Khi còn nhỏ, những câu hỏi đạo đức mà chúng ta đã đối diện dường như khá đơn giản. Tôi có nên dối bố mẹ tôi không? Tôi có nên gian lận trong kỳ kiểm tra? Khi trưởng thành, chúng ta nhận ra rằng những vấn đề đạo đức quan trọng nhất mà chúng ta đối mặt thật tinh vi. Đây là số ít những cám dỗ hàng ngày mà chúng ta đối diện và những gợi ý giúp chúng ta làm thế nào để trở thành người nam hay người nữ đích thực.
Những việc bạn từ chối không làm
Chúng ta khởi đầu Thánh Lễ bằng việc xin sự tha thứ về những gì chúng ta đã làm và những việc chúng ta đã không làm. Thường thì những gì chúng ta đã không làm lại cho thấy sự thiếu sót về mặt đạo đức đáng nói hơn. Tôi đã từng từ chối khuyến khích ai đó hay thiếu đi sự ân cần chu đáo? Tôi có từ chối tha thứ hay không thực hiện lòng tốt? Hãy dừng lại để suy nghĩ về những cách mà bạn đã từ chối trao ban những món quà của bạn khi ở với gia đình, trong công việc hay trong cộng đoàn của bạn, và sau đó hãy mang quà tặng là chính mình trao cho thế giới.
Không giải quyết một vấn đề cốt lõi thâm niên
Những vấn đề cốt lõi thường thì ai cũng thấy nhưng chẳng ai bàn tới. Chúng có thể là những thói quen xấu, những phản ứng sai lầm đối với trạng thái căng thẳng, hay những phản ứng thái quá. Trong bất cứ vấn đề nào, sự thách đố đạo đức là phải đối diện và phải giải quyết nó. Sự trợ giúp có thể đến trong hình thức cầu nguyện, chia sẻ cởi mở với một người bạn về vấn đề này, hay tìm đến một chuyên viên tham vấn. Giá trị đạo đức không phải lúc nào cũng duy trì trong sự mạnh mẽ; thường nó được củng cố nơi vấn đề có thể được tìm thấy.
Bị tê bại trước nhiều nhu cầu trên thế giới
Bất kỳ ai dành sự quan tâm tới những tin tức dầu không thể giúp được gì nhưng được ý thức về một số lượng khổng lồ nhu cầu trên thế giới này. Có những ngày dường như bạn cảm thấy quá nhiều. Đây là một phương cách để đạt được sự thấu cảm với sự lao nhọc: chọn ra một hay hai lý do, tìm hiểu về chúng và làm những gì bạn có thể để đóng góp. Không ai có thể giải quyết mọi thứ, nhưng khoảng cách đạo đức giữa việc làm một số điều nào đó và việc không làm gì cả thì thật đáng nói.
Để nỗi sợ hướng dẫn cuộc sống của bạn
Bạn có thể bị ngỡ ngàng bởi có biết bao nhiêu điều bạn làm lại bị dẫn dắt bởi sự sợ hãi. Sợ bị thất bại, sợ bị mất những gì bạn đang sở hữu, sợ không được tôn trọng – bất kỳ nỗi sợ nào có thể thống trị cuộc sống của bạn. Nỗi sợ có thể phục vụ cách nào đó một mục đích có giá trị, nhưng nó phải được kiềm chế bởi một đức tin có nền tảng. Tín thác vào Thiên Chúa là phương dược tốt nhất đối với nỗi sợ, bởi vì nó cho phép chúng ta kiểm soát tốt nỗi sợ của chúng ta. Một khi bạn đã quyết định về một cách thức để hành động mà bạn sợ, hãy thừa nhận nỗi sợ của bạn và tiến lên phía trước. Một hành động như vậy là một hành động của đức tin.
Chọn những giải đáp dễ dãi đối với những vấn đề hóc búa
Khi phải thực hiện những quyết định khó khăn, chúng ta thường bị cám dỗ chọn những giải pháp quá đơn giản. Sống một cuộc sống đạo đức nghĩa là sẵn sàng kiên nhẫn khi cân nhắc những vấn đề khó khăn, dầu chúng liên quan đến các mối tương gia đình, công việc, cộng đoàn hay những vấn đề quốc tế. Chiến lược cho một đạo đức trưởng thành là phải sẵn sàng để sống trong sự băn khoăn lo lắng về những nan đề ấy mà không bị dao động bởi những người khác vốn có thể tạo nên trạng thái cảm xúc và nỗi sợ của chúng ta.
Chuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.
(dongten.net 12.11.2017/ loyolapress)