“Chúng ta chỉ tin vào Kinh Thánh mà thôi và trong Kinh Thánh là toàn bộ quy luật đức tin duy nhất đối với Kitô hữu !”
Có thể Quý Vị đã nghe nói những lời lẽ này hoặc lời lẽ nào đó rất tương tự, phát xuất từ một người Tin Lành Bảo Thủ hay Tin Lành Truyền Đạo. Những lời lẽ này thực chất là ý nghĩa của giáo thuyết Sola Sriptura, còn gọi là “Duy Kinh Thánh” có luận cứ là Kinh Thánh – theo hiểu biết của cá nhân người tín hữu – là cội nguồn duy nhất của quyền bính tôn giáo và là quy luật đức tin duy nhất, hoặc là tiêu chuẩn liên quan đến điều được tin. Với giáo thuyết này, là một trong những niềm tin cơ bản của Đạo Tin Lành, người Tin Lành phủ nhận có bất kỳ cội nguồn nào khác của quyền bính tôn giáo hay sự Mạc Khải thiêng liêng nào cho con người.
Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo lại tuân giữ quy luật đức tin trực tiếp và sát sườn này là huấn giáo của Giáo Hội; Giáo Hội tuần tự đón nhận huấn quyền của mình từ sự Mạc Khải thiêng liêng – bao gồm trong cả hai phương diện : Lời Chúa được viết ra, còn được gọi là Thánh Kinh; và bằng lời nói, hay Lời Chúa chưa được viết, được người ta biết đến như là “Thánh Truyền”. Huấn quyền hoặc “Magisterium” của Giáo Hội Công Giáo (do Đức Giáo Hoàng lãnh đạo), cho dù tự nó không phải là cội nguồn Mạc Khải thiêng liêng, thế mà lại có một sứ mạng được Thiên Chúa trao phó cho để giải thích và giảng dạy Kinh Thánh cũng như Thánh Truyền. Kinh Thánh và Thánh Truyền đều là nguồn mạch của học thuyết Công Giáo, là quy luật đức tin gián tiếp và từ xa của tín hữu Công Giáo.
Rõ ràng là hai quan điểm này dựa trên các điều cấu thành quy luật đức tin của người Kitô Hữu đã chống đối lẫn nhau, và người nào chân thành tìm đường theo Chúa Kitô phải chắc chắn rằng mình đang theo một con đường là sự thật.
Giáo thuyết Duy Kinh Thánh bắt nguồn từ Martin Luther, một Mục Sư người Đức sống trong thế kỷ thứ 16 đã ly khai Giáo Hội Công Giáo La Mã và khởi xướng Giáo Hội Tin Lành “Cải Cách” (1) nhằm đáp trả lại một số lạm dụng xuất hiện trong lòng Giáo Hội Công Giáo, Luther đã trở thành một đối thủ lớn tiếng về nhiều việc kiên quyết thực hành đức tin. Cho đến khi các lạm dụng đã được đề cập này trở thành thực tại và Luther được thanh minh cho các phản ứng của mình. Tuy nhiên, vì một loạt các sự đối đầu giữa ông và hàng Giáo Phẩm nảy nở rộng ra, nên các vấn đề tranh cãi đã trở thành trọng tâm hơn trong vấn nạn về quyền bính của Giáo Hội và – theo viễn cảnh của Luther – huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo có là quy luật đức tin hợp lệ hay không đối với người Kitô hữu.
Khi sự đương đầu giữa Luther và hàng Giáo Phẩm của Giáo Hội đã phát sinh và gia tăng sự căng thẳng, Luther kết tội Giáo Hội Công Giáo về việc đã sửa đổi sai lạc giáo thuyết Kitô Giáo cũng như đã bóp méo các chân lý Kinh Thánh, sau đó ông ngày càng trở nên tin tưởng rằng Kinh Thánh, theo hiểu biết của cá nhân người tín hữu, sẽ là thẩm quyền tôn giáo duy nhất đối với Kitô Hữu. Dần dần, ông loại bỏ Thánh Truyền cũng như huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo (với Đức Giáo Hoàng là thủ lãnh của Giáo Hội) cũng như việc Giáo Hội Công Giáo có thẩm quyền chính đáng.
Một người nào đó làm công việc thẩm xét một cách trung thực phải đặt câu hỏi : sau này, liệu giáo thuyết “Duy Kinh Thánh” của Luther có chân thực khôi phục chân lý đức tin, hay đúng hơn chỉ là phổ biến các quan điểm riêng lẻ của cá nhân về quyền bính của Giáo Hội Công Giáo. Rõ ràng là Luther tha thiết với niềm tin của mình, và ông đã thành công trong việc quảng bá các niềm tin ấy, nhưng ngay tự bản thân các sự việc này không bảo đảm cho những điều ông giáo huấn là đúng đắn. Bởi lẽ, khi tình trạng lành mạnh tinh thần của một con người, kể cả vận mệnh vĩnh cửu của một con người đang lâm nguy, thì người có niềm tin Kitô lại cần được chắc chắn tuyệt đối trong vấn đề này.
Dưới đây là hai mươi mốt luận đề giúp cho đọc giả xem xét kỹ lưỡng giáo thuyết Duy Kinh Thánh của Luther từ các nền tảng lý luận, lịch sử và tính chất Kinh Thánh, và cũng nhằm cho thấy thực sự giáo thuyết này không phải là chân lý Kinh Thánh xác thực, nhưng đúng hơn, đó là giáo thuyết do con người tạo ra.
1. Trong Kinh Thánh, Giáo thuyết Duy Kinh Thánh không được dạy dỗ ở bất cứ nơi nào cả.
Có lẽ lý do nổi bật nhất để bác bỏ giáo thuyết này là không có một câu nào trong Kinh Thánh dạy dỗ về giáo thuyết này, và vì thế, tự nó đã trở thành một giáo thuyết tự bác lại mình.
Các tín hữu Tin Lành vẫn thường đưa ra các câu như trong Thư thứ 2 của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, từ câu 16 đến câu 17 – hoặc Sách Khải Huyền (Mạc Khải Lục), đoạn 22, từ câu 18 đến câu 19 để bênh vực cho giáo thuyết Duy Kinh Thánh, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng hai đoạn văn này người ta dễ dàng minh chứng rằng các đoạn văn ấy không hỗ trợ một chút nào cho cái giáo thuyết ấy cả.
Trong Thư thứ 2 của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, từ câu 16 đến câu 17, chúng ta đọc thấy : “Tất cả những gì viết trong Kinh Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.” Có 5 luận đề xói mòn sự giải thích của Duy Kinh Thánh trong đoạn văn này :
1/ Từ ngữ Hy Lạp ophelimos (“có ích”) được dùng trong câu 16 có nghĩa là “thuận lợi, hữu ích” chứ không có nghĩa là “đủ”. Một thí dụ cho hai sự khác nhau này là : khi nói nước có ích cho đời sống chúng ta – thậm chí còn cần thiết nữa là đàng khác – nhưng chưa hẳn là đủ, tức là : nó không phải là thứ duy nhất mà chúng ta cần để tiếp tục tồn tại. Chúng ta cũng còn cần đến lương thực, quần áo, nơi nương náu v.v… Nói cách khác, Kinh Thánh hữu ích trong đời sống của tín hữu, nhưng Kinh Thánh không bao giờ là phương tiện để trở thành nguồn giáo huấn duy nhất cho người Kitô Hữu, là điều duy nhất mà người có niềm tin cần đến.
2/ Từ ngữ Hy Lạp pasa, vẫn thường được diễn tả như là “tất cả”, có ý nghĩa thực tế là “mọi”, nó có ý nghĩa đề cập đến mỗi một và tất cả từng cấp bậc được biểu hiện bởi danh từ nối liền với nó (2). Nói cách khác, đọc chữ Hy Lạp (pasa) này theo cách nó chỉ định cho từng và cho mọi “câu Kinh Thánh” mới là hữu ích. Nếu như học thuyết Duy Kinh Thánh là sự thật, rồi căn cứ vào câu 16 theo tiếng Hy Lạp, thì mỗi một và mọi quyển Kinh Thánh đã có thể tự đứng vững như là quy luật đức tin duy nhất, một vị thế rõ ràng là vô lý.
3/ “Kinh Thánh” mà Thánh Phaolô đang đề cập ở đây chính là Cựu Ước, một sự kiện được Thánh Phaolô làm cho dễ hiểu khi đề cập đến nhân vật trong Kinh Thánh (hiểu là Sách Thánh) mà ông Ti-mô-thê đã biết từ “thời thơ ấu” (câu 15). Tân Ước như chúng ta biết lúc đó chưa có, hay tốt nhất hãy hiểu là chưa hoàn chỉnh, vì thế Tân Ước không thể đơn giản được bao gồm trong sự hiểu biết của Thánh Phaolô về thuật ngữ “Kinh Thánh” có ý nghĩa gì. Nếu chúng ta đón nhận lời của Thánh Phaolô theo giá trị bề mặt, vậy thì theo giáo thuyết Duy Kinh Thánh, Cựu Ước sẽ có nghĩa là quy luật đức tin duy nhất của người Kitô hữu. Đây là một tiền đề mà tất cả mọi Kitô hữu sẽ loại bỏ.
Người Tin Lành có thể đáp trả lại đề tài tranh luận này bằng việc biện luận rằng ở đây Thánh Phaolô không bàn bạc đến thư bộ Kinh Thánh (là danh sách các quyển sách có căn cứ đích xác được bao gồm trong bộ Thánh Kinh), mà đúng hơn là Thánh Phaolô đề cập đến bản chất của Kinh Thánh. Trong khi lời quyết đoán này có một số giá trị nào đó, thì vấn đề thư bộ (quy điển) ở đây cũng có liên quan, vì những lý do như sau : trước khi chúng ta có thể nói về bản chất của Kinh Thánh như là một hiện thể theopneustos hay “được linh hứng” (theo nghĩa đen là “được Thiên Chúa nói thầm”), khi chúng ta nói đến “Kinh Thánh” thì điều bắt buộc chúng ta phải khẳng định chắc chắn là những quyển sách mà chúng ta muốn nói đến, đều được Thiên Chúa linh hứng; nói cách khác, những bài viết không đúng đắn có thể được gắn cho nhãn hiệu “được linh hứng”. Ở đây, những lời của Thánh Phaolô đảm nhận một chiều kích mới khi Tân Ước đã được trọn vẹn, khi rốt cuộc các Kitô hữu cũng đã đề cập đến lời của Thánh Phaolô, trở thành câu “Kinh Thánh”. Rồi người ta cũng có thể cãi là thư bộ Kinh Thánh cũng là vấn đề tranh cãi ở đây, khi Thánh Phaolô – viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần – nhấn mạnh đến sự kiện tất cả (chứ không phải chỉ là một số) sách Kinh Thánh được linh hứng. Tuy nhiên, câu hỏi được nêu ra ở đây là : “Làm sao chúng ta có thể chắc chắn là chúng ta có tất cả mọi bản văn chính xác ?” Rõ ràng là chúng ta chỉ có thể biết câu trả lời một khi chúng ta hiểu thư bộ Thánh Kinh là gì. Một câu hỏi như thế đặt ra một vấn đề cho các tín hữu Tin Lành chứ không cho các tín hữu Công Giáo, như sau này có một thẩm quyền không thể sai lạc (thẩm quyền vô ngộ) trả lời cho câu hỏi này.
4/ Chữ Hy Lạp artios, ở đây được dịch là “thập toàn”, có lẽ trong cái nhìn thoáng qua đầu tiên khiến sự thể dường như các Sách Kinh Thánh quả thật là tất cả những điều cần thiết. Người ta sẽ có thể hỏi “Sau cùng, nếu các Sách Kinh Thánh khiến cho người của Thiên Chúa được thập toàn, vậy còn cần đến điều gì khác nữa ? Chẳng phải chính từ ngữ “thập toàn” có ngụ ý là không thiếu điều gì hay sao ?”
Được rồi. Sự khó khăn với một cách giải thích như thế là ở chỗ bản văn này không nói rằng chỉ duy nhất bằng phương tiện các Sách Kinh Thánh mà người của Thiên Chúa mới trở nên “thập toàn”. Bản văn – nếu có bất kỳ điều gì – tỏ ra một cách chính xác là sự đối nghịch sẽ thành sự thật, tức là, phải vận dụng các Sách Kinh Thánh phối hợp với các thứ khác. Hãy lưu ý là không phải bất cứ ai cũng đều được trở nên thập toàn, mà đúng ra là “người của Thiên Chúa” mới được trở nên thập toàn – điều ấy có nghĩa là một thừa tác viên của Đức Kitô (x. 1 Tm 6,11), là một giáo sĩ. Thật ra, cá nhân này là người thừa tác của Đức Kitô, là người đã được huấn luyện và giáo huấn nhằm chuẩn bị để đảm nhận lấy nhiệm vụ của mình. Ở vào trường hợp này, các Sách Kinh Thánh sẽ đơn thuần là một mục trong một loạt các khoản mục làm cho người của Thiên Chúa này được “thập toàn”. Các Sách Kinh Thánh sẽ kiện toàn danh sách các mục cần thiết hay sẽ là một mục nổi trội trên các khoản mục, nhưng chắc chắn là các Sách Kinh Thánh không là mục duy nhất trong danh sách các khoản mục cũng như không có ý định trở nên tất cả những điều cần thiết.
Bằng phương pháp loại suy, hãy liên tưởng đến một vị bác sĩ. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nói sự việc tương tự như : “quyển Sách Tham Khảo trên bàn làm việc của Y Sĩ (sách tham khảo tiêu chuẩn y tế) khiến cho vị Bác Sĩ Đa Khoa trở nên thập toàn, để vị bác sĩ ấy có thể chữa trị bất kỳ tình trạng y tế nào.” Điều rõ ràng là khi phát biểu như thế không có nghĩa là tất cả mọi bác sĩ đều cần đến quyển sách Tham Khảo này. Nó cũng chẳng phải là mục cuối cùng trong danh sách hoặc nó chỉ là một mục nổi trội mà thôi. Bác sĩ cũng còn phải cần đến ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, những kiến thức đã huấn luyện mình v.v…nữa chứ. Các mục khác này đã được lường trước bằng sự việc chúng ta nói về một vị bác sĩ hơn là nói về một người không phải là bác sĩ. Như thế, sẽ là điều sai lạc khi cho rằng một khi sách tham khảo làm cho vị bác sĩ trở nên thập toàn hay cho rằng nó là vật duy nhất làm cho bác sỹ được như vậy.
Cũng vậy, coi như chữ “thập toàn” này như có nghĩa là “khoản mục thiết yếu duy nhất” đem lại kết quả mâu thuẫn trong Kinh Thánh. Bởi trong Thư của Thánh Gia-cô-bê, đoạn 1, câu 4, chúng ta đọc thấy lòng kiên nhẫn – hơn là đọc thấy tính chất Thánh Kinh – tiếp tục làm cho thập toàn : “Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo (thập toàn), để anh em nên hoàn hảo (thập toàn), không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.” Lúc này, thật sự có một chữ Hy Lạp khác (teleios) được dùng ở đây cho ý nghĩa “thập toàn”, nhưng sự việc vẫn cơ bản còn có một ý nghĩa tương tự. Bây giờ, nếu có người thừa nhận một cách đúng đắn rằng lòng kiên nhẫn rõ ràng không phải là điều duy nhất mà người Kitô Hữu cần đến để trở nên thập toàn, thì một phương pháp giải thích nhất quán sẽ buộc người ta cũng phải thừa nhận rằng Kinh Thánh không phải là tư tưởng duy nhất mà “người của Thiên Chúa” cần đến để trở nên thập toàn.
5/ Từ ngữ Hy Lạp exartizo trong câu 17, ở đây được dịch là “được trang bị” (các phiên bản Thánh Kinh khác đọc tương tự như “được trang bị đầy đủ” hay “được trang bị triệt để”) được những tín hữu Tin Lành đề cập đến như là “chứng tích” của Duy Kinh Thánh, vì chữ này – một lần nữa – có thể được đón nhận như là không có điều gì khác cần thiết đối với “người của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, cho dù người của Thiên Chúa có thể “được trang bị” hay “được trang bị triệt để”, thì sự kiện này tự thân nó trong nội tại không phải là một bảo đảm cho mình biết được cách thức giải thích đúng đắn và cách thức áp dụng bất cứ đoạn văn Kinh Thánh nào được ban hành. Giáo Sỹ cũng phải được giáo huấn cách thức sử dụng đúng đắn các câu Kinh Thánh, cho dù mình đã “được trang bị” các câu Kinh Thánh này rồi.
Hãy một lần nữa liên tưởng đến phương pháp loại suy y khoa. Hình ảnh là một sinh viên y khoa trong công việc bắt đầu làm bác sỹ tập sự. Người ấy có thể có tất cả những dụng cụ trang bị cần thiết để tùy nghi sử dụng trong việc thực hiện một cuộc phẫu thuật (tức là người ấy “được trang bị triệt để” hay “được trang bị” cho một thủ tục giải phẫu), nếu người ấy không dành ra thời gian cùng với các vị bác sỹ khác là những bác sỹ nội trú có thẩm quyền, quan sát theo dõi các kỹ thuật của họ, học hỏi các kỹ năng của họ, và thực hành một số các thủ tục về công việc của mình, thì các dụng cụ phẫu thuật cho người ấy tùy nghi sử dụng đều cơ bản là vô dụng. Thật ra, một khi người ấy không học hỏi cách thức sử dụng các dụng cụ ấy một cách đúng đắn, thì các dụng cụ ấy có thể thực sự trở thành các vật gây họa trong tay người bác sỹ thực tập ấy.
Sự việc cũng thế với “người của Thiên Chúa” và Kinh Thánh. Kinh Thánh, cũng giống như các dụng cụ phẫu thuật, chỉ đem lại sự sống khi được sử dụng đúng. Khi được sử dụng không thích hợp, thì các kết quả chính xác là điều trái ngược có thể thể xảy ra. Có lần trước đây, Kinh Thánh có thể đã đem lại sự đổ vỡ về thể chất hay thậm chí còn đem lại cái chết; trong trường hợp khác, Kinh Thánh có thể đã đem lại sự đổ vỡ tâm linh hay còn đem lại cái chết tâm linh nữa. Bởi vì Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta vận dụng cho đúng hay ngắt ra cho đúng lời chân lý (tham khảo 2 Tm 2,15), Tuy nhiên, chính vì có thể vận dụng không đúng hay ngắt đoạn không đúng Kinh Thánh – thì đa phần giống như một người sinh viên y khoa không được huấn luyện sẽ sử dụng không đúng các dụng cụ phẫu thuật của mình.
Về đoạn 22, từ câu 18 đến câu 19 trong Sách Khải Huyền (Mạc Khải Lục), có hai luận đề làm trốc gốc sự giải thích theo Duy Kinh Thánh về các câu văn này. Đoạn văn – gần là đoạn cuối cùng trong Kinh Thánh – viết rằng : “Với bất cứ ai nghe sấm ngôn trong sách này, tôi xin chứng thực: Ai mà thêm điều gì vào đó, thì Thiên Chúa sẽ thêm cho người ấy những tai ương mô tả trong sách này ! Ai mà bớt điều gì trong các lời của sách sấm ngôn này, thì Thiên Chúa sẽ bớt phần người ấy được hưởng nơi cây Sự Sống và Thánh Thánh, là cây và thành mô tả trong sách này !”
2. Kinh Thánh cho biết rằng để bổ sung cho Lời được viết, chúng ta được chấp nhận Khẩu Truyền
Thánh Phaolô vừa giao phó và vừa ra lệnh nắm giữ lấy khẩu truyền. Ví dụ như, trong Thư thứ nhất gửi các tín hữu Cô-rinh-tô, đoạn 11, câu 2, chúng ta đọc thấy : “Tôi có lời khen anh em đã nhớ đến tôi trong mọi dịp và nắm giữ các quy định tôi đã để lại cho anh em (Truyền Thống).” (4) Rõ ràng là ở đây, Thánh Phaolô đang gửi gấm việc nắm giữ khẩu truyền, và đặc biệt phải được ghi chép lại mà Ngài tán thưởng các tín hữu đã thực hiện điều ấy (“Tôi có lời khen”). Trong đoạn văn này thật rõ ràng cũng là sự kiện tính toàn vẹn khẩu truyền của Thánh Tông Đồ đã được duy trì một cách trong sáng, đúng như Đức Chúa đã hứa sự việc sẽ phải như vậy, qua sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần (x. Ga 16,7)
Có lẽ sự ủng hộ rõ ràng nhất của Kinh Thánh đối với khẩu truyền, có thể đọc thấy trong Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi các tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca, đoạn 2, câu 15, ở đây các Kitô hữu thực sự được trao mệnh lệnh : “Vậy, thưa anh em, anh em hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em, bằng lời nói hay bằng thư từ.” Đoạn văn này quan trọng ở chỗ :
A/ Tỏ ra cho thấy sự hiện hữu của các truyền thống sống động trong bài giảng dạy của các Thánh Tông Đồ,
B/ Dứt khoát bảo cho chúng ta rằng các tín hữu phải có cơ sở vững chắc trong Đức Tin nhờ vào việc gắn chặt với các truyền thống này.
C/ Nói rõ là các truyền thống này đều là các truyền thống được ghi chép lại và cũng được khẩu truyền.
Bởi ở đây Kinh Thánh nói một cách rành mạch là các khẩu truyền – nguyên thủy là khẩu truyền đáng tin cậy và của các Thánh Tông Đồ – phải được “nắm giữ” như là một thành phần hợp lệ của Kho Tàng Đức Tin (Kho Tàng Mặc Khải), vậy, bởi nguyên cớ hay lý do gì mà các tín hữu Tin Lành gạt bỏ các truyền thống ấy ? Bởi thẩm quyền nào mà họ lại khước từ huấn lệnh rõ ràng của Thánh Phaolô ?
Hơn thế nữa, chúng ta phải xem xét câu văn trong đoạn này. Chữ Hy Lạp krateite được dịch ở đây là “nắm giữ”, có nghĩa là “trở nên mạnh mẽ, có uy quyền, thắng thế” (5) Ngôn ngữ này hết sức rành mạch, và nó biểu thị tầm quan trọng của việc duy trì các truyền thống này. Lẽ dĩ nhiên người ta phải phân biệt giữa Truyền Thống [Thánh Truyền] (chữ T viết hoa) là một phần của Mạc Khải từ nơi Thiên Chúa, mặt khác, và còn một mặt khác nữa, các truyền thống (chữ t viết thường) của Giáo Hội, cho dù là tốt lành, sau này đã phát triển trong Giáo Hội và không phải là một phần của Kho Tàng Đức Tin. Một thí dụ của sự việc là một phần của Truyền Thống, sau này sẽ là Bí Tích Rửa Tội cho trẻ sơ sinh; một thí dụ về truyền thống của Giáo Hội sau này sẽ là niên lịch ngày lễ Kính các Thánh của Giáo Hội. Bất cứ điều gì thuộc về Truyền Thống đều thuộc về sự xuất phát từ nơi Thiên Chúa và từ đây sẽ bất khả biến đổi, trong khi đó, các truyền thống của Giáo Hội đã được Giáo Hội thay đổi. Thánh Truyền được xem như là một luật đức tin nhờ vào việc tỏ ra những điều Giáo Hội đã liên lỷ tin tưởng qua hàng thế kỷ và cách thức để luôn hiểu được Thánh Truyền nơi bất kỳ phân đoạn nào mà Thánh Kinh đưa ra. Một trong các phương cách chính yếu mà theo đó Truyền Thống đã được chuyển xuống cho chúng ta, là sự công khai thờ phượng Thiên Chúa trong giáo thuyết chứa đựng trong các các bản văn phụng vụ cổ xưa.
Điều phải được ghi nhận là : các tín hữu Tin Lành kết tội người Công Giáo cổ động các học thuyết có tính chất “phi Thánh Kinh” hay có tính chất “tiểu thuyết” đặt nền tảng trên Truyền Thống, đồng thời họ quả quyết rằng Truyền Thống như thế chứa đựng các học thuyết đều xa lạ với Thánh Kinh. Tuy nhiên, sự quả quyết này hoàn toàn không xác thực. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Thánh Truyền không chứa đựng bất cứ những điều gì đi ngược lại với Kinh Thánh. Một số nhà tư tưởng Công Giáo thậm chí còn nói rằng không có điều gì trong Thánh Truyền mà không tìm thấy trong Kinh Thánh, ít nhất là dạng thức hoàn hảo hay còn trong trứng nước. Chắc chắn là cả hai dạng này đều chí ít là hài hòa trọn vẹn và luôn hỗ trợ cho nhau. Đối với một số các học thuyết, từ Thánh Truyền hơn là từ Kinh Thánh mà Giáo Hội rút ra được sự hiểu biết của Kinh Thánh, thậm chí các học thuyết ấy vẫn thường được ám chỉ hay nói bóng gió về các học thuyết ấy trong Kinh Thánh. Lấy thí dụ như những điều sau đây được đặt nền tảng rộng rãi trên Thánh Truyền : Bí Tích Rửa Tội cho trẻ sơ sinh, thư bộ Kinh Thánh, trọn đời đồng trinh của Đức Trinh Nữ Maria, ngày Chúa Nhật (hơn là ngày Thứ Bảy) là Ngày Của Chúa, và Sự Thăng Thiên của Đức Mẹ.
Thánh Truyền bổ sung cho chúng ta sự hiểu biết Kinh Thánh, và vì thế, Thánh Truyền không phải là một nguồn mạch Mạc Khải xa lạ chứa đựng các học thuyết xa lạ với Kinh Thánh. Điều rất khác biệt là : Thánh Truyền phục vụ như là những kỷ niệm sống động của Giáo Hội, nhắc nhở cho Giáo Hội về những điều mà tín hữu đã tin tưởng một cách liên lỷ và một cách kiên định, đồng thời cũng nhắc nhở cho những người hiểu biết và giải thích một cách đúng đắn ý nghĩa của các đoạn văn Kinh Thánh (6). Chắc chắn điều Thánh Truyền nói với người đọc Thánh Kinh là : “Anh em đã và đang đọc một quyển sách hết sức quan trọng chứa đựng mạc khải của Thiên Chúa ban cho con người. Giờ đây, hãy cho tôi giải thích với anh em cách thức mạc khải của Thiên Chúa luôn được hiểu và đưa ra thực hành nơi những người có đức tin ngay từ thời tiên khởi của Giáo Hội.”
3. Kinh Thánh gọi Giáo Hội chứ không gọi Kinh Thánh là “Cột Trụ và Nền Tảng của Sự Thật”
Thật hết sức thú vị khi ghi nhận trong Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, câu 15, chúng ta thấy không phải Kinh Thánh mà là Giáo Hội – đó là cộng đoàn sống động của các tín hữu được Thánh Phaolô và các Thánh Tông Đồ sáng lập và được các người kế vị của các Thánh Tông Đồ dẫn dắt – được gọi là “cột trụ và nền tảng của Sự Thật”. Lẽ dĩ nhiên, đoạn văn này không có nghĩa là giảm thiểu tầm quan trọng của Thánh Kinh trong bất bất cứ phương diện nào, nhưng nó lại mong muốn thể hiện rằng Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập một Giáo Hội tuyên huấn và có thẩm quyền, là Giáo Hội được ủy quyền để dạy dỗ cho “muôn dân” (Mt 28,19). Ở đoạn văn khác cũng trong sách Phúc Âm này, Giáo Hội được Chúa Kitô hứa rằng các cửa Hỏa Ngục sẽ không thắng nổi (Mt 16,18), Người sẽ luôn ở cùng với Giáo Hội (Mt 28,20), và Người sẽ ban Chúa Thánh Thần dạy dỗ Giáo Hội sự thật toàn vẹn (Ga 16,13). Đối với cái đầu hữu hình của Giáo Hội của Người, là Thánh Phêrô, Chúa phán : “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên Trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên Trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,19). Bằng chứng hết sức rõ ràng từ những đoạn văn này là Chúa đã nhấn mạnh thẩm quyền của Giáo Hội của Người và vai trò mà Giáo Hội sẽ có trong việc gìn giữ và định rõ Kho Tàng Đức Tin.
Điều cũng rõ ràng là từ những đoạn văn này, chính Giáo Hội ấy sẽ không thể sai lầm được, vì giả như ở vào một thời kỳ nào đó trong lịch sử của mình, Giáo Hội có quyết định dạy điều sai lầm cho Giáo Hội như là một tổng thể các vấn đề về đức tin hay luân lý – thậm chí chỉ có tính cách tạm thời – thì Giáo Hội vẫn không ngừng là “cột trụ và nền tảng của Sự Thật”. Bởi vì một “nền tảng” hay “nền móng” bằng chính cái bản chất của nó có nghĩa là trở nên một nguồn hỗ trợ, cung cấp thường xuyên, cũng bởi vì đoạn văn nói đến trên không cho phép từ khả năng của Giáo Hội mà lại luôn luôn rõ ràng giáo huấn điều sai lầm về luân lý và học thuyết, kết luận hợp lý duy nhất là Chúa đã hết sức cân nhắc việc thiết lập Giáo Hội của Người và Người đang đề cập đến tính không thể sai lầm được của Giáo Hội khi Người gọi Giáo Hội là “cột trụ và nền tảng của sự thật.”
Tuy nhiên, người Tin Lành có một tình huống khó xử ở chỗ này, là việc quả quyết Kinh Thánh đối với người tín hữu là quy luật duy nhất của Đức Tin. Bấy giờ, khả năng nào cho Giáo Hội là “cột trụ và nền tảng của sự thật” nếu Giáo Hội không được phục vụ như là một thẩm quyền vô ngộ đã được Chúa Kitô thiết lập ? Làm sao mà Giáo Gội có thể trở thành “cột trụ và nền tảng” nếu Giáo Hội không hữu hình, không có khả năng thiệt thực để phục vụ như là một thẩm quyền trong đời sống Kitô hữu ? Thực ra người Tin Lành phủ nhận Giáo Hội là “cột trụ và nền tảng của sự thật” qua việc phủ nhận Giáo Hội có thẩm quyền giáo huấn.
Cũng vậy nữa, người Tin Lành hiểu cái thuật ngữ “Giáo Hội” có một ý nghĩa khác với ý nghĩa mà Giáo Hội Công Giáo hiểu về thuật ngữ này. Người Tin Lành xem “Giáo Hội” như là một thực thể vô hình, và theo họ, thuật ngữ “Giáo Hội” ám chỉ một cách chung nhất về tất cả các người tin vào Chúa Kitô trên khắp thế giới, những người được hiệp nhất trong đức tin vào Chúa Kitô, bất kể các biến đổi chủ yếu trong học thuyết và lòng trung thành với giáo phái của mình. Mặt khác, người Công Giáo hiểu thuật ngữ “Giáo Hội” có nghĩa chúng ta không chỉ là những người thực sự tin tưởng, là những người được hiệp nhất trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Kitô, mà đồng thời chúng ta còn hiểu rằng thuật ngữ “Giáo Hội” cũng đang đề cập đến một thực thể hữu hình có tính lịch sử, tức là, một và chỉ một tổ chức đó có thể lần ngược trở lại liên tục không đứt quãng về với tông giống của Giáo Hội cho đến ngay chính các Thánh Tông Đồ : đó là Giáo Hội Công Giáo. Chính Giáo Hội này và duy nhất Giáo Hội này, đã được Chúa Kitô thiết lập, đã duy trì tính chất tuyệt đối trước sau như một trong học thuyết qua suốt sự hiện hữu của Giáo Hội, và vì thế, duy nhất Giáo Hội này có thể được tuyên bố Giáo Hội chính là “cột trụ và nền tảng của sự thật.”
Bằng việc so sánh, Đạo Tin Lành đã biết đến lịch sử của những chao đảo và thay đổi của học thuyết, và không hoàn toàn đồng ý hai tên gọi này – thậm chí nơi các đề tài chủ yếu trong học thuyết. Những thăng trầm và thay đổi ấy không thể được coi như là một nền móng hay “nền tảng của sự thật”. Khi nền móng của một công trình kiến trúc trồi sụt hay được bố trí không thích hợp, thì ngay những thứ chống đỡ cho công trình kiến trúc ấy cũng không đáng tin cậy (xem Mt 7,26-27). Nhờ thực hành mà niềm tin của Đạo Tin Lành đã phải chịu đựng sự thay đổi cả trong các tên gọi và qua sự liên tục xuất hiện các tên gọi mới, những niềm tin này giống như một nền móng trồi sụt và biến động. Tuy nhiên, những niềm tin ấy không ngừng đưa ra lời chống đỡ cần thiết để duy trì công trình kiến trúc mà họ gìn giữ, và sự toàn vẹn của công trình kiến trúc ấy bị tổn hại, rõ ràng là Chúa không dự định cho những người đi theo Chúa xây dựng căn nhà tâm linh của mình trên một nền móng không thể tin cậy như thế.
4. Đức Kitô bảo chúng ta hãy phục tùng Đấng Thẩm Quyền của Giáo Hội
Trong Sách Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, đoạn 18, từ câu 15 đến câu 18, chúng ta thấy Đức Kitô chỉ dẫn cho các môn đệ của Người về cách thức sửa chữa cho một người anh em trong đức tin. Trong ví dụ này, nói một cách rốt ráo, Chúa xác định Giáo Hội hơn là Kinh Thánh như một thẩm quyền cuối cùng để mà thưa gửi. Chính Người nói rằng nếu người anh em phạm tội : “Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế” (Mt 18,17) – tức là, như một người ngoài bị thất lạc. Hơn thế nữa, Chúa còn long trọng tái nhấn mạnh huấn quyền vô ngộ của Giáo Hội trong câu 18, Người nhắc lại lời tuyên bố trước đây về uy quyền tháo-buộc (Mt 16,18-19), lúc này Người hướng dẫn cho các Thánh Tông Đồ là một nhóm, hơn là chỉ cho Thánh Phêrô : “Thầy bảo thật anh em : dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên Trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên Trời cũng tháo cởi như vậy.” (Mt 18,18)
Lẽ dĩ nhiên còn có những trường hợp khác trong Kinh Thánh mà Chúa không viện đến Kinh Thánh, nhưng trong những trường hợp ấy, Người giảng dạy Thánh Kinh như một Đấng có thẩm quyền; Người không để cho các cân Kinh Thánh tự giảng dạy. Thí dụ như : Người trả lời với những Kinh Sư và người Biệt Phái bằng việc dùng Kinh Thánh một cách chính xác bởi những người ấy luôn định làm cho Người vấp ngã bằng việc dùng Kinh Thánh. Trong những trường hợp ấy, Chúa thường chứng minh người Kinh Sư và Biệt phái đã hiểu Kinh Thánh cách sai lầm như thế nào, và từ đó Người sửa chữa các sai lầm ấy bằng việc làm sáng tỏ Kinh Thánh một cách đúng đắn.
Các hành động của Người không nhằm tranh luận về Kinh Thánh phải là duy nhất (sola), hay tranh luận về một thẩm quyền từ trong Kinh Thánh, còn trong thực tế, là thẩm quyền duy nhất của người Kitô hữu. Điều khá trái ngược là : bất cứ khi nào Đức Kitô chỉ dẫn cho những người đến nghe Người giảng dạy về Kinh Thánh, Người cũng cho họ thấy lời giải thích có thẩm quyền và không thể sai lầm của Người về các câu Kinh Thánh, đồng thời Người cũng chứng minh rằng Kinh Thánh không tự giải thích
Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng thừa nhận thẩm quyền và sự không thể sai lầm của Kinh Thánh. Nhưng học thuyết Công Giáo chính là quy luật tức thời của Đức Tin đối với Kitô hữu, là huấn quyền của Giáo Hội – một thẩm quyền giáo huấn và giải thích cả Kinh Thánh lẫn Thánh Truyền, như Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, đoạn 18, từ câu 17 và câu 18 đã chỉ ra.
Cũng phải ghi nhận rằng sự ngụ ý (có lẽ còn rõ ràng nữa là đàng khác) trong đoạn văn này của Thánh Mát-thêu là sự thật mà “Giáo Hội” đã phải là một thực thể hữu hình, cụ thể, được thiết lập theo dạng thức có phẩm trật. Nói cách khác, ai mà biết được người phạm tội phải được xem xét giải quyết như thế nào ? Nếu định nghĩa của người Tin Lành về “Giáo Hội” là chính xác, thì người phạm tội sẽ phải “nghe” từng người hay mọi tín hữu đang hiện hữu, đồng thời hy vọng rằng sẽ có sự nhất trí đồng lòng giữa những người ấy có liên quan đến vấn đề tranh luận tại chỗ. Sự vô lý vốn có trong viễn cảnh này rất dễ dàng nhìn thấy rõ. Cách thức duy nhất mà chúng ta có thể làm cho lời tuyến bố của Chúa có ý nghĩa ở chỗ này là thừa nhận đây là một tổ chức xác định, mà ở đó người ta có thể kiện cáo và có thể có được một phán quyết từ tổ chức đó.
5. Chính Kinh Thánh nói rõ bản thân chưa đủ là một người thầy dạy, mà phải cần đến một người giải thích.
Kinh Thánh nói trong Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, câu 17, là người của Thiên Chúa “nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành”. Như chúng tôi đã viết ở phần trên, câu này chỉ có nghĩa là người của Thiên Chúa được trang bị đầy đủ bằng Kinh Thánh; không bảo đảm là người của Thiên Chúa tự động biết cách giải thích Kinh Thánh như thế nào cho đúng. Câu này chỉ tranh cãi tối đa cho sự dồi dào chất liệu của Kinh Thánh, một luận điểm đang được một số nhà tư tưởng Công Giáo hiện nay nắm giữ.
“Dồi dào về chất liệu” có nghĩa là Kinh Thánh theo cách nào đó chứa đựng tất cả mọi sự thật thiết yếu để tín hữu biết đến; nói cách khác, “các chất liệu” như thế sẽ phải hiện diện hoàn toàn hay ít nhất là phải được nói một cách ngụ ý. Mặt khác, “dồi dào về hình thức” có nghĩa là Kinh Thánh không chỉ chứa đựng tất cả sự thật thiết yếu, mà cũng còn trưng ra những sự thật ấy hết sức trong sáng, hết sức trọn vẹn và theo dạng thức dễ hiểu. Nói cách khác, những sự thật ấy sẽ theo một dạng thức khả dụng, và vì thế sẽ không có nhu cầu nào cho Thánh Truyền để bổ sung và làm cho sáng tỏ các Sách Kinh Thánh, hoặc không có nhu cầu nào cho huấn quyền vô ngộ giải thích Kinh Thánh một cách đúng đắn hay “phân chia cách đúng đắn” Lời Thiên Chúa.
Bởi Giáo Hội Công Giáo tin rằng tự bản thân Kinh Thánh không đủ, Giáo Hội vốn dạy rằng Kinh Thánh cần có người giải thích. Như thế, nguyên do mà Giáo Hội Công Giáo truyền dạy bao gồm trong 2 phần : thứ nhất – vì Đức Kitô bằng thẩm quyền của Người, đã thiết lập Giáo Hội Hằng Sống để rao giảng. Người không chỉ trao cho các môn đệ của Người một quyển Kinh Thánh, nguyên vẹn và đầy đủ, rồi bảo họ đi ra ngoài, tạo ra nhiều bản sao để phân phát hàng loạt, cho phép người ta giải thích với nhau bất cứ điều gì có thể; thứ hai – chính Kinh Thánh nói ra rằng Kinh Thánh cần có người giải thích.
Liên quan đến điểm thứ hai, chúng ta đọc thấy trong Thư thứ hai của Thánh Phêrô, đoạn 3, câu 16 nói rằng trong các thư của Thánh Phaolô có “những chỗ khó hiểu, những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh, bị những kẻ vô học và nông nỗi xuyên tạc [bóp méo], khiến chúng phải chuốc lấy họa diệt vong.”
Trong một câu này mà chúng ta ghi nhận có ba điều quan trọng về Kinh Thánh và lời giải thích của Kinh Thánh là :
a) Trong Kinh Thánh có những đoạn văn không rõ ràng hay không có khả năng sẵn sàng hiểu được, có sự kiện biểu thị sự cần thiết cho người giáo huấn có thẩm quyền và không thể nhầm lẫn làm cho các đoạn văn ấy trở nên trong sáng và dễ hiểu (8).
b) Không chỉ có khả năng người ta có thể “xuyên tạc” hay bóp méo ý nghĩa của Kinh Thánh, mà đó là trong thực tế, người ta đã và đang làm từ những ngày sơ khởi của Giáo Hội.
c) Bóp méo ý nghĩa của Kinh Thánh có thể đưa đến kết quả “tiêu vong” trong một câu nào đó, thật là một điều tai hại không thể tránh. Hiển nhiên là từ các điều cân nhắc ấy mà Thánh Phêrô không tin Kinh Thánh là quy luật duy nhất của Đức Tin, nhưng còn hơn thế nữa.
Trong Sách Công Vụ Tông Đồ, đoạn 8, từ câu 26 đến câu 40, chúng ta đọc thấy trình thuật về người phó tế là Thánh Phi-líp-phê và viên quan thái giám người Ê-thi-óp. Trong tình huống này, Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt ông Phi-líp-phê đến với vị quan lại người Ê-thi-óp khi ông Phi-líp-phê được biết người này đang đọc Sách Ngôn Sứ I-sai-a, ông hỏi vị quan thái giám một câu hỏi hết sức đích đáng : “Ngài có hiểu điều Ngài đọc không ?” Cho dù còn đang choáng váng thì câu trả lời của viên quan người Ê-thi-óp vẫn là : “Làm sao mà tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải ?”
Trong khi ông Thánh Phi-líp-phê này (được biết như là “nhà truyền giáo”) không phải là một trong mười hai Tông Đồ, dù sao ông vẫn là người được các Tông Đồ giao nhiệm vụ (thao khảo Cv 6,6) và là người loan báo Phúc Âm theo thẩm quyền (tham khảo Cv 8,4-8). Bởi thế, công việc loan báo của ông phản ánh hợp pháp Tông Huấn. Trọng điểm ở đây là lời tuyên bố của vị quan người Ê-thi-óp xác nhận sự việc Kinh Thánh tự thân không đủ là một người giáo huấn học thuyết Kitô Giáo, còn những người nghe Lời Chúa thì phải cần một người có thẩm quyền để hướng dẫn đúng đắn cho họ, ngõ hầu họ có thể hiểu được điều Kinh Thánh nói. Nếu tự thân Kinh Thánh thục sự đầy đủ, thì viên quan thái giám sẽ không mơ hồ về ý nghĩa của các đoạn văn trong Sách I-sai-a.
Cũng có lời phát biểu trong Thư thứ hai của Thánh Phêrô, đoạn 1, câu 20 rằng : “không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh.” Ở đây chúng ta thấy tự thân Kinh Thánh biểu đạt rõ ràng và quả quyết là các vị ngôn sứ trong Kinh Thánh không quan trọng đối với cá nhân nào phải tìm đến sự giải thích của vị ngôn sứ ấy. Điều gây ấn tượng nhất là câu văn này được nói trước bằng một tiết đoạn nói về lời chứng của các Tông Đồ (2 Pr 1,20) và sau đó là một tiết đoạn nói về các thầy dạy giả hiệu (2 Pr 2,1-10). Rõ ràng là Thánh Phêrô đang thực sự đối chọi lời giảng dạy của các Thánh Tông Đồ với lời giảng dạy của các tiên tri giả và các thày dạy giả hiệu, và Ngài đang ám chỉ đến sự giải thích riêng như là một điểm mấu chốt giữa hai điều ấy. Hàm ý rõ ràng là lời giải thích riêng là một con đường mòn mà theo đó một cá thể chuyển hướng từ huấn quyền và bắt đầu đi theo sự dạy dỗ lầm lạc.
6. Những Kitô Hữu tiên khởi không có Thánh Kinh
Các học giả nghiên cứu Kinh Thánh có nói với chúng tôi rằng quyển cuối cùng của Tân Ước chưa được viết ra cho đến cuối thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, điều đó có nghĩa là, cho đến khoảng năm thứ 100 sau công nguyên (9). Sự kiện này để lại một khoảng trống xấp xỉ 65 năm, giữa khoảng thời gian từ năm Chúa Thăng Thiên cho đến thời gian hoàn thành trọn bộ Kinh Thánh như chúng ta đã biết. Vì thế, xin được nêu ra một câu hỏi là : “Trong thời gian đó có người nào hoặc có điều gì đáp ứng như quyền vô ngộ tối hậu ?”
Nếu học thuyết Duy Kinh Thánh của Tin Lành là đúng, thì từ đấy Giáo Hội hiện hữu trong một thời gian không có toàn bộ Lời Chúa được viết ra, mà lại có những tình trạng và những đề tài mang tính giáo thuyết không thể giải quyết dứt khoát được, cho đến khi tất cả các Sách Tân Ước đã được hoàn thành đầy đủ. nên Giáo Hội sẽ là con thuyền không rời bến ra khơi được nếu không có tay lái, có thể nói như thế, ít nhất là trong một thời gian. Nhưng điều này lại đi ngược với các lời tuyên bố và các lời Chúa đã hứa với Giáo Hội của Người một cách đặc biệt – “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20) – chưa kể đến lời Người nói với các môn đệ của Người : “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.” (Ga 14, 18)
Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, vì trong vài thập niên đầu tiên, Giáo Hội hiện hữu trong tình trạng hỗn độn : đã bắt đầu có các cuộc bách hại, các tín hữu phải chịu tử đạo, Đức Tin mới phải vùng vẫy để trưởng thành, và một số lời giáo huấn giả trá đã xuất hiện (xem Gl 1,6-9). Nếu Kinh Thánh là quy luật đức tin duy nhất của Kitô hữu, và cũng vì Kinh Thánh vẫn chưa được viết ra đầy đủ – lại càng chưa ổn định được các thuật ngữ giáo luật – cho đến 65 năm sau ngày Chúa Thăng Thiên, thì làm thế nào mà Giáo Hội sơ khai có thể giải quyết các vấn nạn có tính giáo thuyết mà không có một thẩm quyền nào trên cách thức tiến hành giải quyết ?
Đến đây có thể người Tin Lành phải thúc giục đưa ra hai câu trả lời hợp lý : 1/ Các Tông Đồ đều tạm thời là tài liệu gốc khả tín tối hậu trong khi Tân Ước đang được viết; và 2/ Chúa Thánh Thần đã được ban cho Giáo Hội và sự hướng dẫn trực tiếp của Người đã lấp đầy thời gian trống giữa năm Chúa Thăng Thiên và năm hoàn tất bộ Tân Ước.
Về câu trả lời thứ nhất, sự thật là Chúa Giêsu Kitô đã trao quyền cho các Tông Đồ bằng uy quyền của Người; tuy nhiên, không có nơi nào trong Kinh Thánh cho biết cái vai trò thiết thực của người có thẩm quyền trong Giáo Hội sẽ chấm dứt với cái chết của vị Tông Đồ cuối cùng. Hoàn toàn ngược lại, điều hết sức rõ ràng là trong các bản ghi chép Kinh Thánh : a) không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng khi vị Tông Đồ cuối cùng qua đời thì dạng văn bản của Lời Chúa sẽ trở nên tài liệu khả tín tối hậu. Và b) các Thánh Tông Đồ đã quang minh chính đại chọn ra những người kế tục, luân phiên nhau nắm giữ lấy thẩm quyền “tháo-buộc”. Điều này đã thể hiện trong việc bầu Thánh Mát-thêu làm người thay thế vị trí của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt (xem Công Vụ 1,15-16) và trong việc Thánh Phaolô chuyển giao Quyền Tông Đồ cho ông Ti-mô-thê và ông Ti-tô (xem 2 Tm 1,6 và Tt 1,5). Có lẽ là người Tin Lành chỉ tin vào huấn quyền Công Giáo bằng việc nhất quyết đòi cho bằng được thẩm quyền của các Thánh Tông Đồ.
Về câu trả lời thứ hai – sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần lấp đầy khoảng thời gian trống – theo luận điểm đó, vấn đề là sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần chính là một nguồn gốc quyền bính về Kinh Thánh được bổ sung thêm (có nghĩa là “bên ngoài Kinh Thánh”). Đương nhiên. Kinh Thánh nói hết sức rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần giữa các tín hữu và vai trò của Người trong việc dạy bảo “sự thật toàn vẹn” cho các môn đệ, nhưng một khi có sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần, trong thực tế là thẩm quyền tối thượng trong suốt 65 năm ấy, thì lịch sử Giáo Hội sẽ được biết đến lần lượt hai thẩm quyền tối thượng : trước tiên là sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần, sự hướng dẫn này sau đó được thay thế bằng các câu Kinh Thánh và sẽ trở thành sola hay quyền tối thượng “duy nhất”. Và một khi tình trạng của quyền tối thượng về Kinh Thánh bổ xung thêm này theo nhận thức của người Tin Lành là có thể chấp nhận được, thì điều này không mở ra cánh cửa nào cho vị thế Công Giáo phát biểu rằng huấn quyền của Giáo Hội là thẩm quyền trực tiếp cao nhất – là thẩm quyền của Giáo Hội bắt nguồn từ Đức Kitô và sự huấn giáo của Giáo Hội bắt nguồn từ Kinh Thánh và Truyền Thống, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Đức Giêsu Kitô đã ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội, và chính xác là Thần Khí này là Đấng che chở cái đầu hữu hình của Giáo Hội, là Đức Giáo Hoàng, và gìn giữ huấn quyền của Giáo Hội bằng việc không bao giờ để cho Đức Giáo Hoàng hay Giáo Hội vì sai lầm mà mất quyền lực. Người Công Giáo tin rằng Đức Kitô đã thực sự ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội, và tin rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong Giáo Hội và dạy cho Giáo Hội sự thật toàn vẹn (Ga 16,13) và liên tục che chở học thuyết vẹn toàn của Giáo Hội, đặc biệt qua chức vụ Giáo Hoàng. Có như thế thì Phúc Âm mới còn được rao giảng – một cách tự tin (có thẩm quyền) và không thể sai lầm – cho dù chưa có một câu Kinh Thánh nào từng được viết ra.
7. Giáo Hội làm ra Thánh Kinh chứ không phải Thánh Kinh tạo ra Giáo Hội.
Học thuyết Duy Kinh Thánh đã bỏ sót không nhìn thấy – hay ít nhất là đã hết sức nhấn mạnh không đúng mức – sự kiện Giáo Hội đã có trước khi có Thánh Kinh, và không nhìn ra đường lối khác ở chung quanh. Thật ra mà nói, chính Giáo Hội đã viết ra Kinh Thánh dưới sự linh ứng của Thiên Chúa Toàn Năng : Do Thái Giáo cũng là Giáo Hội thời Cựu Ước (hay “tiền-Công-Giáo”) và Giáo Hội sơ khởi như là Giáo Hội thời Tân Ước.
Trong các trang sách Tân Ước, chúng ta đọc thấy Đức Chúa đã trao một chức vụ đứng đầu đích xác cho huấn quyền của Giáo Hội Người và nhân danh Người mà công bố huấn quyền của Giáo Hội. Chẳng hạn như : trong Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, đoạn 28, câu 20, chúng ta thấy Chúa ủy thác cho các Tông Đồ ra đi và nhân danh Người mà dạy bảo, và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Trong Phúc Âm theo Thánh Mác-cô, đoạn 16, câu 15, chúng ta thấy các Tông Đồ được lệnh phải ra đi và loan báo Tin Mừng cho khắp tứ phương thiên hạ. Và trong Phúc Âm theo Thánh Lu-ca, đoạn 10, câu 16, chúng ta thấy người nào nghe lời 72 môn đệ tức là nghe lời Chúa. Những sự kiện này đều là những sự kiện có đáng chú ý nhất, bởi chúng ta không thấy có chỗ nào Chúa ủy thác các Tông Đồ của Người loan báo Tin Mừng cho toàn khắp thế gian bằng những điều được nhân danh Người mà viết ra. Việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn được nhấn mạnh chứ không phải nhấn mạnh đến việc in ấn và phân phát Sách Tin Mừng.
Như thế, điều đó đem lại hệ quả là quyền lãnh đạo và quyền giáo huấn của Giáo Hội là những yếu tố không thể thiếu trong các biện pháp mà nhờ đó thông điệp Phúc Âm đến được tận cùng trái đất. Bởi Giáo Hội làm ra các câu Kinh Thánh, thì điều hết sức thuận tình hợp lý, hợp Kinh Thánh là khi nói rằng chỉ riêng Giáo Hội mới có thẩm quyền giải thích đúng đắn và áp dụng các câu Kinh Thánh mà thôi. Và nếu quả thật là như thế, thì do bởi nguyên lý về nguồn gốc và bản tính của mình, Kinh Thánh không thể đáp ứng như là quy luật đức tin duy nhất đối với Kitô hữu. Nói cách khác, bằng việc làm ra các câu Kinh Thánh, Giáo Hội không loại trừ nhu cầu Giáo Hội phải là người thầy dạy và là người giải thích những câu Kinh Thánh ấy.
Hơn thế nữa, có phải điều bất hợp lý là khi nói rằng bằng việc đơn giản đặt ra chức vụ Tông Huấn ở tại việc viết lách, Giáo Hội bằng cách nào đó đã tạo ra một quyền tối cao để giáo huấn qua văn bản đối với những lời huấn giáo của Giáo Hội ? Tương tự như tổ chức giảng dạy mà Chúa đã thiết lập, Lời của Người là lời có quyền uy, mà bởi vì lời nói là một dạng thức mà đúng ra không có nghĩa nào khác hơn là một dạng thức để chinh phục người khác. Vì một mạc khải của Thiên Chúa lại gồm có hai dạng thức, nên phủ nhận thẩm quyền của một dạng thức cũng sẽ là phủ nhận luôn thẩm quyền của dạng thức kia vậy. Các dạng thức của Lời Chúa đều bù đắp cho nhau chứ không xung đột lẫn nhau. Như thế, một khi cần đến các câu Kinh Thánh thì cũng phải cần đến huấn quyền đã thực hiện nên các câu Kinh Thánh.
8. Ý tưởng về Huấn Quyền Kinh Thánh xuất hiện bên ngoài thẩm quyền của các Giáo Phụ là điều tuyệt đối lạ lẫm với Giáo Hội Tiên Khởi.
Nếu Quý Vị đọc các bài viết của các Giáo Phụ Tiên Khởi, Quý Vị sẽ thấy những bài có liên quan đến Tông Truyền [kế thừa công việc của các Tông Đồ] (10), có liên quan đến hàng Giám Mục là những người bảo vệ Kho Tàng Đức Tin (11), và có liên quan đến chức vụ cầm đầu và cầm quyền tại Rôma (12). Trọng trách chung của những bài tham luận này làm sáng tỏ sự kiện Giáo Hội tiên khởi đã hiểu rằng mình cần phải có một phẩm trật làm trọng tâm cho việc duy trì tính vẹn toàn của Đức Tin. Chúng ta hoàn toàn không thấy có bất kỳ biểu lộ nào cho thấy những người đi theo Đức Kitô ngay từ những ngày đầu tiên đã xem nhẹ những vị thế có uy quyền này và cho rằng những vị thế ấy vô hiệu như một quy luật đức tin. Ngược lại, chúng ta đọc thấy trong những bài văn ấy, Giáo Hội ngay từ lúc khởi đầu của mình, đã nhìn thấy quyền năng giáo huấn của mình có nền tảng vững chắc trong sự phối hợp bất khả phân ly giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền – cả hai cùng được giảng dạy một cách có uy thế và được giải thích do bởi Tông Huấn Magisterium (Tông Huấn về Huấn Quyền) của Giáo Hội, với Giám Mục Rôma ở vị trí làm đầu Giáo Hội.
Nói rằng Giáo Hội tiên khởi đã tin vào ý niệm “Duy Kinh Thánh” thì cũng nói một cách tượng tự là con người nam-nữ ngày nay có thể ôm ấp ý tưởng là các luật lệ dân sự của chúng ta có thể thi hành mà không cần đến Quốc Hội để thiết lập ra các điều luật ấy, không cần đến tòa án pháp đình để giải thích các đạo luật ấy và cũng chẳng cần đến công an cảnh sát để thi hành các luật lệ ấy. Tất cả điều mà chúng ta cần đến là được cung cấp đủ các sách luật hợp pháp trong mỗi gia đình để từng công dân có thể tự định đoạt cách thức hiểu biết và áp dụng bất kỳ luật lệ nào được ban hành. Tất nhiên, khẳng định như thế là điều bất hợp lý, vì không một ai có thể trông đợi các bộ luật dân sự được thi hành theo kiểu cách này. Hệ quả của tình trạng thi hành công việc pháp luật như thế thì chẳng còn nghi ngờ là sẽ đưa đến tình trạng hoàn toàn vô chính phủ.
Còn biết bao điều phi lý nữa, sau đó, liệu có dám cho rằng Thánh Kinh có thể thi hành theo cách riêng và bên ngoài Giáo Hội là người đã biên soạn ra Kinh Thánh ? Chính xác là Giáo Hội – chứ không phải là bất kỳ Kitô hữu nào – mới duy nhất là người sở hữu quyền bính thiêng liêng đã được Chúa giao để giải thích đúng đắn Kinh Thánh, cũng như lập ra các nội dung luật lệ kèm theo sự chỉ đạo các thành viên của Giáo Hội. Nếu điều này không trở nên một tình thế, không trở nên nền hành pháp theo bất kỳ mức độ nào – địa phương, khu vực hay toàn cầu – thì khắp nơi nơi sẽ nhanh chóng chuyển sang tình trạng vô chính phủ trong tâm linh, nơi mà từng người và mọi Kitô hữu có thể lập công thức cho một hệ thống tư tưởng thần học và khuếch trương một chuẩn mực đạo đức căn cứ một cách đơn giản trên sự giải thích Kinh Thánh theo ý riêng của mình.
Chẳng phải là lịch sử đã thực sự trông thấy một cách chính xác cái kết quả đó từ thế kỷ thứ 16, khi mà cái phong trào được gọi là Cải Cách đã xảy ra hay sao ? Thật ra, khi nghiên cứu tình hình Âu Châu, ngay sau thời gian hình thành phong trào Cải Cách – đặc biệt là tại Đức – sẽ chứng tỏ rằng kết quả trực tiếp của việc giáo huấn theo Cải Cách đều hỗn loạn ở cả hai mặt tâm linh và xã hội (13). Chính Luther đã phải hối tiếc về sự kiện là : “Bất hạnh thay, chính vì cảm nghiệm hàng ngày của chúng ta mà giờ đây dưới Hội Thánh Phúc Âm, con dân (của Hội Thánh ấy) đang ấp ủ thêm ít nhiều lòng thù hận và ganh ghét, đồng thời trở nên tồi tệ hơn với lòng tham và ky cóp làm giàu còn hơn thời trước đây dưới quyền trị vì của Đức Giáo Hoàng. (14)
9. Những nhà sáng lập và các phong trào dị giáo đặt nền tảng giáo thuyết của họ trên Kinh Thánh được giải thích ngoài Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội
Nếu Quý Vị nhìn vào lịch sử hình thành Giáo Hội Tiên Khởi, Quý Vị sẽ thấy Giáo Hội lúc ấy không ngừng chống lại các tà giáo và những kẻ vận động cho các tà giáo đó. Chúng ta cũng thấy Giáo Hội luôn không ngừng đáp trả cho các mối đe dọa bằng việc triệu tập các Công Đồng (15) và hướng về Rôma để dàn xếp các cuộc tranh luận về các vấn đề trong giáo thuyết và giải quyết các vấn đề về kỷ luật. Thí dụ như : Đức Giáo Hoàng Cơ-lê-men-tô đã can thiệp vào một cuộc luận chiến trong Giáo Hội tại Cô-rinh-tô cuối thế kỷ thứ nhất và Ngài đã đặt một dấu chấm hết cho sự ly giáo tại nơi đây. Vào thế kỷ thứ hai, Đức Giáo Hoàng Víc-to đã đưa ra lời răn đe vạ tuyệt thông (sính phép thông công) một bộ phận lớn trong Giáo Hội tại Đông Phương vì đã có sự tranh cãi vấn đề về khi nào nên cử hành mừng Lễ Phục Sinh. Vào đầu thế kỷ thứ ba, Đức Giáo Hoàng Ca-li-tô công bố kết án những người theo học thuyết Sa-ben-li-ô.
Trong trường hợp những người lạc giáo và / hay là những cuộc xung đột về kỷ luật đang nổi dậy, những người đi theo lạc giáo cũng như những người phạm kỷ luật Giáo Hội sẽ bảo vệ cho đức tin lầm lạc của mình bằng việc giải thích theo cách riêng những câu Kinh Thánh, tách riêng ra khỏi Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội. Có một minh họa rõ nét về điểm này là trường hợp của một vị tu sỹ vào thế kỷ thứ tư tên là A-ri-ô (Arius) đã tuyên bố rằng Con Thiên Chúa chỉ là một thụ tạo và không ngang hàng (đồng bản thể, đồng bản tính) với Đức Chúa Cha.
A-ri-ô và những người theo ông đã trích các câu Kinh Thánh để “minh chứng” cho lời tuyên bố của mình (16). Những cuộc tranh luận và bàn cãi đã nảy sinh ra từ các bài huấn giáo của ông đã trở nên rộng lớn đến nỗi Công Đồng Chung đầu tiên đã được triệu tập tại Ni-sê vào năm 325 sau công nguyên nhằm giải quyết ổn thỏa những cuộc tranh luận và bàn cãi ấy. Dưới quyền trị vì của Đức Giáo Hoàng, Công Đồng đã ra tuyên bố những điều mà A-ri-ô giảng dạy đều là lạc giáo và đã đưa ra một số lời tuyên bố có tính quyết định về Ngôi Vị của Chúa Kitô, và Công Đồng đã làm như thế, đã căn cứ vào Thánh Truyền mà phát biểu về các vấn nạn có liên quan đến Kinh Thánh.
Ở chỗ này, chúng ta thấy huấn quyền của Giáo Hội được sử dụng như lời chung cuộc đối với một vấn đề hết sức quan trọng mang tính chất học thuyết. Một khi không cầu viện đến huấn quyền, thì có thể sai lầm của A-ri-ô đã đổ ập xuống Giáo Hội rồi. Theo đó, một phần lớn các Giám Mục vào thời đó sẽ sa ngã vào lạc thuyết của A-ri-ô rồi (17). Mặc dù A-ri-ô đã đặt các lý lẽ của mình trên nền tảng Kinh Thánh và có lẽ ông đã “so sánh bản Kinh Thánh này với bản Kinh Thánh kia”, nhưng thực tế là ông đã đi đến một kết luận lạc giáo. Như vậy, chính là huấn quyền của Giáo Hội – được thiết lập theo phẩm trật – đã can thiệp và tuyên bố công khai về sai lạc của A-ri-ô.
Áp dụng trong thực tế chúng ta sẽ thấy rõ. Nếu Quý Vị hỏi han một người Tin Lành là cho dù niềm tin của A-ri-ô về Đức Chúa Con chỉ là thụ tạo có đúng hay không, thì lẽ tất nhiên, người Tin Lành sẽ có câu trả lời phủ định. Sau đó, người ấy nhấn mạnh sự việc cho dù A-ri-ô có lẽ đã “so sánh bản Kinh Thánh này với bản Kinh Thánh kia”, thì có như thế nào đi chăng nữa, ông ấy cũng đã đi đến một kết luận sai lạc. Nếu điều này là sự thật đối với A-ri-ô, thì điều gì đảm bảo cho người Tin Lành đã kết luận cũng không phải là sự thật đối với sự giải thích của người Tin Lành về các đoạn Kinh Thánh đã nêu ra ? Ngay chính sự việc người Tin Lành biết là các điều giải thích của A-ri-ô đều là những giải thích lạc giáo, thì sự việc này có ý nói rằng có một sự thật khách quan hay một lời giải thích “đúng đắn” cho các đoạn Kinh Thánh mà người Tin Lành đang sử dụng. Bấy giờ vấn đề đang luận bàn sẽ trở nên câu hỏi : làm sao chúng ta có thể biết lời giải thích nào là sự thật. Câu trả lời duy nhất khả dĩ là phải có, vì cần thiết, một quyền bính vô ngộ để bảo ban cho chúng ta. Quyền bính vô ngộ ấy, chính là Giáo Hội Công Giáo, đã tuyên bố công khai tính chất lạc giáo của A-ri-ô. Nếu Giáo Hội Công Giáo không có tính chất thẩm quyền và vô ngộ trong các lời công bố của mình, thì các tín hữu chắc hẳn đã không có bất cứ lý do gì để mà khước từ các lời huấn giáo của A-ri-ô, và toàn thể các Kitô hữu ngày nay có thể sẽ bao gồm những tín đồ A-ri-ô Giáo đương đại rồi !!!
Như thế, rõ ràng là việc chỉ sử dụng đến riêng Kinh Thánh mà thôi thì không bảo đảm đi đến chân lý của học thuyết. Cái kết quả như đã nói trên là điều đang xảy ra khi người ta sử dụng học thuyết lầm lạc Duy Kinh Thánh như là một nguyên lý hướng dẫn, và lịch sử của Giáo Hội cũng như lịch sử của nhiều tà thuyết đã phải nói đến, đều là chứng cứ không thể phủ nhận cho sự việc này.
10. Quy điển (thư bộ) Kinh Thánh đã không được ổn định cho đến thế kỷ thứ tư.
Một sự kiện lịch sử đã tỏ ra vô cùng thuận lợi cho người Tin Lành là sự kiện thư bộ Kinh Thánh – là danh bộ các tác phẩm khả tín về mặt chính xác, những quyển sách ấy là Kinh Thánh do linh ứng mà có – đã chưa được ổn định và cố định cho đến cuối thế kỷ thứ tư. Cho đến lúc ấy, đã có nhiều sự bất đồng về những câu Kinh Thánh nguyên thủy viết ra những điều mà người ta coi như là được viết từ thời các Thánh Tông Đồ và được linh ứng. Thư bộ Kinh Thánh đã thay đổi hết từ chỗ này sang chỗ khác : một số danh sách gồm những quyển sách sau này được xác định là không thuộc về thư bộ Kinh Thánh, trong khi có danh bộ khác lại không được gộp vào những quyển sách mà sau này lại được xác định thuộc về thư bộ Kinh Thánh. Thí dụ như : có những bản văn trong thời kỳ Kitô Giáo tiên khởi được một số người cho là được linh ứng và được viết ra từ thời các Thánh Tông Đồ, những bản văn này thực sự đã được đọc trong những buổi người Kitô Giáo thờ phượng công khai, nhưng sau này bị loại bỏ ra khỏi Tân Ước. Những bản văn ấy bao gồm Vị mục tử Héc-ma [The Shepherd of Hermas], Thư của Thánh Bác-na-bê và Giáo Huấn của 12 Tông Đồ, trong số các quyển sách khác (18).
Không phải là cho đến khi Thượng Hội Đồng Rôma (năm 382), Công Đồng Híp-pô (năm 393) và Công Đồng Ca-ta (Cathage – năm 397) chúng ta mới tìm ra một danh bộ cuối cùng cho các sách được sắp đặt thuộc về quy điển Kinh Thánh, mà từng Công Đồng nói trên đã công nhận cùng một danh bộ các quyển Kinh Thánh. Từ thời điểm này về sau, trong thực tiễn không có sự tranh cãi nào nữa về thư bộ Kinh Thánh, chỉ ngoại trừ những người được gọi là Tin Lành Cải Cách là những người đã khởi đầu cho bối cảnh năm 1517, là điều khó mà tin được sau 11 thế kỷ.
Một lần nữa, có hai câu hỏi nền tảng dành cho ai không thể đưa ra các câu trả lời phù hợp cho học thuyết Duy Kinh Thánh :
A/ Người nào hay điều gì đáp ứng như là thẩm quyền Kitô Giáo tối hậu cho đến thời gian thư bộ Tân Ước được đồng nhất ? Và,
B/ Nếu đã có một tài liệu khả tín tối hậu để người Tin Lành công nhận trước khi thư bộ Thánh Kinh được thiết lập, thì căn cứ trên điều gì mà tài liệu khả tín ấy lại không còn là tối hậu một khi thư bộ Kinh Thánh đã được thiết lập ?
11. Một quyền bính “ngoài Kinh Thánh” đã xác định Quy Điển Thánh Kinh.
Bởi Kinh Thánh không đến với một bảng mục lục các điều được linh hứng, nên học thuyết Duy Kinh Thánh tạo ra một tình trạng khó xử khác : Làm sao mà người ta có thể biết được chắc chắc quyển sách nào thuộc về Kinh Thánh – nhất là thuộc về bộ Tân Ước ? Sự việc đơn thuần là người ta không thể biết được trừ phi có cấp thẩm quyền bên ngoài Kinh Thánh có thể nói cho mà biết. Hơn thế nữa, cấp thẩm quyền này phải bó buộc là một cấp thẩm quyền vô ngộ, vì khả năng sai lầm trong việc xác định quy điển Thánh Kinh (20) sẽ có nghĩa là tất cả mọi tín hữu sẽ có nguy cơ sở hữu những quyển sách sai lạc trong bộ Kinh Thánh của mình, một tình trạng sẽ làm cho học thuyết Duy Kinh Thánh trở nên vô hiệu. Còn một khi có một quyền bính vô ngộ như thế, thì học thuyết Duy Kinh Thánh sẽ sụp đổ tan tành thành mây thành khói.
Một sự kiện khác có tính lịch sử rất khó hòa giải với học thuyết Duy Kinh Thánh đó là không một ai khác ngoài Giáo Hội Công Giáo cuối cùng đã xác định được và đã phê duyệt thư bộ Thánh Kinh. Cả ba Công Đồng đã được đề cập đến ở phần trên, tất cả đều là các Công Đồng của Giáo Hội Công Giáo này. Giáo Hội Công Giáo đã đưa ra sự xác định tối hậu, dứt khoát, không thể nhầm lẫn về thư bộ Thánh Kinh tại Công Đồng Tren-tô năm 1546 – định rõ một danh bộ gồm 73 quyển sách tương tự cùng một danh bộ các quyển đã được gộp trong thế kỷ thứ tư. Nếu Giáo Hội Công Giáo lúc bấy giờ có khả năng đưa ra một quyết định vô ngộ và có căn cứ đích xác liên quan đến một vấn đề quan trọng như là quyển sách nào thuộc về bộ Kinh Thánh, thì căn cứ trên điều gì mà người ta lại đi chất vấn về thẩm quyền của Giáo Hội trên các vấn đề khác thuộc về luân lý và đức tin ?
Ít nhất là người Tin Lành phải thừa nhận một quan điểm mà Martin Luther, người sáng lập ra tôn giáo của họ, cũng đã phải thừa nhận, đó là : Giáo Hội Công Giáo đã gìn giữ được và xác định được Kinh Thánh : “Chúng ta bắt buộc phải nhượng bộ người Công Giáo nhiều điều – thí dụ như : họ giữ được Lời Chúa mà chúng ta đã nhận được từ nơi họ; nói cách khác, chúng ta nên biết rằng mình chẳng biết điều gì về Lời Chúa cả.” (21)
12. Niềm tin rằng Kinh Thánh “có tính tự khẳng định” không đứng vững dưới sự Thẩm Xét
Việc thiếu một câu trả lời thỏa đáng cho vấn nạn về cách xác định thư bộ Kinh Thánh, người Tin Lành vẫn thường phải vận dụng đến khái niệm Kinh Thánh có tính “tự khẳng định”, tức là, những quyển sách Thánh đã tự minh chứng là được Thiên Chúa linh hứng. Vấn đề chính cùng với sự khẳng định như thế, thì đơn giản là ngay cả một cuộc thẩm xét chóng vánh về lịch sử Giáo Hội sẽ chứng minh điều đó là hoàn toàn không đúng.
Lấy thí dụ, có vài quyển sách từ bộ Tân Ước – Sách Gia-cô-bê, Giu-đa, Thư thứ hai của Thánh Phêrô, Thư thứ hai của Thánh Gioan, Thư thứ ba của Thánh Gioan và Sách Khải Huyền – có lúc đã được đưa ra bàn luận về mặt tình trạng hợp quy điển. Những quyển sách ấy có nhiều chỗ được chấp nhận, đồng thời cũng có những chỗ khác phải bị loại bỏ. Thậm chí có những đấng bậc vĩ đại về mặt tu đức như Thánh A-tha-na-si-ô (297-373), Thánh Giê-rôm (342-420) và Thánh Au-gút-ti-nô (354-430) đã thảo ra các danh bộ sách Tân Ước để làm chứng cho những điều nói chung được công nhận như là điều đã được linh hứng trong đời đại và nơi chốn của chúng, nhưng không một danh bộ nào phù hợp chính xác với thư bộ Kinh Thánh cuối cùng đã được Giáo Hội Công Giáo xác định vào cuối thế kỷ thứ tư, và đó chính là thư bộ Kinh Thánh mà người Công Giáo đang có ngày nay (22)
Nếu Kinh Thánh thực sự có tính “tự khẳng định” thì tại sao lại có quá nhiều bất đồng và tình trạng không rõ ràng chắc chắn nơi những quyển sách khác nhau này ? Tại sao hết thảy những quyển sách khác nhau này lại có những mối bất đồng nào đó ? Tại sao thư bộ Kinh Thánh không được xác nhận sớm hơn nếu các quyển sách này đều cho là có khả năng nhận biết một cách hết sức dễ dàng ? Câu trả lời mà người ta buộc phải chấp nhận về phương diện này, đơn giản là Kinh Thánh không có tính chất “tự khẳng định” một chút nào hết.
Thậm chí còn có điều thú vị hơn nữa là có sự việc một số quyển sách trong bộ Kinh Thánh không xác định được tác giả của mình. Ý niệm về tự khẳng định – nếu có thật – sẽ hợp lý hơn nếu từng tác giả và mọi tác giả Kinh Thánh đều tự xác nhận mình, vì chúng ta có thể dễ dàng thẩm xét hơn tính đáng tin cậy về tài liệu của tác giả đó, có thể nói như vậy, hay ít nhất là xác định được người nào chính là người vì Thiên Chúa mà đang nói ra các câu Kinh Thánh. Nhưng về mặt này lại để cho chúng ta mù mờ trong một số trường hợp.
Lấy Sách Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu làm một thí dụ : không có một chỗ nào trong văn bản thể hiện quyển sách này là của Thánh Mát-thêu, một trong 12 vị Tông Đồ, là người đã viết ra quyển sách đó. Vì thế, chúng ta còn lại có hai khả năng để xác định tác giả của nó là ai : 1/ Điều Thánh Truyền đã nói đến, 2/ Sự uyên bác có trong Kinh Thánh. Trong trường hợp nào thì nguồn gốc xác định đều là một nguồn gốc ngoài Kinh Thánh và vì thế sẽ rơi vào sự lên án của học thuyết Duy Kinh Thánh.
Đến lúc này thì người Tin Lành có thể phát biểu về luận điểm này là : không cần thiết để biết có phải là Mát-thêu chính là người thực sự soạn ra quyển Phúc Âm này hay không, bởi ơn cứu độ của một người không tùy thuộc vào việc biết hay không biết tác giả chính là Mát-thêu hay một người nào khác. Nhưng đưa ra một quan điểm như thế quả là một quan điểm gây khó dễ. Điều mà người Tin Lành đang nói lại có thực chất là : một khi Sách Phúc Âm đích thực chính là Lời Chúa và là phương tiện mà nhờ đó có người nhận biết về ơn cứu độ của Đức Kitô, thì người đó không có cách nào biết được chắc chắn về trường hợp Sách Phúc Âm của Thánh Mát-thêu có phải thuộc về các Tông Đồ nguyên thủy hay không, và vì thế không có cách nào biết được tính chất xác thực (có nghĩa là Lời Chúa) hay không. Và nếu tính chất xác thực của quyển sách này đáng nghi ngờ thì tại sao lại gộp sách này vào bộ Kinh Thánh ? Còn nếu tính chất xác thực của quyển sách này là điều chắc chắn, thì làm sao mà quyển sách này được biết là của Mát-thêu khi không có được tự minh chứng tác giả của nó ? Người ta chỉ có thể kết luận rằng Kinh Thánh không có tính tự khẳng định.
Có thể người Tin Lành mong muốn rơi ngược trở lại điều khẳng định tự thân của Kinh Thánh, đó là được linh hứng, trích theo đoạn văn trong Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, câu 16 như sau : “Tất cả những gì viết trong Kinh Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích…” Tuy nhiên, ngay bên trong và tự ở chính mình, lời tuyên bố được Thiên Chúa linh hứng chưa hẳn là sự đảm bảo được linh hứng. Hãy xem xét đến sự kiện có các bài viết của Mary Baker Eddy, là người sáng lập ra giáo phái Khoa Học Cơ Đốc, tuyên bố là mình được Thiên Chúa linh hứng, hay những bài viết của Joseph Smith, người sáng lập giáo phái Mormon, cũng tuyên bố là mình được linh hứng. Đó chỉ là hai trong số nhiều thí dụ có thể có, chứng tỏ rằng bất kỳ một bài viết cá biệt nào đều có thể tuyên bố hầu như bất cứ điều gì. Rõ ràng là để cho chúng ta biết chắc chắn được một tác phẩm nào đó có đích xác là được Thiên Chúa linh hứng hay không, chúng ta cần nhiều điều hơn là chỉ có một lời tuyên bố rằng bài viết ấy đã được Thiên Chúa linh hứng. Sự đảm bảo được linh hứng phải đến từ bên ngoài văn bản đó. Trong trường hợp của Kinh Thánh, sự đảm bảo phải đến từ một nguồn không phải là Kinh Thánh. Nhưng thực chứng bên ngoài đã bị học thuyết Duy Kinh Thánh loại bỏ.
13. Hiện nay không có một Bản Thảo Kinh Thánh Nguyên Thủy nào
Một luận điểm nghiêm túc – và là một luận điểm chí tử cho học thuyết Duy Kinh Thánh – đó là chúng ta không sở hữu một bản thảo nguyên thủy của bất kỳ cuốn sách Kinh Thánh nào. Hiện nay, thực sự là có hàng ngàn bản thảo hiện hữu đều là những bản sao của các quyển Kinh Thánh nguyên thủy – không những thế có những bản thảo trông còn giống bản sao của bản sao hơn – mà sự việc này không giúp cho vị thế của học thuyết Duy Kinh Thánh vì lý do đơn giản là khi không có các bản thảo gốc thì người không thể biết chắc chắn là mình thực sự sở hữu quyển Kinh Thánh thật, nguyên vẹn và trọn bộ (23). Các bản chép tay gốc đều được linh hứng, trong khi các bản sao thì không.
Người Tin Lành sẽ muốn giải thích rằng việc không có các bản thảo Kinh Thánh gốc chỉ là chuyện vặt, bởi Thiên Chúa đã bảo tồn Kinh Thánh bằng việc tiếp tục sao chép ra qua nhiều thế kỷ (24). Tuy nhiên, có hai vấn đề đối với dòng suy luận này.
Vấn đề thứ nhất là bằng việc duy trì sự quan phòng của Thiên Chúa liên quan đến việc sao lục, có người quả quyết về một điều nào đó không được chép trong Kinh Thánh, và vì thế, theo chính sự xác quyết của Duy Kinh Thánh, thì không thể đáp ứng như là quy luật đức tin. Nói cách khác, một khi người ta không thể tìm ra được các đoạn văn trong Kinh Thánh nói rõ rằng Thiên Chúa sẽ che chở cho việc truyền bá các bản thảo, thì niềm tin sẽ không được giữ. Sự việc chủ yếu là Kinh Thánh không đưa ra lời tuyên bố như thế.
Vấn đề thứ hai là nếu Quý Vị có thể bảo lưu ý kiến Thiên Chúa che chở cho việc truyền bá Lời Người dưới hình thức chép tay, thì Quý Vị cũng có thể giữ ý kiến một cách đúng đắn là Người cũng che chở cho việc truyền bá Lời Người theo hình thức truyền khẩu nữa (xin đọc lại Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi các tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca, đoạn 2, câu 14 [15] và hai dạng thức của một mạc khải từ Thiên Chúa).
Sau cùng, việc giảng Phúc Âm khởi sự từ truyền khẩu (xin tham khảo Lc 1,1-4 và Rm 10,17). Không phải cho đến sau này có một số lời truyền khẩu được đưa ra chép lại – và trở thành Kinh Thánh – mà chính là sau này những bản viết tay này được tuyên bố là do Thiên Chúa linh hứng và có thể tin được. Một khi Quý Vị có thể giữ ý kiến là Thiên Chúa che chở cho việc truyền bá giáo huấn của Người qua truyền khẩu, thì Quý Vị đã minh chứng về nền tảng đối với Thánh Truyền và đã bắt đầu việc chống đỡ cho vị thế của Công Giáo.
14. Các bản thảo Thánh Kinh có chứa hàng ngàn câu khác nhau.
Sự việc mới được ghi nhận là có hàng ngàn bản thảo Kinh Thánh hiện hữu; những bản thảo này có chứa đựng hàng ngàn sự khác nhau; có một tác giả ước lượng rằng có hơn 200.000 chữ khác nhau (25). Trong khi phần lớn những sự khác nhau này đề cập đến các mối quan tâm thứ yếu – như là cách viết, thứ tự câu chữ, và những điều tương tự – cũng còn có những sự khác nhau về một tính chất quan trọng hơn :
a) Bản chứng viết tay cho thấy đôi khi người chép sửa đổi các chữ trong Thánh Kinh cho hài hòa với các đoạn văn, để chỉnh lại cho thích hợp với sự kiện lịch sử và để thiết lập sự đúng đắn hoàn chỉnh về mặt học thuyết (26); và
b) Có các tiết đoạn chia ra làm nhiều câu (tức là : nhiều hơn là chỉ một câu đơn giản trong vấn đề đang được nói đến) vì thế có vài cách đọc bản thảo khác khau, như là trong Ga 7,39; Cv 6,8; Cl 2,2; 1 Tx 3,2 (27). Những sự kiện này để mặc người Tin Lành trong tư thế không biết được là mình có sở hữu điều được viết bởi các tác giả Kinh Thánh nguyên thủy hay không. Và nếu đúng như thế, thì làm sao mà người Tin Lành có thể tự xưng là đặt nền tảng đức tin của mình duy nhất trên Kinh Thánh, khi không thể xác định chắc chắn tính chất xác thực của bản văn Kinh Thánh ? (28)
Quan trọng hơn nữa, có thêm một vài sự khác nhau về mặt nguyên bản giữa các bản thảo Tân Ước. Hai thí dụ dưới đây sẽ minh họa cho quan điểm :
Thứ nhất, theo các bản thảo mà chúng ta có, có thể có 4 đoạn kết trong Sách Phúc Âm của Thánh Mác-cô : đoạn kết ngắn, bao gồm các câu từ câu 1 đến câu 8 trong đoạn 16; đoạn kết dài hơn, bao gồm các câu từ câu 1 đến câu 8 cộng thêm các câu từ câu 9 đến câu 20; đoạn kết trung gian, bao gồm từ 2 đến 3 hàng chữ giữa câu 8 và đoạn kết dài hơn; và đoạn kết dài hơn theo hình thức mở rộng, bao gồm một vài câu sau câu 14 của đoạn kết dài hơn (29). Điều tốt nhất có thể nói về những đoạn kết khác nhau này là chúng ta đơn giản không biết chắc chắn, từ ngay trong Kinh Thánh, chỗ nào Phúc Âm của Thánh Mác-cô kết thúc, và, tùy theo đoạn (hay những đoạn) kết thúc nào được gộp vào Kinh Thánh của Giáo Hội Tin Lành, có thể nhà xuất bản liều lĩnh thêm vào các câu, hay bỏ qua các câu theo bản gốc – như vậy là vi phạm học thuyết Duy Kinh Thánh, mà học thuyết lại đòi hỏi “Kinh Thánh là duy nhất và toàn vẹn” làm nền tảng đức tin. Cho dù Kinh Thánh của Giáo Hội Tin Lành bao gồm tất cả các đoạn kết với các câu chú giải và (hoặc là) các chú thích, vẫn không thể nào chắc chắn đoạn nào trong bốn đoạn kết thúc là xác thực.
Thứ hai, có bản chứng viết tay đối với các cách đọc xen kẽ một vài câu then chốt của Kinh Thánh, như là câu 18, đoạn 1 Sách Phúc Âm theo Thánh Gioan, ở chỗ đó khả dĩ có hai cách diễn đạt (30). Một số bản Kinh Thánh (như là Bản Kinh Thánh của King James) đọc theo cách diễn đạt của Douay-Rheims : “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.” (xin xem chú thích thêm của người dịch ở phần cuối). Cả hai cách diễn đạt đều được bản chứng viết tay minh chứng, và vì thế Quý Vị sẽ nhận thấy các nhà nghiên cứu Kinh Thánh dựa theo sự phán quyết đã được đào tạo tốt nhất của mình cho quyết định nào là “hoàn chỉnh”. Một tình trạng tương tự cũng xảy ra trong câu 28, đoạn 20 Sách Tông Đồ Công Vụ, ở đây bản chứng viết tay cho thấy có lẽ Thánh Phaolô đang đề cập đến “Hội Thánh của Chúa” (tiếng Hy Lạp là Kuriou) hoặc là “Hội Thánh của Thiên Chúa” (tiếng Hy Lạp là Theou). (31)
Bây giờ, trước luận điểm này xem ra có vẻ như là không đáng kể, nhưng giả thiết là Quý Vị đang cố gắng truyền giáo cho một thành viên của một giáo phái nào đó đang chối bỏ thiên tính của Đức Giêsu Kitô. Trong lúc câu 18, đoạn 1 của Phúc Âm theo Thánh Gioan và câu 28, đoạn 20 của Sách Tông Đồ Công Vụ rõ ràng không chỉ là các đoạn văn dùng để bảo vệ thiên tính của Đức Chúa, Quý Vị vẫn không thể tận dụng những câu này với con người thành viên của giáo phái ấy, tùy thuộc vào truyền thống viết tay mà Kinh Thánh của Quý Vị đi theo. Điều ấy để lại cho Quý Vị một ít khả năng không đáng kể để ủng hộ cho một học thuyết Kinh Thánh chủ yếu, và ngay bản chất của sự việc này trở nên khá mơ hồ với luận điểm của học thuyết Duy Kinh Thánh.
15. Có hàng trăm phiên bản Kinh Thánh
Như đã đề cập trong điểm thứ 14 ở trên, có hàng ngàn và hàng ngàn khác nhau trong các bản thảo Thánh Kinh. Vấn đề càng tồi tệ hơn bởi có sự việc lịch sử đã biết đến hàng trăm phiên bản Kinh Thánh, khác nhau trong chuyển dịch ngôn ngữ cũng như về các nguồn gốc bản văn. Câu hỏi được nêu ra là : “Phiên bản nào là bản chính xác ?” hoặc “Phiên bản nào gần nhất với bản thảo gốc ?” Câu trả lời có thể sẽ tùy theo nhà nghiên cứu Kinh Thánh nào mà Quý Vị coi là đáng tin cậy và có uy tín.
Sự việc đơn giản là một số các phiên bản Kinh Thánh ấy rõ ràng kém phẩm chất hơn các phiên bản khác. Các khám phá khảo cổ học đã khiến cho lĩnh vực nghiên cứu Kinh Thánh có khả năng tiến triển (thí dụ như khám phá về các Cuộn Giấy Ghi Chép Kinh Thánh ở Biển Chết), những khám phá ấy đã vô cùng cải thiện kiến thức của chúng ta về các ngôn ngữ Kinh Thánh cổ và các thiết định Kinh Thánh. Ngày nay chúng ta hiểu biết nhiều biến số tác động trên việc nghiên cứu Kinh Thánh hơn các bản sao của chúng ta 100 năm, 200 năm hay 1.000 năm trước đây. Từ quan điểm này, các phiên bản Kinh Thánh hiện đại sẽ có tinh ưu việt hơn các phiên bản Kinh Thánh cổ xưa. Nói cách khác, Kinh Thánh căn cứ trên Bản tiếng La Tinh Vulgata của Thánh Giê-rôm (thế kỷ thứ tư) – trong tiếng Anh, đây là phiên bản Douay-Reihms – đều được đặt cơ sở trên các văn bản gốc mà từ đó đến nay đã mục nát, và như thế, các phiên bản tuyền thống này phớt lờ 16 thế kỷ có thể có sự sửa đổi làm cho bản văn sai lạc đi.
Sự việc này gây nên một vấn đề đáng kể cho người Tin Lành, vì có nghĩa là theo một số khía cạnh thì những người Tin Lành hiện đại sẽ có bộ Kinh Thánh “tốt hơn” hay chính xác hơn các bậc tiền bối của họ; trong khi theo các khía cạnh khác, họ có lẽ có một bộ Kinh Thánh thiếu chính xác hay “nghèo nàn” hơn – điều ấy lần lượt có nghĩa là những người Tin Lành hiện đại hoặc là có một tài liệu khả tín tối hậu “đáng tin cậy hơn” hoặc là có một tài liệu khả tín tối hậu “thiếu tin cậy” hơn những người đi trước họ. Nhưng sự hiện hữu các mức độ có tính chính xác bắt đầu làm suy yếu học thuyết Duy Kinh Thánh, vì điều ấy có nghĩa là một bộ Kinh Thánh này không xác thực là một tài liệu khả tín tối hậu như bộ Kinh Thánh khác. Và nếu đó không phải là bộ Kinh Thánh xác thực, thì cái khả năng truyền bá học thuyết sai lầm sẽ gia tăng, và sau đó phiên bản Kinh Thánh cá biệt này không đủ chức năng làm tài liệu khả tín tối hậu, bởi nó không thực sự là phiên bản Kinh Thánh cuối cùng.
Có một luận điểm khác là những người dịch Kinh Thánh, là những con người, không hoàn toàn khách quan và không hoàn toàn vô tư. Có thể có một số người diễn tả một đoạn văn đã cho, theo một thái độ phù hợp gần gũi hơn với một hệ đức tin, hơn là với người khác. Một thí dụ về khuynh hướng này có thể thấy được trong các bản Kinh Thánh của người Tin Lành trong đó người ta tìm thấy có chữ Hy Lạp paradoseis. Bởi vì người Tin Lành từ chối sự hiện hữu của Thánh Truyền, nên một số dịch giả Thánh Kinh của Giáo Hội Tin Lành đưa ra từ ngữ như là “các lời dạy” hay “phong tục” hơn là “truyền thống”, trong khi chữ cuối cùng hướng đến việc cho uy thế của Giáo Hội Công Giáo có trọng lượng hơn.
Còn một điều cân nhắc nữa là thực tại có một số phiên bản Kinh Thánh dứt khoát là những bản xuyên tạc các bản văn Kinh Thánh, như trong trường hợp bản
Cuối cùng, vấn đề chỉ có thể giải quyết được nhờ sự trung gian của một huấn quyền vô ngộ phát biểu thay mặt cho Đức Kitô. Người Công Giáo biết rằng thẩm quyền đó là Giáo Hội Công Giáo La Mã và hiến chế Magisterium hay Huấn Quyền của Giáo Hội. Trong việc thực thi quyền bính này, các Giám Mục Công Giáo ban ra một bút phê imprimatur (có nghĩa là “Chuẩn cho in ra”) được đính vào các trang mở đầu của các phiên bản Kinh Thánh nào đó cũng như các tài liệu tu đức khác nhằm báo cho người đọc biết cuốn sách không chứa đựng điều gì nghịch lại với các bài giáo huấn của Đức Kitô hay của các Thánh Tông Đồ (33).
16. Cá nhân người tín hữu không thể kiếm được Sách Kinh Thánh cho đến thế kỷ thứ 15.
Điều có tính chất cốt yếu đối với học thuyết Duy Kinh Thánh là ý niệm Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho từng tín hữu cũng như soi sáng cho việc giải thích đúng đắn đoạn văn Kinh Thánh nhất định. Ý niệm này phỏng đoán trước là từng tín hữu đều có được Sách Kinh Thánh hay chí ít là được tiếp xúc với Kinh Thánh. Điều khó khăn theo sự định đoán như vậy là việc Kinh Thánh đã chưa thể được sản xuất hàng loạt và cá nhân người tín hữu không thể tìm được Kinh Thánh cho mình, cho đến khi có mặt chiếc máy in trong thế kỷ thứ 15 (34). Ngay sau đó cũng phải mất khá nhiều thời gian mới có nhiều số lượng lớn sách Kinh Thánh được in ấn và phổ biến rộng rãi ra cho mọi người.
Người ta có thể thấy được tình huống sự vụ nói trên đã gây ra một tình thế khó khăn là toàn bộ hàng triệu Kitô hữu sống trước thế kỷ thứ 15 đã không được thừa tự một tài liệu khả tín cuối cùng nào, mà lại bị phó mặc cho sự lúng túng về mặt tâm linh, trừ phi họ có cơ hội được tiếp xúc với một bản sao Kinh Thánh chép tay. Thậm chí sự hiểu biết nông cạn của con người về các hoàn cảnh như thế đã khiến Thiên Chúa hóa ra là khá tàn nhẫn, bởi Người đã mạc khải sự sung mãn của Lời Người cho nhân loại qua Đức Kitô, trong khi Người lại biết rằng cái phương tiện mà nhờ vào nó mà có thể sẵn sàng tạo ra khả năng cho sự thông đạt Lời Chúa thì lại không tồn tại qua các thế kỷ khác với thế kỷ 15.
Nói một cách khác, chúng ta đều biết rằng Thiên Chúa hoàn toàn không nhẫn tâm, mà trong sự việc đó có một tình yêu vô biên dành cho chúng ta. Chính vì lý do đó mà Người không bỏ mặc chúng ta trong tăm tối. Người đã sai Con của Người đến để giáo huấn cho chúng ta con đường phải tin và đường lối phải hành động, và chính Người Con này đã thiết lập Giáo Hội để xúc tiến các việc dạy dỗ cho cả người thông tuệ lẫn người thất học. “Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Kitô.” (Rm 10,17). Đức Kitô cũng ban cho Giáo Hội sự bảo đảm là Người sẽ luôn ở cùng Giáo Hội và không để Giáo Hội mắc phải sai lầm. Vì thế, Thiên Chúa không bỏ mặc dân Người và không khiến dân Người cần phải dựa vào sự phát minh ra máy in sẽ trở nên một phương tiện nhờ đó mà nhận biết được công cuộc cứu độ của Con Thiên Chúa. Thay vì thế, Người ban cho chúng ta một vị tôn sư không thể lầm lẫn, được thiết lập một cách thiêng liêng, đó là Giáo Hội Công Giáo, để cung cấp cho chúng ta phương tiện hiểu biết được Tin Mừng trong Sách Phúc Âm – và được hiểu biết một cách đúng đắn.
17. Học thuyết Duy Kinh Thánh không tồn tại trước khi đến thế kỷ thứ 14.
Như một thực tại khó khăn mà một số người có thể phải đối mặt, học thuyết nền tảng trong giáo thuyết của đạo Tin Lành không bắt nguồn từ trước thế kỷ thứ 14 cũng như không được phổ biến rộng rãi trước thế kỷ thứ 16 – là một học thuyết mà sự khôn ngoan thông thái theo thời gian có một khoảng cách xa, rất xa với các bài giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô và các Thánh Tông Đồ. Sự việc này bị người Tin Lành dễ phớt lờ hay không thèm để ý đến, nhưng nó lại có thể đứng một mình như là một nguyên lý đủ để loại bỏ học thuyết Duy Kinh Thánh. Sự thật là học thuyết Duy Kinh Thánh không tồn tại trước thời John Wycliffe (là người tiền bối của giáo thuyết Tin Lành) trong thế kỷ thứ 14 và không được phổ biến rộng rãi cho đến thời Martin Luther đã xúc tiến trong thế kỷ thứ 16 và bắt đầu đưa ra ý tưởng “truyền thống của con người” của mình, nhằm thay thế huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo. Bởi vậy, học thuyết Duy Kinh Thánh không những thiếu tính chất liên tục lịch sử mang đậm nét huấn giáo chính thống của các Thánh Tông Đồ (Tông Truyền), mà nó còn thực sự làm đại diện cho một sự thay đổi đột ngột, một sự đứt đoạn quyết liệt với quá khứ Công Giáo.
Người Tin Lành sẽ quả quyết rằng tự bản thân Kinh Thánh giảng dạy ý niệm Duy Kinh Thánh và vì thế học thuyết có cội rễ bám ngược trở lại với Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy ở phần trên, Kinh Thánh không giảng dạy những điều như thế. Tuyên bố rằng Kinh Thánh giảng dạy học thuyết này thì không có gì hơn là một cố gắng được lập lại để đưa ngược đức tin đi lùi vào những trang Kinh Thánh. Khảo sát về tính chất lịch sử liên tục (hay thiếu tính chất lịch sử liên tục) đều đưa đến một chỉ định : liệu một niềm tin đặc biệt có bắt nguồn từ Đức Giêsu Kitô và các Thánh Tông Đồ hay không, hoặc là, nó đã xuất hiện ở nơi nào đó vào đúng lúc khá trễ hơn. Sự thật là ghi nhận của lịch sử hoàn toàn im lặng về học thuyết Duy Kinh Thánh trước khi đến thế kỷ thứ 14.
18. Học thuyết Duy Kinh Thánh sản sinh ra Hoa Quả Xấu, tức là sản sinh ra Chia Rẽ và Bất Hòa.
Nếu học thuyết Duy Kinh Thánh là đúng, thì nó cần phải đòi hỏi tất cả mọi người Tin Lành đồng thuận về mặt từ ngữ, về mặt lời lẽ trong học thuyết, bởi Kinh Thánh không thể giảng dạy đồng thời các niềm tin trái ngược nhau. Còn nữa, thực tế là chính xác có hàng ngàn môn phái và giáo phái Tin Lành, mỗi một giáo phái đều tuyên bố coi Kinh Thánh như là kim chỉ nam duy nhất, mỗi một giáo phái đều tuyên bố là mình đang rao giảng sự thật, ngay cả mỗi một giáo phái đều giảng dạy điều khác biệt với các giáo phái khác. Người Tin Lành tuyên bố rằng họ chỉ khác nhau ở các vấn đề ngoại vi và không thuộc về bản chất, nhưng thật ra là họ không thể đồng thuận ngay cả trong các vấn đề mang tính học thuyết chủ yếu (tín lý) như là Bí Tích Thánh Thể, ơn cứu độ, và sự công chính hóa – đó chỉ mới nêu ra một ít mà thôi.
Ví dụ như : hầu hết các giáo phái Tin Lành giảng dạy rằng Đức Giêsu Kitô chỉ hiện diện có tính biểu tượng trong Bí Tích Thánh Thể, trong khi những giáo phái khác (như các giáo phái Luther và Giám Chế) lại tin rằng Người thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, ít nhất trong phạm vi nào đó. Nhiều giáo phái dạy rằng một khi bạn được “cứu độ” thì sẽ không bao giờ mất đi ơn cứu độ của mình, trong khi những người khác lại tin rằng khả dĩ đối với một người Kitô hữu chân chính khi phạm tội trọng thì sẽ không còn được “cứu”. Và có các giáo phái dạy rằng công chính hóa đòi hỏi bản thân người Kitô hữu đơn thuần biểu thị sự công chính của mình, trong khi những người khác dạy rằng người Kitô hữu cũng phải trưởng thành trong đời sống thánh thiện và thực sự trở nên công chính.
Đức Chúa dứt khoát không bao giờ muốn những kẻ đi theo người phải đi đến tình trạng phân tán, bất hòa và hỗn loạn như lịch sử của đạo Tin Lành đã đi đến ngay từ khởi đầu của đạo giáo này (36). Ngược lại, Người cầu nguyện cho những kẻ đi theo người : “Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta.” (Ga 17,21). Còn Thánh Phaolô thì hô hào các Kitô hữu đi đến hiệp nhất trong giáo thuyết bằng các lời : “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí… Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.” (Ep 4,4-5). Thế thì, làm sao mà hàng ngàn giáo phái và môn phái Tin Lành tất cả lại có thể tuyên bố là “Giáo Hội đích thực” khi ngay trong sự hiện hữu của họ lại bác bỏ lời tuyên bố này ? Làm sao mà tính chất không chính thống và mâu thuẫn trong học thuyết có thể trở nên hiệp nhất được như lời Chúa đã cầu xin ?
Về mặt này, người đọc hãy nên nhớ đến lời của Đức Kitô : “Xem quả thì biết cây.” (Mt 12,33). Theo tiêu chuẩn này, bằng chứng lịch sử đã được đạo Tin Lành đưa ra, chứng minh rằng cây Duy Kinh Thánh đang sản sinh ra trái xấu.
19. Học thuyết Duy Kinh Thánh không ưng thuận một sự giải thích có tính quyết định, tối hậu về bất kỳ một đoạn văn Kinh Thánh nhất định nào.
Như chúng ta đã thấy ở phần trên, học thuyết Duy Kinh Thánh bảo lưu ý kiến cho rằng cá nhân người tín hữu chỉ cần có Kinh Thánh làm quy luật đức tin và người tín hữu có thể có được một giải thích đúng về đoạn văn Kinh Thánh nhất định, đơn giản bằng so sánh đoạn Kinh Thánh ấy với phần còn lại của Kinh Thánh dạy điều gì. Tuy nhiên, trong thực tiễn, cách tiếp cận này tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết các vấn đề, và rốt cuộc, nó lại cản trở người tín hữu biết một cách rõ ràng và với sự chắc chắn bất kỳ một đoạn văn mà Kinh Thánh nhất định nào đó phải được giải thích như thế nào.
Trong thực tế, người Tin Lành giải thích Kinh Thánh từ một quan điểm đánh giá chủ quan hơn là sự thật khách quan. Lấy thí dụ, một người Tin Lành A đang học hỏi một đoạn Kinh Thánh và có kết luận chú giải X. Người Tin Lành B cũng nghiên cứu đoạn văn y hệt và có kết luận chú giải Y. Sau cùng, người Tin Lành C cũng tìm hiểu đoạn văn tương tự đi cùng và có kết luận chú giải Z (37). Các chú giải X, Y và Z đều mâu thuẫn nhau. Còn mỗi một người Tin Lành ấy, theo quan điểm Tin Lành, đều có thể cho rằng chú giải của mình đều “đúng” bởi mỗi người đều đã “so sánh các câu Kinh Thánh này với các câu Kinh Thánh khác.”
Bây giờ chỉ có thể có hai quyết định đối với ba người Tin Lành này :
a/ Mỗi một người trong số họ đều không chính xác trong sự giải thích của mình.
b/ Chỉ có một người trong số họ là đúng – bởi vì cả ba cách giải thích mâu thuẫn nhau không thể cùng lúc là sự thật (38)
Vấn đề ở đây là : nếu không có sự hiện hữu của một thẩm quyền vô ngộ nói cho cả ba người Tin Lành cách giải thích tương ứng nào của họ là đúng (thí dụ như : sự thật khách quan), thì không đời nào mỗi người trong số họ biết chắc chắn và rõ ràng là giải thích cá biệt của mình có phải là giải thích đúng hay không. Rốt cuộc, mỗi một người Tin Lành đều để lại một giải thích cá nhân căn cứ chỉ trên cách đánh giá riêng – trên sự học hỏi và nghiên cứu bất kể vấn đề nào. Mỗi một người Tin Lành như thế đều trở nên cấp thẩm quyền tối hậu cho chính mình – hay nếu muốn, trở nên “Giáo Hoàng” của mình.
Trong thực tiễn, đạo Tin Lành đang minh xác sự việc này. Bởi một mình Kinh Thánh chưa đủ điều kiện làm một quy luật đức tin (nếu đã đủ, thì cả ba người Tin Lành kia sẽ hoàn toàn hòa hợp trong các lời giải thích của họ), mọi tín hữu và mọi giáo phái trong đạo Tin Lành phải nhất thiết đến với cách giải thích Kinh Thánh riêng của từng vị tín hữu nam-nữ ấy và của từng giáo phái ấy. Do đó, một khi các câu Kinh Thánh đều có thể giải thích cách nào cũng được, thì theo định nghĩa, là chẳng có lời giải thích tận cùng nào cả. Và nếu không có lời giải thích tận cùng, thì một cá nhân không thể biết được lời giải thích của mình có là sự thật khách quan hay không.
Một so sánh trọn lành sẽ trở thành luật đạo đức. Nếu mỗi người đều dựa vào đánh giá riêng của mình để định đoạt điều gì đúng hay sai, thì chúng ta sẽ chẳng có gì hơn là thuyết tương đối về đạo đức, và mỗi người đều có thể quả quyết đúng đắn chiều hướng các tiêu chuẩn sống của riêng mình. Tuy nhiên, bởi Thiên Chúa đã phân định rõ ràng các điều xác thực về đạo đức cho chúng ta (thêm vào đó là cho những người mà chúng ta có thể biết được bởi lý lẽ của quy luật tự nhiên – [tức là những người không phải là Công Giáo nhưng sống đúng với lương tâm – hiểu theo ý của người dịch]), chúng ta có thể đánh giá bất kỳ một hành động đã nhận thấy được và định đoạt hành động ấy tốt hay xấu về mặt đạo đức như thế nào.
Lẽ tất nhiên, bất kỳ một giáo phái nào đó được biết trong đạo Tin Lành có thể sẽ bảo lưu ý kiến về các giải thích đặc biệt của mình đều là giải thích đúng – ít nhất là trong thực tiễn, nếu chưa chính thức. Nếu giáo phái ấy không làm như thế, thì các môn đồ sẽ đổi giáo phái ! Tuy nhiên, một khi có một giáo phái nào đó tuyên bố rằng sự giải thích của mình là đúng hơn các giải thích của những giáo phái khác, có nghĩa là giáo phái ấy thực sự đã tự đặt mình là một cấp thẩm quyền tối hậu. Vấn đề ở đây là một hành động như thế sẽ vi phạm học thuyết Duy Kinh Thánh, là thiết định một quyền bính bên ngoài Kinh Thánh.
Mặt khác, nếu có giáo phái mà người ta đã biết nào đó công nhận rằng các giải thích Kinh Thánh của giáo phái ấy không đúng hơn các giải thích của những giáo phái khác, thì chúng ta phải trở về với tình trạng khó xử của sự việc không bao giờ biết được giải thích nào là đúng, và như thế sẽ không bao giờ có được chân lý cuối cùng. Nhưng Chúa đã phán : “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” (Ga 14,6). Khó khăn ở đây là từng giáo phái và mọi giáo phái trong đạo Tin Lành đều cùng một lời tuyên bố – hoặc là theo hiệu nghiệm hoặc theo hình thức – đều cho rằng các giải thích của mình là “đúng”. Điều mà chúng ta đang được di tặng là hàng ngàn giáo phái khác nhau, mà mỗi một giáo phái lại tuyên bố là mình có một “chân lý” Kinh Thánh, còn ngoài ra không một giáo phái nào có khả năng đưa ra một giải thích khách quan đối với “chân lý” ấy. Kết quả là không thể nào có khả năng đạt được một giải thích tối hậu, có thẩm quyền, có tính quyết định nào đối với bất kỳ đoạn văn Kinh Thánh nhất định nào. Nói cách khác, người Tin Lành không bao giờ có thể nói được rằng “không thể đổ trách nhiệm cho ai được nữa” về bất kỳ lời giải thích nào đã được đưa ra cho bất kỳ một đoạn văn Kinh Thánh nào.
20. Kinh Thánh của người Tin Lành thiếu tất cả 7 Sách
Đầy lòng chán ngán, người Tin Lành thực sự có tội vi phạm đến học thuyết của họ. Học thuyết Duy Kinh Thánh cấm đoán bất cứ người nào thêm vào hay xóa bỏ một điều gì trong Kinh Thánh, nhưng trong thực tế, người Tin Lành đã bỏ đi tất cả 7 quyển trong bộ Cựu Ước, cũng như bỏ đi nhiều phần trong hai quyển khác. Những quyển đang được nói đến là những quyển bị người Tin Lành gọi tên một cách sai lầm là “Aprocrypha” (Ngụy Thư – sách thiếu xác thực), còn người Công Giáo gọi những quyển sách ấy là “deuterocanonical” (Đệ Nhị Lục). Đó là các Sách : Tô-bi-a (Tô-bi), sách Giu-đi-tha, sách Ma-ca-bê quyển 1 và 2, sách Khôn Ngoan, sách Huấn Ca (hay Si-rắc) và sách Ba-rúc. Nhiều phần của Sách Đa-ni-en và Ét-te cũng thiếu trong bộ Kinh Thánh của người Tin Lành.
Để biện hộ cho việc không đầy đủ trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước, người Tin Lành lúc nào cũng đưa ra một hay nhiều lý lẽ như sau :
1/ Bộ Kinh Thánh ngắn hơn, là bộ Kinh Thánh Cựu Ước của người Biệt Phái (hay của người Pa-lét-tin) (39) được Chúa Giêsu và các Tông Đồ chấp nhận, bởi các Ngài chưa từng trích dẫn đến các sách trong bộ Đệ Nhị Lục.
2/ Bộ Kinh Thánh Cựu Ước đã khép lại trong thời Chúa Giêsu, và đó là thư bộ Kinh Thánh ngắn hơn.
3/ Chính người Do Thái đã chấp nhận bộ Kinh Thánh ngắn hơn, là bộ Kinh Thánh của người Pha-ri-siêu trong Công Nghị Jamnia (hay Javneh) vào năm 90 sau công nguyên. Và,
4/ Các sách trong Đệ Nhị Lục chứa đựng chất liệu không phù hợp với Kinh Thánh.
Từng lý lẽ như trên đều trọn vẹn bất toàn.
1) Về lời tuyên bố Đức Kitô và các Tông Đồ của Người đã chấp nhận bộ Kinh Thánh ngắn hơn, bộ Kinh Thánh Biệt Phái, thì một cuộc khảo sát về những điều mà Tân Ước trích dẫn theo Cựu Ước sẽ chứng tỏ tính chất ngụy biện của lời tuyên bố này. Tân Ước đã trích dẫn Cựu Ước khoảng 350 lần, và trong xấp xỉ 300 trường hợp trích dẫn đó (86%), đoạn trích được trích từ Bản Bảy Mươi, là bộ Cựu Ước được dịch từ tiếng Do Thái cổ sang tiếng Hy Lạp đang được dùng rộng rãi trong thời Đức Kitô. Bản Bảy Mươi bao gồm các sách trong Đệ Nhị Lục. Vì thế, thật là vô lý và quá ngạo mạn (quá tự quyền) khi phát biểu rằng Đức Kitô và các Tông Đồ của Người đã chấp nhận thư bộ Kinh Thánh Cựu Ước ngắn hơn này, bởi vì rõ ràng là toàn bộ thời gian chủ yếu Đức Kitô và các Tông Đồ của Người đã dùng một bản Kinh Thánh Cựu Ước có chứa đựng 7 quyển sách đang nói đến.
Hoặc là, lấy trường hợp Thánh Phaolô, là người có những cuộc hành trình truyền giáo và có những Thư viết gửi đến người Do Thái nói tiếng Hy Lạp sinh sống ở các miền ngoại vi Pa-lét-tin. Lấy thí dụ về điều đã được người ta ghi nhận là bài thuyết giáo của Thánh Phaolô tại An-ti-ô-khi-a ở miền Pi-si-đi-a : “bao hàm một hiểu biết thấu đáo giữa những kẻ đang nghe Ngài (Thánh Phaolô) và Bản Bảy Mươi” và một khi cộng đoàn Kitô hữu đã được thành lập, thì nội dung của các Thư của Thánh Phaolô gửi đến các thành viên trong cộng đoàn “được hít thở Bản Bảy Mươi” (40). Rõ ràng là Thánh Phaolô đang ủng hộ bộ Cựu Ước dài hơn bằng cách gọi tên thường lệ của Bản Bảy Mươi.
Hơn nữa, thật là sai lầm khi nói rằng Đức Kitô và các Tông Đồ của Người chưa từng trích lời trong bộ Đệ Nhị Lục(41), hay là nói rằng đoạn trích dẫn đó là một điều tiên quyết để cho một quyển sách được gộp vào thư bộ Thánh Kinh. Theo một bản danh sách, bộ Đệ Nhị Lục được trích dẫn hay ám chỉ đến trong Tân Ước không ít hơn 150 lần ! (42). Ngoài ra, có những quyển sách thuộc Cựu Ước như là Sách Giảng Viên, Sách Ét-te và Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a là những sách mà Đức Kitô và các Tông Đồ không trích dẫn, tuy nhiên lại được gộp vào thư bộ Kinh Thánh Cựu Ước (của cả Công Giáo lẫn Tin Lành). Vậy thì, rõ ràng là việc trích dẫn của Đức Kitô và các Tông Đồ của Người không quyết định quy điển một cách đơn phương.
2) Về lời tuyên bố Đức Kitô và các Tông Đồ của Người hành động với một bộ Kinh Thánh Cựu Ước đã được khép lại – mà người Tin Lành khăng khăng cho là bộ Kinh Thánh ngắn hơn – thì bằng chứng lịch sử đã làm suy yếu luận điệu này.
Thứ nhất là : không có một thực thể nào được biết đến như là bộ Kinh Thánh duy nhất của người Pa-lét-tin, bởi vì thực tế có 3 bộ Kinh Thánh hiện hành tại Pa-lét-tin trong thời gian đó (43), ngoài Bản Bảy Mươi.
Thứ hai là : chứng cứ lịch sử đã chứng minh rằng : “Do Thái Giáo trong thời gian hai thế kỷ trước công nguyên và thế kỷ thứ nhất sau công nguyên không có một chút đồng dạng nào trong vốn hiểu biết của mình về những quyển trong các ký lục của mình được xem như là Sách Thánh. Có nhiều quan điểm cả bên trong lẫn bên ngoài Do Thái trong thế kỷ thứ nhất trước và sau công nguyên về những bản ký lục được cho là Sách Thánh.” (44)
3) Dùng Công Nghị Jamnia nhằm hỗ trợ cho bộ Kinh Thánh ngắn hơn rõ ràng là điều mơ hồ, bởi các lý do như dưới đây :
a/- Các quyết định của một công nghị Do Thái đã được tổ chức hơn 50 năm sau ngày Đức Kitô Phục Sinh không hề buộc cộng đoàn Kitô hữu phải tuân, cũng như các luật lệ nghi lễ của Do Thái Giáo (thí dụ như : cấm không được ăn thịt heo) không ràng buộc người Kitô hữu.
b/- Sự việc thật đáng ngờ, không biết công nghị có đưa ra các quyết định tối hậu về bộ Kinh Thánh Cựu Ước hay không, bởi vì : “‘hành động ô uế’ theo công nhận trong Bộ Luật Cựu Ước còn tiếp tục biến đổi ngay trong lòng Do Thái Giáo mãi cho đến suốt thế kỷ thứ tư sau công nguyên” (45).
c/- Công nghị, theo một phạm vi nào đó, là một cuộc luận chiến nhằm đặc biệt chống lại “khuynh hướng giáo phái” trong Kitô Giáo, và vì thế, cái tinh thần chung của công nghị vốn đã đối lập với tính chất Kitô Giáo rồi. Đúng là hầu hết những người Do Thái đó đều có thể chấp nhận bộ Kinh Thánh Cựu Ước ngắn hơn của người Biệt Phái, bởi vì các Kitô Hữu tiên khởi đã chấp nhận Bản Bảy Mươi dài hơn.
d/- Các quyết định của công nghị này là mẫu mực cho sự phán quyết của một nhánh Do Thái Giáo Biệt Phái trong miền Pa-lét-tin chứ không phải là mẫu mực cho toàn thể Do Thái Giáo.
4) Sau cùng, vì người Tin Lành quả quyết rằng bộ Đệ Nhị Lục chứa đựng những tài liệu phi Kinh Thánh, điều này dứt khoát là một trường hợp về thái độ độc đoán tùy tiện. Đi đến kết luận này thật đơn giản, bởi vì những người được gọi là Cải Cách, là những người đối lập một cách rõ ràng với Giáo Hội Công Giáo, họ đã tiếp cận Kinh Thánh với một ý niệm tiên nghiệm để mà rao giảng học thuyết “Cải Cách” (Tin Lành). Họ thải bỏ Đệ Nhị Lục bởi vì trong nhiều trường hợp mà người ta đã chắc chắn những quyển sách này đều chứa đựng học thuyết Công Giáo không thể cãi lại được, như trong trường hợp Sách Ma-ca-bê, quyển 2, đoạn 12, từ câu 42 đến câu 46, ủng hộ rõ ràng tín điều cầu nguyện cho người đã chết và sau này là tín điều về Luyện Ngục : “Đó là lý do khiến ông xin dâng hy lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi.” (2 Mcb 12,46). Trong thực tế, Luther cũng còn muốn thải bỏ Sách Khải Huyền và Thư của Thánh Gia-cô-bê ra khỏi bộ Tân Ước, thư mà ông đã gọi là “Thư rơm rác” [có nghĩa là chẳng có giá trị gì sất] và trong bản văn ấy ông đã “không cảm thấy có gì có tính Tin Mừng trong đó – chẳng có gì mà phải nghi ngờ vì bản văn ấy (Thư của Thánh Gia-cô-bê) đã nói rõ là chúng ta được cứu nhờ đức tin và hành động (xem Gc 2,14-16), điều ấy trái nghịch với học thuyết lầm lạc “duy đức tin” của Luther. Cuối cùng các thân hữu của Luther đã thuyết phục ông giữ lại các quyển này.
Thêm vào những điều đã nói ở trên, đó là sự thật của chứng cứ lịch sử và tính liên tục lịch sử đối với thư bộ Kinh Thánh. Trong khi chúng ta đã thấy rằng có những cuộc tranh luận về thư bộ Kinh Thánh, có hai vấn đề cần phải tính đến, dù sao đi nữa đều là sự thật :
1/- Chắc chắn bộ Đệ Nhị Lục đã được người Kitô hữu sử dụng từ thế kỷ thứ nhất trở đi, khởi sự từ Đức Giêsu các môn đệ của Người. Và,
2/- Một khi vấn đề về quy điển Kinh Thánh đã được ổn định trong thế kỷ thứ tư, chúng ta không thấy có sự thay đổi nào trong việc thực hành đời sống Kitô hữu có liên quan đến bộ Thánh Kinh từ thời điểm đó về sau.
Trong thực tiễn, chỉ có hai thực tại thách thức và loại bỏ này xảy ra khi có mặt những người được gọi là Cải Cách trong thế kỷ thứ 16 và họ đã quyết định coi như rác rưởi tính chất liên tục qua 11 thế kỷ về sự hiện hữu có tính hình thức của quy điển Kinh Thánh cũng như họ coi như rác rưởi tính chất liên tục qua 15 thế kỷ về sự tồn tại thực tiễn của quy điển Kinh Thánh.
Sự việc bất kỳ một cá nhân nào xúc tiến và đơn thương độc mã thay đổi tính liên tục về một vấn đề hết sức trọng tâm như là những quyển nào bao gồm trong bộ Kinh Thánh, đã làm cho người chân thành đi theo Đức Kitô phải đình trệ việc thực hành đời sống Kitô hữu một cách nghiêm trọng. Quả là người đi theo Đức Kitô buộc lòng phải hỏi : “Bằng thẩm quyền của ai mà cá nhân này tạo ra một sự thay đổi chủ yếu như thế ?” Cả lịch sử lẫn các tác phẩm của Luther đều cho thấy rằng các hành động của Luther chẳng căn cứ vào một điều nào cả mà chỉ có cá nhân ông mới nói như thế. Chắc chắn là một “thẩm quyền” như thế thất bại một cách thô thiển trong việc phải cần đến sự thay đổi quy điển Kinh Thánh mà người ấy đang tán thành, nhất là việc cho rằng người ấy đang xúc tiến việc xác định bộ Kinh Thánh được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, phải mất nhiều thế kỷ, và lôi kéo theo nhiều trí tuệ vĩ đại nhất trong Kitô Giáo cũng như một số các Công Đồng Thánh của Giáo Hội. Sự kiện còn có nhiều phiền phức hơn nữa là có những người khác được gọi là Cải Cách – và từ đó là những người Tin Lành – đã hành động theo cách mà Luther đã làm là chấp nhận thay đổi quy điển Kinh Thánh, thế mà trong mọi lúc, họ lại đòi hỏi phải tôn kính Kinh Thánh và cứ khăng khăng là không điều gì có thể được thêm vào hoặc xóa bỏ khỏi Kinh Thánh.
21. Học thuyết Duy Kinh Thánh bắt nguồn từ các Vấn Đề thuộc về Cảm Xúc riêng tư của Luther
Nếu có điều gì mà người ta có thể nói đến một cách chắc chắn về Martin Luther, đó chính là ông ấy băn khoăn sâu sắc và thâm căn cố đế trong việc phối hợp các mối nghi ngờ và tuyệt vọng về ơn cứu độ của mình và cảm giác về sự hoàn toàn bất lực của mình khi đối diện với sự cám dỗ và tội lỗi. Chính Luther đã ghi lại rằng : “Tinh thần tôi hoàn toàn tan vỡ và tôi luôn trong tình trạng u sầu; bởi vì, khi tôi làm việc gì, thì ‘sự công chính’ và ‘việc lành’ của tôi chẳng đem lại sự giúp đỡ và an ủi nào cả.” (47).
Trong ánh sáng của thực tại này, người ta phải đánh giá cái tâm trạng cảm xúc và tâm lý của Luther về mặt tác động của chúng nơi các nguồn gốc trong học thuyết Duy Kinh Thánh của ông. Ngay cả một cuộc khảo sát đại khái qua loa cũng sẽ chứng tỏ rằng cái học thuyết này được sinh ra vì nhu cầu cần được giải thoát khỏi các ý nghĩ tội lỗi, tuyệt vọng và bị cám dỗ đã “hành hạ, tra tấn” ông.
Khi cho rằng chính bản thân Luther thú nhận một nỗi ám ảnh có liên quan với tội lỗi của mình, cũng như không có khả năng chống lại chước cám dỗ, có vẻ hợp lý khi kết luận rằng ông ấy đã đau khổ vì quá đắn đo, ngay cả những người nghiên cứu về Luther cũng thừa nhận điều này (48). Quá đắn đo có nghĩa là một cá nhân băn khoăn quá mức về việc mình đã phạm tội khi không có cơ sở thực sự nào đối với mối băn khoăn ấy, và một con người băn khoăn thái quá là một người thường xuyên cường điệu hóa sự ngặt nghèo khi nhận thức được tội lỗi, tương ứng với một sự thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa. Cũng thật thích đáng để chú thích thêm rằng người đắn đo thái quá “có vẻ thường dựa vào hành động bất thường về mặt tâm lý trong con người mình.” (49).
Nói cách khác, có lẽ Luther chưa bao giờ có được một lúc nào đó được bình an trong cảm xúc hay bình an trong tâm lý, vì tiếng nói của “lương tâm” luôn luôn cắn rứt ông ấy về một số vấn đề nào đấy, thực sự có hay do tưởng tượng mà có. Đối với nhiều người bị mắc bệnh ấy, điều hết sức tự nhiên là tìm cách trốn lánh tiếng nói này, và đối với Luther nơi trú ẩn tìm được là ở trong học thuyết Sola Fide (Duy Đức Tin), hay là ơn cứu độ “chỉ bởi đức tin” mà thôi.
Nhưng vì việc tránh xa tội lỗi cũng như thực hiện các công việc thiện đều là các việc làm cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta, và vì các điều này đã được Giáo Hội Công Giáo gìn giữ và bền bỉ giáo huấn, nên Luther mới thấy mình hoàn toàn chống đối lại huấn quyền của Giáo Hội. Bởi Giáo Hội nhất thiết khẳng định một cách chính xác về việc làm mà ông ấy cảm thấy mình không có khả năng làm được, nên Luther đã đi đến một quyết định quyết liệt – một quyết định “giải quyết được” vấn đề đắn đo thái quá của ông : ông đã chối bỏ huấn quyền của Giáo Hội, được thể hiện trong Tông Huấn Magisterium với Đức Giáo Hoàng là đầu của Giáo Hội, và ông tuyên bố rằng những điều như vậy đều ngược lại với Thánh Kinh. Nói cách khác, bằng việc tuyên bố học thuyết Duy Kinh Thánh là học thuyết đích thực của người Kitô hữu, Luther gạt bỏ thẩm quyền đã buộc ông phải thừa nhận rằng trạng thái tinh thần của mình là bất thường.
Tóm lại
Do đó, vì tất cả các lý do nêu trên, điều thật hiển nhiên là học thuyết (tín lý) Duy Kinh Thánh của người Tin Lành hoàn toàn là một học thuyết (tín lý) phi Kinh Thánh, do con người tạo ra, đức tin lầm lạc nên phải phủ nhận hoàn toàn. Những người là tín hữu Công Giáo đích thực và người nào có lòng phó thác cho các chân lý mà Chúa Giêsu Kitô đã dạy – cho dù những người này mâu thuẫn với hệ thống tôn giáo hiện hành của ai đó – phải được ràng buộc bằng chứng cứ hầu nhìn ra được các điều thiếu sót cố hữu trong học thuyết này, các điều thiếu sót hết sức hiển nhiên khi nhìn từ Kinh Thánh, lý luận và lịch sử.
Sự toàn vẹn của chân lý tôn giáo, không lẫn với sai lầm, chỉ được nhận ra nơi Giáo Hội Công Giáo, chính là Giáo Hội mà Chúa Giêsu Kitô chính Người đã thiết lập. Theo giáo huấn của Giáo Hội này, là Giáo Hội được Đức Kitô sáng lập, thì học thuyết Duy Kinh Thánh là một quan điểm Công Giáo bị cắt xén, méo mó về quyền bính Công Giáo. Đúng ra, chân lý quy luật đức tin đối với người Kitô hữu là :
Quy luật đức tin trước mắt và trực tiếp là huấn quyền của Giáo Hội; Giáo Hội lần lượt nhận lấy huấn quyền của mình từ Mạc Khải của Thiên Chúa – trong cả hai phương diện Lời Chúa được ghi chép lại, gọi là Thánh Kinh, và Lời Chúa qua truyền khẩu chưa được ghi chép lại, được biết đến như là “Thánh Truyền” – đã cùng nhau hình thành nên quy luật đức tin từ xa và gián tiếp.
Kinh Thánh và Thánh Truyền đều là các nguồn gốc của học thuyết Công Giáo được Thiên Chúa linh hứng, trong khi Giáo Hội – một thực thể hữu hình và có tính lịch sử tồn tại liên tục không đứt quãng từ thời Thánh Phêrô và các Thánh Tông Đồ – là vị tôn sư không thể sai lầm và là nhà chú giải học thuyết Công Giáo. Chỉ bằng việc chấp nhận quy luật đức tin Công Giáo toàn diện này thì những người đi theo Đức Kitô mới biết mình đang bám chặt với tất cả những điều mà Người truyền cho các Tông Đồ của Người đi giảng dạy cho mọi người. (x. Mt 28,20). Chỉ bằng việc chấp nhận quy luật đức tin Công Giáo toàn diện này thì các người đi theo Đức Kitô mới được bảo đảm sở hữu toàn bộ chân lý mà Đức Kitô đã giảng dạy, và không có điều gì khác ngoài chân lý đó.
Bài viết của Joel Peters –
Phạm Bảo chuyển ngữ
===============================
Nhằm bảo vệ cho lời giải thích những câu văn ày, các tín hữu Tin Lành vẫn thường đoan chắc rằng Thiên Chúa đã biết trước thư bộ Kinh Khánh sẽ là gì, với Sách Khải Huyền là cuốn sách cuối cùng của bộ Kinh Thánh, và vì thế, Người “đóng ấn” (niêm phong) thư bộ này bằng các câu 18 và 19. Nhưng cách giải thích này kéo theo việc suy đoán ý nghĩa vào bản văn. Xa hơn nữa, nếu lời khẳng định này là sự thật, thì làm sao mà người Kitô hữu biết một cách hiển nhiên đoạn 22, câu 18 và 19 của Sách Khải Huyền là “niêm ấn” (đánh dấu chấm hết) thư bộ Kinh Thánh, trừ phi một huấn quyền vô ngộ (không thể lầm lẫn) đảm bảo với Kitô hữu rằng đây chính là cách giải thích đúng đắn đoạn văn này. Còn một khi có một đấng thẩm quyền vô ngộ ấy hiện hữu, bấy giờ giáo thuyết Duy Kinh Thánh (Sola Scriptura) sẽ trở nên ipso facto (đương nhiên) vô hiệu và rỗng tuếch.
2- Lời cảnh cáo tương tự không được thêm bớt lời nào cũng được dùng trong đoạn 4, câu 2 của Sách Đệ Nhị Luật viết rằng: “Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em.” Nếu chúng ta đem áp dụng lời giải thích tương tự cho câu văn này, thì bất cứ điều gì ngoài các điều luật của Cựu Ước sẽ được coi là không thuộc về thư bộ Kinh Thánh hay Ngụy Thư – kể cả Tân Ước nữa ! Một lần nữa, tất cả mọi Kitô hữu sẽ kiên quyết phủ nhận lời kết luận này. Lệnh cấm trong đoạn 22, câu 18 và 19 của Sách Khải Huyền chống lại “việc thêm vào”, tuy nhiên, không thể có ý nghĩa là người Kitô hữu bị cấm đoán nhìn đến các điều bên ngoài Kinh Thánh để được hướng dẫn.
4/ Chữ được dịch là “quy định” cũng còn được dịch là “lời dạy” hay “truyền thống”, thí dụ như trong New Internation Version đưa ra chữ “lời dạy” với một chú thích “hay truyền thống”.
5/ Vine, op. Cit., trang 564.
6/ Một thí dụ về kỷ niệm có tính chú giải Thánh Kinh này có dính dáng đến Sách Khải Huyền, đoạn 12. Các Thánh Giáo Phụ tiên khởi đã hiểu “Người Nữ mặc áo mặt trời” nhắc đến Sự Thăng Thiên của Đức Trinh Nữ Maria. Một số người quả quyết rằng học thuyết này không xuất hiện cho đến năm 1950 (là năm mà Đức Giáo Hoàng Piô XII chính thức xác định học thuyết) tiêu biểu cho sự mơ hồ về lịch sử Giáo Hội. Thực ra, niềm tin này được gìn giữ ngay từ thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội, nhưng nó không được chính thức xác định cho đến thế kỷ thứ 20. Hãy nhớ là Giáo Hội thường không cần xác định một học thuyết chính thức cho đến khi học thuyết ấy chính thức bị người ta thách thức (thường là người dị giáo). Những dịp ấy đã gây ra việc cần thiết chính thức xác định “các thông số” cho vấn nạn của học thuyết.
7/ Huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo công bố rằng “Giám Mục Đoàn”, các vị kết thừa các Thánh Tông Đồ, cũng có ơn bất khả ngộ khi các Ngài “thi hành huấn quyền tối thượng” kết hợp với Đức Thánh Cha, “nhất là trong một Công Đồng Chung” (tham khảo Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo # 891). Cũng vậy, “tháo-buộc” là thuật ngữ của các Giáo Sỹ Do Thái, nó ám chỉ đến quyền tuyên bố các lời giải thích và giáo huấn theo thẩm quyền. Đức Kitô đã dự tính rõ, sau này với các Tông Đồ của Người, dưới sự lãnh đạo của Thánh Phêrô (bởi một mình Thánh Phêrô được nhận quyền giữ chìa khóa Nước Trời), có quyền đưa ra các lời giải thích và giáo huấn theo thẩm quyền này.
8/ Người Tin Lành khẳng định Kinh Thánh tự giải thích, thì lời khẳng định đó chẳng có gì hơn là một sự thi hành một cách vô ích. Họ tự cho rằng một người có thể giải thích đúng mọi lời Kinh Thánh bằng cách so sánh lời ấy với phần còn lại của lời giảng dạy. Vấn đề với dòng suy lý để tranh luận này có thể biểu thị dễ dàng. Cứ yêu cầu mười người đưa ra các lời giải thích tương ứng với đoạn văn Kinh Thánh được nêu ra, quý vị có thể nhận được cũng chừng ấy mười lời giải thích khác nhau. Nếu Kinh Thánh có thể tự giải thích, như các người Tin Lành tuyê bố, thì tại sao quý vị không luôn nhận được mười lời giải thích đồng nhất, cho dù quý vị để cho những người ấy một lượng thời gian dư giả để tìm hiểu và nghiên cứu ? Còn nến những lời giải thích đa dạng này chỉ là sự thật đối với mười người này, thì hãy hình dung đến các kết quả, khi quý vị nhân bội các con số ấy lên đến hàng trăm hay hàng ngàn hoặc hàng triệu người. Lịch sử đã nhìn thấy kết quả như thế rồi, và danh xưng của nó là Đạo Tin Lành.
9 Có một số nhà nghiên cứu Thánh Kinh bảo lưu ý kiến cho rằng Thư thứ hai của Thánh Phêrô thực sự là bản văn Tân Ước cuối cùng, có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ thứ hai. Vì không có sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu Kinh Thánh để có được một niên đại xác đáng, nên cũng đủ cho mục đích của chúng ta ở đây, chấp nhận quan điểm chung nhất là tất cả các sách thuộc về Tân Ước đã được hoàn tất với Sách Khải Huyền.
10 Xin tham khảo các tác phẩm như : “Chống lạc giáo” của Thánh I-rê-nê, quyển 3, chương 3; “Hướng dẫn chống lại kẻ lạc giáo” của Giáo Phụ Téc-tu-li-a-nô, chương 32; và “Các nguyên lý đầu tiên” của Thánh Ô-ri-gê-nê, quyển 1, lời mở đầu.
11 Xin tham khảo các tác phẩm như : “Letter to the Smyrnaeans”, chương 8 và chương 9; “Letter to the Philadelphians”, phần giới thiệu và từ các chương 1 đến chương 4; “Letter to the Magnesians”, chương 7 của Thánh I-nha-si-ô.
12 Xin tham khảo các tác phẩm của Thánh I-nha-si-ô như : “1 Clement”, các chương 2, 56, 58, 59 và “Thư gửi giáo dân La Mã”, phần giới thiệu và chương 3; hay tác phẩm “Chống lạc giáo”, quyển 3, chương 3, đoạn số 2 của Thánh I-rê-nê; tác phẩm “Hướng dẫn chống lại kẻ lạc giáo” của Giáo Phụ Téc-tu-li-a-nô, chương 22; Thánh Eusebius (Eucherius ?) “Lịch sử Giáo Hội”, quyển 5, chương 24, đoạn số 9.
13 Tham khảo : Đức Ông Patrick F. O’Hare, LL.D., “Các sự kiện về Martin Luther” (Cincinnati: Pustet, 1916; Rockrord, IL: TAN, 1987), trang. 215-255.
14 Walch, XIII, 2195, được trích dẫn trong “Các sự kiện về Martin Luther” (Cincinnati: Pustet, 1916; Rockford, IL: TAN, 1987), pp. 215-255.
15 Xin nhớ là các sắc lệnh của Công Đồng Chung không có hiệu lực buộc, trừ phi được Đức Giáo Hoàng châu phê.
16 Hai câu Kinh Thánh được các tín đồ lạc giáo A-ri-ô mọi lứa tuổi ưa chuộng là câu 22 trong đoạn 8 của Sách Châm Ngôn và câu 28 trong đoạn 14 của Sách Phúc Âm theo Thánh Gioan, đã được viện dẫn ra nhằm nuôi dưỡng niềm tin của họ.
17 Tham khảo tác phẩm “Lạc giáo A-ri-ô trong thế kỷ thứ tư” của Đức Hồng Y John Henry Newman.
18 Henry G. Graham, “Nơi mà chúng ta hiểu được Kinh Thánh là Lòng Biết Ơn Giáo Hội Công Giáo” (St. Louis: B. Herder, 1911; Rockford, IL: TAN, 1977, ấn bản lần thứ 17), trang 34-35.
19 Danh bộ Kinh Thánh này cũng tương tự như danh bộ Kinh Thánh trong bản công bố về tính vô ngộ, rõ ràng, quyết định và cuối cùng, cũng như những quyển sách được gộp vào bộ Thánh Kinh, bản tuyên bố này do công Đồng Tren-tô lập, Khóa IV vào năm 1546. Danh bộ Thánh Kinh trước đó là danh bộ trong “Sắc chỉ Ghe-la-si-ô” được ban hành dưới quyền trị vì của Đức Giáo Hoàng Đa-ma-si-ô vào năm 382, và trong bộ Giáo Luật thời kỳ Thánh Giáo Hoàng In-nô-sen-ti Đệ Nhất được gửi đến một vị Giám Mục ờ Frankish vào năm 405. Không một văn kiện nào được dự định trở thành một tuyên bố vô ngộ về việc cầm buộc toàn thể Giáo Hội, nhưng cả hai văn kiện này cùng bao gồm 73 quyển sách như trong danh bộ Kinh Thánh của Công Đồng Tren-tô vào khoảng 11 thế kỷ sau. (theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo [
20. Người đọc phải chú ý đến điều Giáo Hội Công Giáo không tuyên bố nhờ vào việc xác định các quyển Kinh Thánh mà làm cho Kinh Thánh trở nên có tính quy điển. Chỉ một mình Thiên Chúa mới là tác giả của quy điển Thánh Kinh. Thay vì thế, Giáo Hội Công Giáo chỉ tuyên bố rằng mình và chỉ có mình mới có thẩm quyền và có trách nhiệm về việc chỉ ra một cách không thể sai lầm những quyển sách nào bao gồm trong thư bộ Kinh Thánh đã do Thiên Chúa soạn ra.
21. Chú giải Phúc Âm Thánh Gioan, chương 16 – trích theo tác phẩm “Catholic Answers to “Bible” Christians” của Paul Stenhouse ((Kensington : Chevalier Press, 1993), trang 31.
22. Graham, trích sách đã dẫn, trang 31.
23. Những bản sao của Kinh Thánh cổ xưa nhất – Codex Vaticanus and Codex Sinaiticus – cả hai đều có niên đại từ thế kỷ thứ tư sau công nguyên, không bản sao nào chứa đựng toàn bộ Kinh Thánh, trong khi đa phần các bản thảo đã mất hay bị hủy hoại. Đại đa phần các bản thảo còn lại đều chỉ là những phân đoạn của Kinh Thánh mà thôi.
24. Điều khôi hài ở đây là nhờ vào các nỗ lực không mệt mỏi của các đan sỹ làm việc một cách cần cù chăm chỉ trong các đan viện mà Lời Chúa được viết lại đã tồn tại được qua nhiều thế kỷ. Lời tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo đã làm mọi việc trong quyền hạn của mình để lấp liếm Kinh Thánh là một sự lừa dối độc hại nhất, và người ta chẳng khó khăn gì để có thể bác bẻ lại lời tuyên bố này thậm chí bằng việc khảo nghiệm hết sức thoáng qua hay nghiên cứu chóng vánh về lịch sử Giáo Hội. Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo, trong vai trò duy nhất là người bảo vệ Kho Tàng Đức Tin, đã gìn giữ được toàn vẹn tính của Kinh Thánh khỏi bị dịch sai và giả mạo, là những bản sao Kinh Thánh sai lạc và giả mạo đã bị thiêu cháy hoặc tiêu hủy để ngăn ngừa các Sách Phúc Âm giả được lưu hành.
25. Raymond F. Collins, Introduction to the New Testament (Garden City, NY: Doubleday & Company, Inc., 1983), trang 77.
26. Sách đã dẫn, từ trang 100 đến trang 102.
27. Bruce M. Metzger (tác giả người Tin Lành), The Text of the New Testament : Its Transmission, Corruption, and Restoration (Oxford University Press, 1992), trang 221-225, 234-242.
28. Điều đã được các người Tin Lành bảo lưu là : trong tất cả sự khác nhau trong các bản thảo Kinh Thánh, không có sự khác nhau nào bàn đến một học thuyết chủ yếu. Cho dù điều khẳng định này không đúng, nó cũng không thay đổi được sự việc là ở chỗ này người Tin Lành thừa nhận, chí ít một cách quanh co, đều có thể được dùng để chấp nhận điều thua kém hơn hay khác biệt với Kinh Thánh “đích thực”. Và nếu quả là như thế, thì chính người Tin Lành đã bắt đầu làm suy yếu học thuyết Duy Kinh Thánh rồi.
29. Tham khảo tác phẩm của Metzger, trang 226-228.
30. Tham khảo tác phẩm của Collins, trang 102.
31. Tham khảo tác phẩm của Metzger, trang 234.
32. Nói về nhiều thí dụ có thể được viện dẫn, việc luận bàn về khoảng cách chỉ giới hạn chúng ta một ít để minh họa cho luận điểm mà thôi. Trong Phúc Âm theo Thánh Gioan, đoạn 1, câu 1 – bản New World Translation dịch là “…và Ngôi Lời là một vị thần thánh” chứ không phải là “và Ngôi Lời chính là Thiên Chúa”, vì những người theo Hội Thánh Chứng Nhân bác bỏ Thiên Tính của Đức Giêsu Kitô. Trong Thư của Thánh Phaolô gửi các tín hữu Cô-lo-sê, đoạn 1, từ câu 15 đến câu 20 – bản dịch Kinh Thánh New World Translation đã bốn lần thêm chữ “khác” vào bản văn, vì những người theo Hội Thánh Chứng Nhân tin rằng chính Chúa Giêsu Kitô là một thụ tạo. Trong Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, đoạn 26, câu 26 – bản New World Translation dịch là “…có nghĩa là Mình Thầy…” thay vì dịch “Này là Mình Thầy”, bởi vì những người theo Hội Thánh Chứng Nhân bác bỏ Sự Hiện Diện Thực Sự của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể.
33. Hơn nữa, phiên bản Kinh Thánh tiếng La-tinh Vulgata cổ đã được Giáo Hội đặc biệt chính thức công nhận trong Công Đồng Tren-tô giữa tất cả các bản Kinh Thánh tiếng La-tinh bấy giờ đang lưu hành. Công Đồng Tren-tô đã tuyên bố : “Hơn nữa, cũng trong Thánh Công Đồng này [Tren-tô]… quy định và tuyên bố rằng bản Kinh Thánh La-tinh Vulgata cổ, đã được sử dụng trong rất nhiều năm qua, nay được Giáo Hội châu phê, được giữ một vị trí chính thức trong các bài thuyết giáo, các bài tranh luận, các bài giảng, các bài giải thích công khai, và không một ai được coi thường hay lợi dụng bất cứ lý do nào để bài bác.” (Khóa 4, ngày 08-04-1546). Từ đó, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII phát biểu trong Tông Thư Divino Afflante Spiritu (“Về công cuộc thúc đẩy nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh”), bản Kinh Thánh Vulgata “khi được dịch theo ý nghĩa mà Giáo Hội đã luôn luôn hiểu” thì “tránh khỏi bất kỳ mọi sai lầm nào trong các vấn đề thuộc về đức tin và các vấn đề luân lý.”
Vài năm 1917, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X (1903-1914) đã đề xướng một cuộc tái xét duyệt bản Vulgata nhằm đạt đến mức độ nhiều chính xác hơn với nguyên bản. Sau khi Ngài từ trần, dự án to lớn này được các vị Giáo Hoàng khác xúc tiến. Vào năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành bộ “Vulgata Mới” như là “Editio typica” hay là “Bản quy chuẩn”.
===========================
Chú thích thêm của người dịch : (trích theo chú thích trong bản dịch Kinh Thánh của Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR. để minh họa rõ nét ý của tác giả muốn trình bày) :
Con Một – có bản viết : Thiên Chúa (và là) Con Một (có thể xác thực), Chúa Kitô là Đấng mạc khải độc nhất về Chúa Cha, vì Ngài là Con.
34. Cần phải ghi nhận rằng nhà phát minh ra máy in – Johannes Gutenberg – là một người Công Giáo, và quyển sách đầu tiên ông đã in ra là quyển Kinh Thánh (vào khoảng 1455). Cũng còn phải ghi nhận là bộ Kinh Thánh đầu tiên được in chứa đựng 73 quyển, chính xác cùng với một con số các sách trong Kinh Thánh Công Giáo hiện nay. Người Tin Lành đã bỏ 7 quyển ra khỏi Cựu Ước sau khi bộ Kinh Thánh đã bắt đầu được in ra.
35. Theo một số đánh giá, có xấp xỉ 25.000 danh xưng và giáo phái Tin Lành khác nhau. Trong khoảng gần 500 năm kể từ khi Martin Luther thành lập đạo Tin Lành (thường xác định ngày tháng vào năm 1517), con số này biến thành một con số trung bình của một tân danh xưng hay giáo phái Tin Lành vào mỗi tuần lễ ! Cho dù Quý Vị có đánh giá một cách dè dặt về 10.000 danh xưng và giáo phái, Quý Vị vẫn có một danh xưng hoặc giáo phái mới trong 2 tuần rưỡi.
36. Ngay cả những nhà “Cải Cách” nguyên thủy – Martin Luther, John Calvin và Ulrich Zwingli – đã không đồng thuận các vấn đề về học thuyết và đã liệt các giáo thuyết của người khác vào tà thuyết.
37. Con số 3 người được dùng ở đây cho mục đích minh họa mà thôi. Con số người như nói trên thực tế có trong lịch sử (thí dụ như con số cách chú giải khác biệt nhau đối với những câu Kinh Thánh khác nhau) còn lớn hơn nhiều.
38. Không thể phủ nhận rằng một đoạn Kinh Thánh nhất định có thể có các mức độ giải thích khác nhau, hay có thể có các mức độ khác nhau về ý nghĩa dưới hình thức ứng dụng trong đời sống của người tín hữu. Tuy nhiên, điều bị phủ nhận ở đây là một đoạn Kinh Thánh nhất định có thể có hơn một ý nghĩa thần học hay ý nghĩa về mặt tín điều khi đối mặt với các lối giải thích chống đối. Lấy thí dụ : giả như có hai người lần lượt quả quyết “X” và “không X” cho một giải thích đã được nêu ra, thì cả hai quyết đoán này đều không đúng. Chẳng hạn như lấy tín điều về Bí Tích Thánh Thể làm thí dụ – một khi người thứ nhất cho rằng Bánh và Rượu trong Thánh Lễ thực sự trở nên Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, còn người thứ hai thì nói rằng cả hai đều không, thì cả hai quan điểm này không thể trở thành sự thật khách quan.
39. Bộ Kinh Thánh Biệt Phái mà người Do Thái sống ở miền Pa-lét-tin xử dụng không có bộ sách Đệ Nhị Lục. Bộ Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp hay bộ Kinh Thánh A-lếc-xăng-đri, được kiều dân Do Thái sống tản mác giữa dân ngoại từ thời kỳ lưu đày (thí dụ như sống trong các miền nói tiếng Hy Lạp cổ đại ở ngoại vi Pa-lét-tin) thì lại có bộ Đệ Nhị Lục.
40. W.H.C. Frend (là một tác giả Tin Lành) – The Rise of Christianity (Philadelphia, PA: Fortress Press, 1984), trang 99-100.
41. Lấy thí dụ, so sánh các đoạn văn Kinh Thánh sau đây : Mt 6,14-15 với Hc 28,2 – Mt 6,7 với Hc 7,15(14) – Mt 7,12 với Tb 4,16(15) – Lc 12,18-20 với Hc 11,19 (Sirach 11,19-20) – Cv 10,34 với Hc 35,15 (Sirach 35,12) – Cv 10,26 với Kn 7,1 – và Mt 8,11 với Br 4, 37.
42. Lee Martin McDonald (tác giả Tin Lành), The Formation of the Christian Biblical Canon, phụ lục A (Nashville, TN : The Parthenon Press, 1988). (Đề mục “New Testament Citations and Allusions to Apocryphal and Pseudepigraphal Writings,” phỏng theo sách The Text of the New Testament, do Kurt Aland and Barbara Aland, là hai nhà nghiên cứu Kinh Thánh nổi tiếng thực hiện)
43. Ba bộ Kinh Thánh hiện hành tại Pa-lét-tin trong thời gian đó gồm có :
a/ Bộ Kinh Thánh
b/ Bộ Kinh Thánh Biệt Phái. Và,
c/ Bộ Kinh Thánh Sa-đốc/ Sa-ma-ri chỉ bao gồm Ngũ Thư (các sách đầu tiên của Cựu Ước).
44. Trích McDonald, trang 53.
45. Sách đã dẫn, trang 60.
46. Hartmann Grisar, S.J., Martin Luther: His Life and Work (B. Herder, 1930; Westminster, MD: The Newman Press, 1961), trang 426.
47. Jansen, Vol. III, trang 84, trích trong tác phẩm của O’Hare, op. cit., trang 51.
48. Tham khảo Fr. William Most, “Are We Saved by Faith Alone?”, băng từ (cát-sét) của Catholic Answers,
49. Linh Mục Peter Stravinskas, biên tập trong Catholic Encyclopedia (Huntington, Indiana : Our Sunday Visitor, Inc., 1991), trang 873.