngữ ngày nay, in tại Bỉ, ghi: ”Ne nous expose à la tentation” có cùng nghĩa với câu trong La Bible de Jérusalem.)
6- Tâybannha (của Hội Đồng Giám Mục Ecuador): Y no nos dejes caer en la tentación, (Chữ ”caer” có nghĩa: rơi.)