Chúng cần sự giúp đỡ để học biết điều gì là quan trọng. Chúng ta muốn con cái lớn lên thành những người có trách nhiệm. Chúng ta muốn chúng học biết cảm nhận, suy nghĩ và hành động với sự tôn trọng bản thân và người khác. Chúng ta muốn chúng theo đuổi những điều tốt đẹp cho bản thân, và đồng thời cũng biết quan tâm đến những nhu cầu và cảm nhận của người khác.
Rất nhiều bậc cha mẹ cũng muốn chia sẻ với con cái của họ những nhận thức về đạo đức và tôn giáo một cách sâu sắc như một nền tảng cho đạo lý hành xử. Là cha mẹ, chúng ta có thể cho con cái của chúng ta những gì tốt nhất của chúng ta bằng cách giúp chúng có được những thói quen và những đức tín mà chúng có thể dựa vào trong cuộc sống của chúng. Nếu chúng ta giúp trẻ học biết tích cực trong suy nghĩ và hành xử tốt, chúng sẽ có được cơ hội tốt nhất để sống một cuộc sốt tốt đẹp với tư cách là những cá nhân và những cá thể trong cộng đồng. Điều này đúng trong mọi hoàn cảnh, cho dù chúng trải qua hoàn cảnh không suông sẽ thế nào hoặc chịu những tác động xấu như thế nào.
Đối với bạn, trách nhiệm là gì?
Không ai trong chúng ta vừa sinh ra đã biết hành động có trách nhiệm. Tính trách nhiệm được hình thành qua thời gian. Nó được hình thành dần từ quan điểm của chúng ta và những thói quen hằng ngày kết hợp với những cảm xúc, suy nghĩ, và hành động. Những người có trách nhiệm hành động theo cách họ nên hành động cho dù có ai quan sát họ hay không. Họ hành động bởi vì họ hiểu rằng đó là một sự đấu tranh và họ có can đảm và sự tự chủ để hành động tử tế đúng mực, ngay cả khi họ bị cám dỗ làm ngược lại.
Chúng ta muốn con cái chúng ta coi trọng tính trách nhiệm. Chúng ta cũng muốn chúng phát triển thói quen và sự mạnh mẽ để hành động có trách nhiệm trong đời sống thường ngày của chúng. Học biết trách nhiệm bao gồm việc học biết:
• Tôn trọng và thể hiện sự cảm thông đối với người khác.
• Thành thật.
• Thể hiện lòng can đảm, dám đứng lên bảo vệ những nguyên tắc đúng đắn.
• Rèn luyện tính tự chủ trong việc hành động theo nguyên tắc.
• Duy trì sự tôn trọng bản thân.
Tôn trọng và cảm thông với người khác
Một phần trong tính trách nhiệm, con cái cần biết tôn trọng và thể hiện sự quan tâm đến người khác. Sự tôn trọng được thể hiện từ những cách cư xử cơ bản cho đến việc có sự cảm thông trước những đau khổ của người khác. Sự cảm thông được phát triển thông qua việc cố gắng nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác, và học biết rằng cảm giác của người khác cũng chính là cảm giác của chúng ta.
Việc tôn trọng người khác cũng bao gồm thói quen đối xử công bằng với từng cá nhân, không phân biệt sắc tộc, giới tính hay tôn giáo. Khi chúng ta trưởng thành, sự tôn trọng bao gồm việc nhận ra rằng tất cả những nghĩa vụ của chúng ta với người khác, như chăm sóc một thành viên trong gia đình đang bị ốm, là được tự do lựa chọn. Và nó còn bao gồm sự kiên nhẫn, bao dung đối với những người không có cùng niềm tin, sở thích nếu họ không làm hại đến người khác.
Những thói quen này đặc biệt quan trọng bởi vì rất nhiều điều sai trái mà nhiều người gây ra do sự thờ ơ trước những nỗi đau mà họ gây ra.
Thành thật
Thành thật có nghĩa là nói sự thật. Nó có nghĩa là không lừa gạt người khác để có được lợi ích cho bản thân. Nó cũng có nghĩa là cố gắng có những quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng, dựa trên những bằng chứng thay vì là thành kiến. Thành thật bao gồm việc đối xử với người khác và thành thật với chính bản thân chúng ta.
Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc thành thật với người khác, con cái của chúng ta cần học biết rằng để sống được với nhau phụ thuộc vào sự tin tưởng. Nếu không có sự thành thật, việc tin tưởng lẫn nhau là không thể.
Thành thật với bản thân bao gồm việc thẳng thắn với những sai lầm và thành kiến của bản thân, ngay cả khi chúng ta phải thừa nhận chúng trước người khác. Nó bao gồm cả việc tự kiểm điểm bản thân. Điều quan trọng ở đây chính là học được bài học từ những sai trái của chúng ta và cố gắng hết sức để sửa sai, và không tái phạm.
Can đảm
Can đảm chính là dám làm điều đúng đắn, ngay cả khi có thể phải mất mát gì đó. Nó không phải mang ý nghĩa táo bạo hay nhát gan, nhưng chính là hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nó bao gồm sự can đảm về mặt thể lý và lý trí để đưa ra những quyết định dựa trên những bằng chứng xác thực, và can đảm về mặt đạo đức để dám đứng lên bảo vệ những nguyên tắc của chúng ta.
Can đảm không có nghĩa là không bao giờ sợ hãi. Nó có thể có liên quan đến việc vượt qua những sợ hãi, chẳng hạn như sợ bóng tối. Nhưng con cái chúng ta cũng cần phải học biết rằng đôi khi, sợ hãi cũng không có gì sai.
Sự can đảm trở nên đặc biệt quan trong khi con cái ở vào tuổi thanh thiếu niên. Chúng thường đứng lên chống lại những bạn bè đồng trang lứa có khuynh hướng làm điều sai trái, chẳng hạn như sử dụng ma tuý.
Tự chủ
Tự chủ là khả năng chống lại hạnh vi không đúng đắn để hành động có trách nhiệm. Nó có liên quan đến tất cả những khía cạnh khác về trách nhiệm đã đề cập ở trên, bao gồm cả tôn trọng và cảm thông với người khác, thành thật và can đảm. Nó có liên quan đến sự kiên trì và bền bỉ với những quyết tâm dài hạn. Nó cũng có liên quan đến việc xử lý một cách hiệu quả những cảm xúc như giận dữ và rèn luyện phát triển tính kiên nhẫn.
Tự trọng
Những người với lòng tự trọng sẽ có được sự hài lòng nơi cách hành xử đúng đắn và những thành tựu khó đạt được. Họ không cần phải hạ thấp người khác hoặc có thật nhiều tiền để xem trọng bản thân. Những người tôn trọng bản thân cũng xem sự ích kỷ, mất tự chủ, thiếu thận trọng, hèn nhát và thiếu thành thật là sai trái và đáng khinh đối với họ. Khi họ trưởng thành, nếu họ học được những bài học về tính trách nhiệm, họ sẽ nuôi dưỡng được một lương tâm tốt để hướng dẫn họ.
Hơn nữa, những người biết tôn trọng bản thân sẽ coi trọng sức khoẻ và sự an toàn của bản thân. Tương tự, họ không chịu để bị người khác lôi kéo, chi phối. Kiên nhẫn và chịu đựng không có nghĩa là để người khác ngược đãi mình.
Song song với việc giúp con cái có được những đánh giá cao về chính bản thân chúng, chúng ta cũng cần để con trẻ biết rằng thất bại không có gì đáng xấu hổ cả khi chúng ta đã cố gắng hết sức. Ví dụ như việc thua cuộc khi chúng ta đã thi đấu hết sức, và đơn giản là đối thủ của chúng ta chơi hay hơn, không có gì là hổ thẹn cả.
Làm thế nào cha mẹ cổ vũ cho hành động có tính trách nhiệm?
Những trải nghiệm hằng ngày
Đặc biệt khi còn nhỏ, con cái học được nhiều nhất về tính trách nhiệm trong những tình huống cụ thể. Những gì chúng làm và những gì chúng chứng kiến sẽ có những ảnh hưởng lâu dài.
Chúng ta luôn dạy con cái bằng lời nói và qua hành động. Con cái học qua việc quan sát. Chúng học qua việc nghe thấy. Chúng học từ việc nghe lóm. Chúng học học lẫn nhau, từ chúng ta, từ bạn bè, từ những người lớn khác và từ chính bản thân chúng.
Tất cả chúng ta có được những thói quen nhờ lặp đi lặp lại, cho dù là học một loại nhạc cụ, hoặc tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm, hoặc chơi một môn thể thao, hoặc chia sẻ với người khác. Cách tốt nhất để động viên con cái trở thành người có trách nhiệm chính là bản thân chúng ta hành động một cách có trách nhiệm. Chúng ta phải thật sự cố gắng trở thành người mà chúng ta hy vọng chúng sẽ trở thành.
Qua lời nói và hành động của mình, chúng ta có thể thể hiện cho chúng thấy rằng chúng ta tôn trọng người khác. Chúng ta có thể cho chúng thấy rằng chúng ta cảm thông và quan tâm đến người khác khi họ đau khổ. Chúng cần nhìn thấy sự tự chủ, can đảm và thành thật nơi chúng ta. Chúng cần học biết rằng chúng ta đối xử với chính bản thân chúng ta cũng như đối với người khác bằng sự tôn trọng, và rằng chúng ta luôn cố gắng hết sức. Khi chúng lớn hơn, chúng nên có cơ hội học biết tại sao chúng ta lại sống như thế.
Vì con cái của chúng ta quan sát chúng ta mỗi ngày, khi chúng ta nói chuyện với chúng, khuyến khích chúng đặt câu hỏi và cố gắng giải đáp cho chúng một cách thấu đáo, chúng sẽ bắt đầu hiểu chúng ta – và chúng ta bắt đầu hiểu chúng. Hiểu biết rõ lẫn nhau chính là cách tốt nhất để dạy con cái chúng ta tôn trọng những đức tính tốt đẹp nơi chúng ta.
Dùng văn học và những câu truyện
Trẻ con học về tính trách nhiệm thông qua rất nhiều những hoạt động, bao gồm việc đọc truyện. Chúng học được thông qua việc phân việc những nhân vật. Trẻ con có thể trở nên xúc động trước những tác phẩm văn học hay, và chúng có thể muốn đọc đi đọc lại.
Trẻ con có thể học được rất nhiều những bài học từ những câu chuyện. Chúng có thể học được sự can đảm từ câu chuyện Đavít dám đấu với tên khổng lồ Goliat.
Khi chúng lớn hơn, việc đọc sách có thể giúp chuẩn bị cho trẻ những kiến thức thực tế và những trách nhiệm của một người lớn. Thường tốt hơn để trẻ đọc một quyển sách hay về chủ đề như: chiến tranh, sự áp bức, tự tử, hoặc những căn bệnh chết người trước khi tận mắt nhìn thấy những điều này.
Phát triển óc xét đoán và suy nghĩ thận trọng
Óc xét đoán về những vấn đề thuộc về đạo đức là một vấn đề thiết thực. Trẻ con chỉ phát triển khả năng xét đoán thế nào là một hành động có trách nhiệm, khi chúng xem trọng ý nghĩa của tính trách nhiệm, thông qua việc thực hành. Đặc biệt khi còn nhỏ, trẻ con cần nhìn thấy những vấn đề về đạo đức có ý nghĩa đối với chúng.
Chúng ta cũng có thể giúp con cái phát triển óc xét đoán giỏi bằng cách giải thích những tình huống phức tạp cho chúng. Một cách nữa để giúp chúng hiểu những kết quả dài hạn của những lựa chọn khác nhau. Nếu chúng kể cho chúng ta nghe về câu chuyện chúng vừa đọc, chúng ta có thể hỏi chúng thử tưởng tượng kết quả có thể xảy ra nếu một nhân vật mà chúng ưa thích có hành động khác đi.
Đôi khi, có thể rất khó để phân biệt giữa việc hành động can đảm và hành động thiếu thận trọng, hoặc làm thế nào để cân bằng những nhiệm vụ mâu thuẫn với nhau. Là cha mẹ, chúng ta có thể giúp đỡ bằng cách rõ ràng trong lời nói cũng như hành động của chúng ta, rất quan trọng khi trong những hoàn cảnh ấy, chúng ta phải suy nghĩ một cách cẩn trọng và thành thật về những gì nên làm, cũng như suy nghĩ xem những người khác chịu ảnh hưởng gì từ những việc chúng ta làm.
Khả năng của con cái suy luận những vấn đề khác nhau, bao gồm những vấn đề đạo đức, sẽ được hoàn thiện khi chúng trưởng thành. Việc suy luận không những chỉ có thể dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về tính trách nhiệm, hoặc những hành động phải thực hiện trong những tình huống phức tạp, nó còn có thể trở nên dễ dàng hơn để nhận biết hành động ích kỷ hay thiếu thận trọng. Nhưng nếu bạn giúp con trẻ của bạn phát triển thói quen biết quan tâm đến lợi ích của người khác, thành thật, can đảm và thán phục trước những thành tựu giá trị, con trẻ của bạn sẽ có được một nền tảng vững chắc để phát triển.
Chỉ cần nhớ một điều: dạy con cái bạn về tính trách nhiệm không có nghĩa rằng chúng ta không thể cười đùa hoặc chúng ta phải khắc khe. Con cái chúng ta cần nhận thấy rằng chúng ta có thể rất nghiêm túc về những nguyên tắc, nhưng chúng ta vẫn có thể vui đùa với chúng.