|
Câu trả lời phụ thuộc vào ý nghĩa của câu hỏi. Nếu câu hỏi có nghĩa là “Phải chăng có một danh sách phương pháp nuôi dạy con cái được ưa thích mà Giáo Hội đòi hỏi chúng ta sử dụng để nuôi dạy con?”. Câu trả lời “chắc chắn là không!”.
Nhưng nếu câu hỏi có nghĩa là “Có phải đức tin Công Giáo của chúng ta đòi buộc các bậc cha mẹ có một tâm thức nuôi dạy con cái phản ánh viễn tượng duy nhất của Giáo Hội về đời sống gia đình và lưu tâm đến viễn tượng này?” Thì câu trả lời là “Đúng vậy, không còn nghi ngờ gì nữa!”
Viễn tượng, Phương pháp, và Tâm thức
Đạo Công Giáo là một đức tin nhập thể. Người Công Giáo không thể chỉ cầu nguyện kêu cầu danh Chúa Giêsu và điều đó được thực hiện. Chúng ta phải sống khác. Vì vậy, trong khi các doanh nhân Công giáo không “bị Giáo Hội bắt buộc” sử dụng một thương hiệu phần mềm kế toán nào đó, họ bị thách đố có một tâm thức về công việc, quản lý, và tiền bạc, vốn phản ánh quan điểm của Giáo hội về kinh tế và ngược lại, cho biết hành vi và lựa chọn công việc của họ. Tương tự như vậy, Giáo Hội không bảo những người lính mặc đồng phục gì hoặc mang vũ khí gì, nhưng Giáo Hội nhấn mạnh rằng những người lính cần có một tâm thức qua nguyên tắc chiến tranh chính đáng (Just War) chi phối hành vi và sự lựa chọn của họ trên chiến trường.
Bằng cách này, Giáo Hội không bao giờ nói với các bậc cha mẹ “nuôi dạy con theo cách này”. Nhưng cũng không nói “Chỉ cần làm những gì tốt nhất đối với anh chị em!” Thay vào đó, Giáo Hộidạy rằng:“Là người Công giáo, chúng ta có một viễn tượng độc đáo về đời sống gia đình, vì thế các bậc cha mẹ Công giáo hãy nhớ viễn tượng đó khi đưa ra quyết định trong việc nuôi dạy con cái để viễn tượng này có thể được thực hiện và anh chị em có thể có trở thành chứng tá theo lời mời gọi của Giáo hội”. Vậy, viễn tượng đó là gì?
Viễn tượng
Đức Tổng Giám Mục Chaput có lần nhận xét rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết khoảng hai phần ba những điều mà Giáo hội nói về đời sống hôn nhân và gia đình. Thần học Thân xác của ngài được cho là có thể tạo thành tuyên bố về sứ mạng của đời sống gia đình Công Giáo. Nếu các bậc cha mẹ Công giáo đang tìm kiếm điều gì tạo nên viễn tượng Công giáo về đời sống gia đình, khác với các quan điểm khác của các giáo phái Tin Lành hay quan điểm tục hóa hơn, thì khó mà tìm một nơi tốt hơn là Thần học Thân xác. Và trong khi Thần học Thân xác không nói cho các bậc cha mẹ những phương pháp nuôi dạy con cái, thìvề bản chất, nó nói rõ những nguyên tắc nhất định về tình yêu và đời sống gia đình mà người Công giáo được khuyến khích đưa ra xem xét nghiêm túc khi lựa chọn phương pháp nuôi dạy con cái của mình. Thực vậy, các phương pháp nuôi dạy con cái chúng ta chọn thực sự là một loại giáo lý. Cách chúng ta tương tác với con cái – thậm chí hơn cả những gì chúng tanói với chúng – dạy chúng làm thế nào để nghĩ về tương quan, đời sống, đức tin, các ưu tiên, và đạo đức.
Thần học Thân xác và Giáo dục con cái: 2 nguyên tắcthực hành
Thần học Thân xác là một khối lượng lớn công việc, và bài viết này không có khả năng nói rõ viễn tượng độc đáo của đời sống gia đình một cách toàn diện, nhưng rút ra hai điểm từ TOB để cho bạn thấy được cách thức mà TOB có thể giúp các bậc cha mẹ có những lựa chọn nuôi dạy con cái thực sự được thông truyền bởi viễn tượng Công giáo về tình thân.
1. Tình yêu đượcthể hiện.
Thần học Thân xác dạy rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta thân xác để chúng ta có thể bày tỏ tình yêu dành cho nhau. Thật khó mà làm cho người khác có được cảm giác ấm áp. Để mang lại ý nghĩa thực sự, tình yêu phải được thể hiện bằng thân xác của chúng ta và thân xác của một người khác được trải nghiệm điều đó qua lời nói, hành động phục vụ, sự hiện diện, và tình cảm. Càng dùng thân xác biểu lộ tình yêu thì càng cảm nhận nó được sử dụng để giao tiếp ra sao, sự biểu lộ tình yêu càng thân mật.
Viễn tượng Công giáo về đời sống gia đình là một trong những hiện thân của tự hiến. Thiên Chúa ban cho các bà mẹ và những người cha thân xác để họ có thể ôm, giữ, bồng bế và âu yếm con cái mình để chúng có thể cảm nhận tình yêu bao la của Thiên Chúa một cách thực tế và hữu hình. Như Thần học Thân xác cho biết: “thân xác và chỉ có thân xác, mới có khả năng làm cho điều vô hình – như cái tâm linh và thần linh – thành hữu hình“. Con cái chúng ta trước tiên thực sự gặp gỡ tình yêu Thiên Chúa qua những đụng chạm yêu thương của chúng ta. Chúng ta càng yêu thương con cái bằng thể lý thì chúng càng dễ phát triển khả năng cảm nhận yêu thương và được yêu thương. Điều thú vị là, quan điểm thần học này được hỗ trợ bởi khoa học thần kinh. Tình cảm thể lý kích thích tăng trưởng thần kinh và myelin (sự tăng trưởng của lớp phủ xung quanh tế bào thần kinh làm cho chúng kích thích nhanh hơn và hiệu quả hơn) nhất là trong các bộ phận não chịu trách nhiệm về sự đồng cảm, mang những dấu hiệu trên khuôn mặt và xã hội, lý luận đạo đức, lòng nhân từ và các đặc điểm về xã hội. Thần học Thân xác dạy rằng sinh học là thần học vì dấu vân tay của Thiên Chúa hằn lên mọi thụ tạo. Nếu chúng ta muốn biết Thiên Chúa muốn chúng ta tương quan với nhau ra sao, hãy nhìn vào các mối liên hệ làm cho cơ thể chúng ta hoạt động tốt nhất.
Xem xét giáo huấn về hiện thân của tự hiến là dấu chỉ sau cùng của tình yêu, các bậc cha mẹ Công giáo có một định hướng rõ ràng nhằm tự hỏi chính mình để các phương pháp nuôi dạy con cái làm tốt hơn công việc thông truyền viễn tượng thể hiện tình yêu này: bú mẹ hay bú bình? dỗ ngủ hay ngủ nôi? cho khóc hay dỗ ngủ? v.v…. Viễn tượng Công giáo của tình yêu là hiện thân của tự hiến. Các bậc cha mẹ, những người muốn truyền đạt một viễn tượng Công giáo đích thực về đời sống gia đình làm tốt việc lựa chọn những phương pháp họ tin tưởng cầu nguyện chính là thể hiện tình yêu dựa trên thân xác mà họ có khả năng trao ban.
2. Tình yêu là sự thân mật
Thần học Thân xác cũng dạy rằng chúng ta được sáng tạo không chỉ vì tình yêu, mà còn là vì sự thân mật. Điểm chính của Tin Mừng là yêu thương, thân mật, hiệp nhất vĩnh cửu với Thiên Chúa và các Thánh Thông Công. Hãy nghĩ rằng sự thân mật là đơn vị đo lường cho tình yêu. Cũng giống như ounce, hoặc cốc, hoặc gallon cho chúng ta biết có bao nhiêu nước, thì sự thân mật cho chúng ta biết tình yêu được thể hiện như một cái ao hay một đại dương. Thần học thân xác cho chúng ta biết rằng gia đình là “Trường học yêu thương” giúp chúng ta trải nghiệm, càng nhiều càng tốt, đại dương của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Nói rộng ra, các gia đình Công giáo được khích lệ lựa chọn kiểu tương quan, tổ chức các ưu tiên của họ, và kỷ luật con cái nuôi dưỡng mức độ sâu xa nhất của khả năng thân mật.
Trong Thông điệp Tin Mừng Sự sống (Evangelium Vitae), Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết:“Bằng lời nói và bằng gương sáng, trong những tương quan và chọn lựa hằng ngày, và qua những cử chỉ và dấu hiệu cụ thể, cha mẹ khai tâm cho con cái vào tự do đích thực, được thể hiện trong việc hoàn toàn hiến thân, và họ vun trồng nơi con cái lòng tôn trọng người khác, ý thức về công bình, sự đón tiếp nhân hậu, việc đối thoại, sự phục vụ cách quảng đại, tình liên đới và các giá trị khác giúp ta sống cuộc đời như một hồng ân” (số 92).
Ở đây, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rõ một tuyên bố về sứ mạng cho các gia đình Công Giáo. Để tiếp cận việc nuôi dạy con cái bằng một tâm thức Công giáo đích thực, chúng ta phải đưa ra mọi lựa chọn của mình qua lời mời gọi tôn trọng, công bình, đón tiếp chân tình, đối thoại, phục vụ và cảm giác về tình yêu trong tâm trí.
Liệu Giáo Hội có dạy các bậc cha mẹ một cách chính xác bao nhiêu hoạt động cần con cái tham gia, hoặc lựa chọn các phương pháp kỷ luật nào, hoặc cha mẹ và con cái dành bao nhiêu thời gian cho nhau? Tất nhiên là không. Nhưng các bậc cha mẹ với tinh thần của Giáo Hội, khi bạn tự hỏi mình biết bao hoạt động con cái bạn có thể được tham gia trong khi vẫn giữ gìn tầm quan trọng hàng đầu của sự thân mật gia đình. Tương tự như vậy, bạn có thể xác định các phương pháp kỷ luật “Công giáo” hơn theo nghĩa chúng dựa trên tương quan hơn và thích hợp hơn để nuôi dưỡng đối thoại cởi mở và thân mật được nói đến trong Tông huấn Tin Mừng Sự sống.
Tại sao “Thực hiện những công việc dành cho bạn” là không đủ
Thần học Thân xác không cung cấp cho các bậc cha mẹ phát thảo kế hoạch chi tiết thuộc về phương pháp nuôi dạy con cái để bảo rằng, “thực hiện những phương pháp này thay vì những phương pháp kia”. Nhưng lại nói rằng: “Đây là tâm thức mà Thiên Chúa muốn bạn phải có về đời sống gia đình. Hãychọn cho phù hợp.”
Là các bậc cha mẹ Công giáo, hỏi thế này chưa đủ: “Những việc gì?”, hoặc “Những việc gì tốt nhất cho bạn?” Doanh nhân Công giáo không thể làm điều đó. Các binh lính Công giáo không thể làm điều đó. Các gia đình Công Giáo cũng không thể làm điều đó. Thay vào đó, từ một viễn tượng Thần học Thân xác, người Công giáo được thách đối với câu hỏi “Trong tất cả những cách khác nhau tôi có thể nuôi lớn con mình và tổ chức đời sống gia đình mình, lựa chọn nào cho phép tôi thực hiện công việc tốt nhất để tôi có thể làm chứng cho hiện thân của tự hiến và lời mời gọi thân mật nằm ở trung tâm của viễn tượng Công giáo về tình yêu?”
(Tạ Ân Phúc , UBMVGĐ/ Gregory Popcak, catholiceducation.org)