- Bí Tích là gì?
- Bí Tích Rửa Tội
- Bí Tích Thêm Sức
- Bí Tích Mình Thánh Chúa
- Bí Tích Giải Tội
- Bí Tích Xức Dầu Thánh
- Bí Tích Truyền Chức Thánh
- Bí Tích Hôn Phối
- Ðức Chúa Thánh Thần
- Ơn Chúa
Download bản PDF để in ra ở đây.
Các Bí Tích chuyển ngữ qua Anh Ngữ:
Việt Ngữ | Anh Ngữ |
---|---|
Bí Tích Rửa Tội | Sacrament of Baptism |
Bí Tích Thêm Sức | Sacrament of Confirmation |
Bí Tích Mình Thánh Chúa | Sacrament of Holy Eucharist |
Bí Tích Giải Tội | Sacrament of Reconciliation (Penance) |
Bí Tích Xức Dầu Thánh | Sacrament of Anointing Sick |
Bí Tích Truyền Chức Thánh | Sacrament of Holy Order |
Bí Tích Hôn Phối | Sacrament of Holy Matrimony |
Contents
I. Bí Tích là gì?
1. Bí Tích là dấu bề ngoài Đức Chúa Giêsu đã lập để ban ơn bề trong cho ta.
2. Để trở thành một bí tích cần phải có 3 điều kiện:
* Phải do Chúa Giêsu Lập.
* Dấu bề ngoài (Mô thể – Chất thể).
* Ơn bề trong.
3. Có 7 phép Bí Tich: Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa, Giải Tội, Xức Dầu Thánh, Truyền Chức Thánh, và Hôn Phối.
4. Bí Tích được chia làm 3 loại:
* Khai Tâm: Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa (Bắt đầu cuộc sống Kitô hữu).
* Hoà Giải: Giải Tội và Xức Dầu Thánh.
* Ơn Gọi: Truyền Chức Thánh và Hôn Phối.
5. Bí Tích khai tâm nghĩa là qua các bí tích khai tâm, con người trở thành phần tử của Giáo Hội trong cùng một cộng đoàn đức tin, sống đúng theo tinh thần Chúa Kitô.
6. Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, và Mình Thánh Chúa được gọi là bí tích khai tâm vì:
* Bí Tích Rửa Tội: Làm cho ta trở thành người Kitô hữu mới và được chia sẻ sự sống với Chúa Kitô.
* Bí Tích Thêm Sức: Chúng ta được mời gọi lên trong đức tin và làm chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và việc làm của chúng ta.
* Bí Tích Mình Thánh Chúa: Nhắc nhở sự hiện diện của Chúa Kitô luôn ở với chúng ta, cùng hiệp nhất với Giáo Hội.
7. Mục đích của bí tích là:
* Làm cho con người được thánh thiện.
* Xây dựng Giáo Hội, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.
* Để tôn kính, thờ lạy Chúa.
8. Có 3 Bí Tích được chịu một lần là: Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh tại vì 3 Bí Tích này in vào linh hồn ta một dấu thiêng liêng không bao giờ mất được.
9. Bí Tích Mình Thánh Chúa quan trọng nhất vì bí tích này ban chính Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi ơn Thánh cho ta.
10. Chúa Giêsu ban các Bí Tích cho ta.
11. Chúng ta nhận được ơn thánh khi lãnh nhận các Bí Tích nếu chúng ta:Sạch tội trọng, có long muốn, và có . ngay lành như lòng tin và lòng mến.
12. Chúng ta lớn lên trong ơn thánh nhân đức và bảy ơn Chúa Thánh Thần như thế nào?
* Lãnh nhận các Bí Tích.
* Cầu nguyện.
* Làm các việc lành.
13. Bí Tích Rửa Tội và Giải Tội còn gọi là bí tích kẻ chết vì ban cho ta sự sống siêu nhiên và ơn thánh Chúa cho những người đã chết trong tội.
II. Bí Tích Rửa Tội
1. Bí Tích Rửa Tội là gì?
Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để sinh ta lại làm con Đức Chúa Trời và con Hội Thánh.
2. Ai có thể ban bí tích Rửa Tội?
Linh Mục và (giáo dân cũng được khi trong trường hợp khẩn cấp).
3. Có mấy cách Rửa Tội?
Có 3 cách: bằng nước, bằng máu, bằng lòng muốn.
4. Phải Rửa Tội như thế nào?
Phải đổ nước trên trán người chịu phép Rửa Tội và đọc: “Tôi rửa …….. nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
5. Ai có thể nhận Bí Tích Rửa Tội?
– Bất cứ ai chưa được rửa tội.
– Nếu là người lớn thì phải: Có lòng muốn, phải có lòng tin và cải thiện đời sống, phải học giáo
6. Chúng ta lãng nhận gì khi chịu bí tích Rửa Tội?
Chúa ban cho ta ơn Thánh sủng, các nhân đức đối thần: tin, cậy, mến.
7. Trong Bí Tích Rửa Tội, Chúa Giêsu tha tội nào cho chúng ta?
Tha tội nguyên tổ và tội riêng ta phạm.
8. Trong Bí Tích Rửa Tội, ta hứa sự gì?
a. Từ bỏ ma quỷ, những quyến rũ của ma quỷ, và những cám dỗ.
b. Hữa sống theo giáo huấn của Chúa Kitô và Giáo Hội.
9. Bí Tích Rửa Tội có cần thiết không?
Bí Tích Rửa Tội cần thiết vì tha tội nguyên tổ mà tổ tông đã truyền lại cho chúng ta để ta vào thiên đàng.
10. Mô thể của bi tích Rửa Tội là gì?
– “Tôi rửa …. nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
– Lời đọc nói lên rằng con người đang bước vào sự thông hiệp vĩnh cửu với Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
11. Chất thể của bí tích Rửa Tội là gì?
Nước: nói lên sự rửa sạch tội và ban cho đời sống mới tức là ơn thánh.
12. Tại sao phải lấy tên Thánh khi chịu phép Rửa Tội?
Để người chịu phép Rửa Tội có thể noi gương đấng Thánh của mình và được Người bảo hộ cách riêng.
13. Tại sao phải cần người đỡ đầu khi chịu phép Rửa Tội?
Để người đỡ đầu có thể giúp đỡ kẻ đã chịu phép Rửa Tội về đàng thiêng liêng.
14. Trẻ em chết khi chưa được Rửa Tội sẽ ra sao?
Những trẻ em này chết khi chưa phạm tội thì được sống nơi hạnh phúc tự nhiên gọi là “Lâm Bô”.
15. Cha mẹ phải lo liệu cho con cái mình được lãnh bí tích Rửa Tội càng sớm càng hay.
16. Bí Tích Rửa Tội ban gì cho ta?
Bí Tích Rửa Tội xoá bỏ tội tổ tông bằng cách cho ta đời sống ân sủng. Nó làm ta trở nên con cái Chúa và phần tử của Giáo Hội Ngài.
17. Tại sao phép Bí Tích Rửa Tội là một tái sinh đối với ta?
Bí Tích là một tái sinh vì nó cho ta thông phần vào đời sống của Đức Kitô phục sinh.
18. Ấn tín bí tích làm gì cho ta?
Ấn tín Bí Tích ghi dấu trên ta để ta trở nên phần tử của Giáo Hội, ban cho ta khả năng lãnh nhận các bí tích khác và thông phần vào đời sống của Giáo Hội.
19. Đức tin ban cho ta khả năng nào?
Đức tin ban cho ta khả năng tin Thiên Chúa phán dạy ta qua Con Ngài, và dâng hiến ta cho Ngài.
20. Bí Tích Rửa Tội kêu gọi ta làm gì?
Bí tích kêu gọi ta sống như con Chúa.
21. Đức cậy cho ta khả năng gì?
Đức cậy cho ta khả năng hướng về Chúa với lòng trông cậy sẽ được thiên đàng và những gì ta cần đến để tới thiên đàng.
22. Đức ái cho ta khả năng gì?
Đức ái cho ta khả năng yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự vì Ngài rất tốt lành, và yêu mọi người vì Ngài.
III. Bí Tích Thêm Sức
1. Bí tích Thêm Sức là gì?
Là bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập cho ta nhận lấy Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, để ta giữ đạo nên và trở thành chiến Sĩ Chúa Kitô.
2. Ai có thể lãnh nhận bí tích Thêm Sức?
Bất cứ ai đã được rửa tội đều có thể nhận bí tích Thêm Sức. Tuy nhiên, Giáo Hội khuyến khích tất cả mọi tín hữu nên học hỏi về đức tin cho chắc chắn hơn trước khi chịu phép này vì bí tích này đòi hỏi ta phải sống với tinh thần đức tin.
3. Muốn lãnh bí tích Thêm Sức thì cần gì?
– Đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
– Học biết giáo l. căn bản trong đạo, những bổn phận đối với đức tin đặc biệt về bí tích Thêm Sức.
– Sạch tội trọng và có lòng ước ao.
4. Bí tích Thêm Sức được lãnh nhận nhiều lần không?
Không, vì bí tích này in dấu thiêng liêng trong linh hồn ta không thể mất được.
5. Chất thể của bí tích Thêm Sức là gì?
Việc đặt tay trên đầu người chịu bí tích này cùng với việc vẽ hình Thánh Giá trên tránh bằng dầu thánh.
6. Mô thể của bí tích Thêm Sức là gì?
– “Hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thần, ân huệ của Chúa Cha.”
– Ấn tín: Chỉ việc ban ấn tích thiêng liêng, làm cho người chịu phép Thêm Sức nên giống Chúa Kitô hơn.
– Ân Huệ: Nghĩa là chỉ chính Chúa Thánh Thần, “Chúng con hãy nhận lấy ân huệ của Chúa Thánh Thần.”
7. Ai có quyền ban bí tích Thêm Sức?
Thông thường là Đức Giám Mục. Và những linh mục được tòa thánh hay Giám Mục cho phép thì mới có quyền ban bí tích này mà thôi.
8. Dầu tượng trưng cho sự gì?
Dầu tượng trưng cho việc ban Chúa Thánh Thần, vì việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Kitô (Mc 1:10) được gọi là việc xức dầu thiêng liêng. Ngày xưa dầu được xức để tang sức mạnh cho các lực sĩ, nên dầu ám chỉ sức mạnh thiêng liêng được xức trong bí tích Thêm Sức.
9. Việc đặt tay chỉ sự gì?
Việc đặt tay chỉ việc ban thần lực của Chúa Thánh Thần. Việc đặt tay cũng gợi lại tình phụ tử và ơn phúc lành của Thiên Chúa.
10. Xức dầu theo hình Thánh Giá tượng trưng gì?
Là ấn tích thiêng liêng Chúa ban. Thánh Giá tượng trưng ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, nguồn mạch mọi bí tích. Thánh Giá nói lên là chúng ta muốn chia sẻ những đau khổ của Chúa Kitô và trung thành với Ngài.
11. Cha mẹ đỡ đầu có bổn phận gì?
Cha mẹ đỡ đầu bảo đảm với với Giáo Hội về ý hướng ngay lành của người mà mà họ đại diện.
Cha me đỡ đầu giới thiệu người chịu bí tích Thêm Sức cho Đức Giám Mục. Sau này bằng lời cầu nguyện, bằng lời nói, và bằng gương lành, cha mẹ đỡ đầu phải lo liệu cho con thiêng liêng chu toàn những bổn phận của người Kitô.
12. Ai có thể làm cha mẹ đỡ đầu?
Cha mẹ đỡ đầu phải là người Công Giáo ngoan đạo đã chịu phép Rửa Tội. Ngày nay, Giáo Hội ước mong rằng cha mẹ đỡ đầu Rửa Tội cũng làm cha mẹ đỡ đầu Thêm Sức luôn. Tuy nhiên vẫn có quyền chọn cha mẹ đỡ đầu riêng. Cha mẹ ruột không có thể làm người đỡ đầu cho con cái.
13. Hiệu quả chính của bí tích Thêm Sức là gì?
Hiệu quả chính của bí tích Thêm Sức là được tăng thêm sức sống Thần Linh do ơn Thánh Hóa ban cho. Ngoài ra còn có dấu ấu thiêng liêng không hề mất.
14. Hoa quả của Chúa Thánh Thần là gì?
Là những tác động của nhân đức các việc lành, những ước vọng và tâm tình mà Chúa Thánh Thần gợi lên trong ta.
IV. Bí Tích Mình Thánh Chúa
1. Thánh Thể là gì?
Là của lễ hy sinh. Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn ta, làm cho ta nên giống Chúa và kết hợp chúng ta trong tình yêu Chúa.
2. Tại sao Chúa Giêsu ban cho chúng ta Thánh Thể?
Vì Chúa muốn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, để an ủi, ban sức mạnh và làm cho chúng ta nên thánh.
3. Thánh Thể khác với các bí tích khác ở chỗ nào?
Bí tích này khác là dưới hình bánh rượu, Chúa Giêsu thực sự hiện diện đầy đủ là Thiên Chúa và là con người, còn các bí tích khác Chúa Giêsu chỉ hiện diện bằng quyền năng và ân sủng.
4. Chất thể của bí tích Thánh Thể là gì?
Là rượu, bánh và nước.
5. Mô thể của bí tích Thánh Thể là gì?
Là lời truyền phép: “Này la Mình Ta sẽ bị nộp vì các con.. Này là chén Máu Ta, máu sẽ đổ ra vì các con..”
6. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi nào?
Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly, trước khi người chịu chết.
7. Chúa Giêsu lập bí tích này thế nào?
Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán: “Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta.., hãy cầm lấy mà uống, này là Máu Ta…”
8. Khi nào bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô?
Trong Thánh Lễ, khi linh mục đọc lời truyền phép: “Này là Mình Ta, Này là Máu Ta.”
9. Khi linh mục đọc lời truyền phép thì bản thể hay chất thể của tấm bánh trở nên Mình Thánh Chúa. Tại Sao?
Bản thể: Vì chất thể của tấm bánh là tròn, trắng mùi vị nên không thay đổi.
10. Hy lễ Chúa Giêsu hiến dâng trong Bữa Tiệc Ly là Hy lễ nào?
Chúa Giêsu dâng chính Mình Người làm Hy Lễ bằng cách biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu Người.
11. Điều gì xảy ra khi Chúa Giêsu phán: “Này là Mình Ta”, “Này là Máu Ta”?
Khi phán thì bánh và rượu liền trở nên Mình và Máu Người, chỉ còn vẻ bên ngoài là bánh và rượu thôi.
12. Chúa Giêsu đã làm gì cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly?
Chúa Giêsu cho các tông đồ làm Linh Mục và truyền cho các ông phải dâng Hy Lễ và truyền chức Linh Mục lại cho người khác.
13. Tại sao thánh lễ lại là hy tế Thánh Giá?
Thánh lễ là hy tế Thánh Giá bởi chính Chúa Giêsu vừa là Linh Mục vừa là Của Lễ.
V. Bí Tích Giải Tội
1. Bí tích Giải Tội là gì?
Là bí tích do Chúa Giêsu lập để tha tội riêng ta phạm qua quyền hành Chúa ban cho các linh mục, cùng giao hòa ta với Chúa và Hội Thánh.
2. Ai có thể ban bí tích Giải Tội?
Linh Mục hoặc Đức Giám Mục hành động nhân danh Chúa Giêsu trong bí tích Giải Tội.
3. Tội là gì?
Tội là bất tuân cùng Chúa và luật Hội Thánh.
4. Có mấy thứ tội riêng?
Tội trọng và tội nhẹ.
5. Để một việc xấu trở thành tội phải có mấy điều?
– Có luật cấm hay luật buộc.
– Biết hoặc cố tình.
– Tự do làm.
6. Ai có thể lãnh nhận bí tích Giải Tội?
Bất cứ ai được rửa tội rồi.
7. Để được xưng tội nên phải có mấy điều?
Xét mình, ăn năn tội, dốc lòng chừa, xưng tội, và đền tội.
8. Xét mình là gì?
Là nhớ lại các tội mình đã phạm từ lúc xưng tội lần trước đến giờ và mỗi tội phạm bao nhiêu lần.
9. Ăn năn tội là gì?
Là thật lòng thống hối vì những tội mình đã làm mất lòng Chúa.
10. Dốc lòng chừa là gì?
Là quyết tâm chừa cải và không phạm tội nữa.
11. Có mấy cách ăn năn tội?
Cách trọn và chẳng trọn.
12. Ăn năn tội cách trọn là gì?
Là thực lòng mến Chúa và ghét tội.
13. Ăn năn tội cách chẳng trọn là gì?
Là vì hổ thẹn hay là sợ Chúa phạt đời này và đời sau.
14. Xưng tội là gì?
Là kể các tội của mình ra cùng linh mục có quyền giải tội và tha tội cho ta.
15. Đền tội là gì?
Là làm các việc linh mục dạy làm mà đền vì các tội xưng.
16. Chúng ta lãnh nhân gì khi chịu bí tích Giải Tội?
* Được tha tội.
* Linh hồn lấy lại được ơn thánh.
* Được tha hình phạt đời đời và ít nhất một phần phạt đời này bởi tội mà ra.
* Được trợ giúp để sống thánh thiện hơn.
17. Trong bí tích Giải Tội, Chúa Giêsu tha tội nào cho chúng ta?
Tha tội riêng ta phạm.
18. Ta phạm tội vì những lý do nào?
* Kiêu ngạo: là tự phụ vô lối, không đúng cách.
* Hà tiện: là ước muốn của đời này thái quá.
* Dâm dục: là không kiềm chế được ước muốn lạc thú.
* Hờn giận: là một cảm xúc tức bực mạnh và không làm chủ được.
* Mê ăn uống: là ăn uống quá chừng mực.
* Ghen ghét: là buồn sầu khi người khác được may mắn hơn.
* Lười biếng: là trễ nải việc thiêng liêng, tinh thần hay thể xác, là ta chểnh mảng việc bổn phận.
19. Sáu tội phạm đến Chúa Thánh Thần là gì?
* Thất vọng về phần rỗi.
* Tự phụ có thể được rỗi mà không cần nhờ công nghiệp và sám hối.
* Chống lại sự thật tỏ tường.
* Ghen tị về ơn Chúa ban cho người khác.
* Cố chấp trong đàng tội.
* Không hối cải trong giờ sau hết.
20. Mô thể của bí tích Giải Tội là gì?
“Cha tha tội cho con. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.”
21. Chắt thể của bí tích Giải Tội là gì?
Là lòng ăn năn, dốc lòng chừa của tội nhân.
VI. Bí Tích Xức Dầu Thánh
1. Bí tích Xức Dầu Thánh là gì?
Là bí tích do Chúa Giêsu đã lập để ban ơn nâng đờ sức mạnh phần hồn xác cho những người đang yếu liệt nặng vì lý do bệnh tật, thương tích hay tuổi già.
2. Ai có thể ban bí tích Xức Dầu Thánh?
Linh Mục và Đức Giám Mục.
3. Mô thể của bí tích Xức Dầu Thánh là gì?
Lời đọc trong bí tích Xức Dầu Thánh có nghĩa là chúng ta xin Chúa ban sức mạnh, chữa lành và ban ơn thánh của Ngài.
4. Chất thể của bí tích Xức Dầu Thánh là gì?
Dầu thánh tượng trưng cho sự chữa lành phần hồn và phần xác. Xức dầu trên trán và tay bệnh nhân và đặt tay trên bệnh nhân.
5. Ai có thể nhận bí tích Xức Dầu Thánh?
Bất cứ ai đã được rửa tội, đang yếu liệt nặng hoặc vì bệnh tật, thương tích hay Tuổi già.
6. Chúa ban ơn gì cho người lãnh bí tích này?
– Ban sức mạnh cho linh hồn bệnh nhân bằng ơn thánh để chống các cám dỗ.
– Ban ơn nâng đỡ để chịu đựng đau đớn và ban ơn can đảm và an ủi trong giờ chết.
– Tha tội nhẹ.
– Tha cả tội trọng nếu bệnh nhân ước ao xưng tội nhưng không thể được.
– Phục hồi sức mạnh phần xác nếu điều đó có ích cho phần rỗi của bệnh nhân.
7. Những bí tích sau hết là gì?
Bí tích Giải Tội, Xức Dầu Thánh và Mình Thánh Chúa.
8. Trong bí tich Xức Dầu Thánh chúng ta được thông phần vào sự đau khổ với Chúa Kitô.
VII. Bí Tích Truyền Chức Thánh
1. Bí tích Truyền Chức Thánh là gì?
Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban quyền Linh Mục cho những người chọn đặc biệt, ban ơn thánh để ăn ở xứng đáng, chu toàn chức vụ cứu rỗi loài người.
2. Chúa Giêsu lập bí tích Truyền Chức Thánh khi nào?
Trong bữa tiệc ly.
3. Trong bí tích Truyền Chức Thánh, Chúa Giêsu trao quyền gì cho các Linh Mục?
– Rao giảng Lời Chúa và chúc lành.
– Dâng Thánh Lễ.
– Ban các bí tích.
– Cai trị và phục vụ dân Chúa.
4. Tại sao Linh Mục không được lập gia đình?
– Noi gương Chúa Giêsu.
– Linh Mục của tất cả gia đình, không bị ràng buộc bởi ai, cứu vớt mọi linh hồn, phục vụ mọi người.
5. Bổn phận của người tín hữu đối với Linh Mục như thế nào?
– Cầu nguyện cho các Linh Mục.
– Tôn trọng, vâng lời các điều hợp với luật Chúa và Hội Thánh vì Ngài thay mặt Chúa.
– Cộng tác, đóng góp tinh thần và vật chất để xây dựng Nước Chúa.
6. Có mấy nghi lễ truyền chức?
Chức Phó Tế, chức linh Mục, và chức Giám Mục.
7. Ai ban bí tích Truyền Chức Thánh?
Đức Giám Mục.
8. Ai được lãnh bí tích Truyền Chức Thánh?
Là người nam, độc thân, Công Giáo tốt, đã chuẩn bị bằng học hỏi, tự do, có ý muốn lãnh nhận và được Đức Giám Mục chấp thuận.
9. Dấu bí tích Truyền Chức Thánh là gì?
– Gồm việc đặt tay và lời cầu nguyện đặc biệt.
– Đức Giám Mục đặt tay trên đầu người được lãnh chức – nói lên việc ban Chúa Thánh Thần cùng với quyền năng và ơn thánh của Người.
10. Công việc của Phó Tế là gì?
Các phó tế phục vụ dân bằng sự rửa tội, tuyên đọc và rao giảng Lời Chúa, cho rước lễ, làm phép cho các đôi tân hôn trong bí tích Hôn Phối.
11. Có mấy loại Phó Tế?
Có hai loại phó tế. Những phó tế đang chuẩn bị lên chức linh mục. Họ chỉ là phó tế tạm thời.
Ngoài ra còn có những phó tế vĩnh viễn. Họ là những người độc thân hoặc có gia đình, và là những phó tế suốt đời.
VIII. Bí Tích Hôn Phối
1. Bí Tích Hôn Phối là gì?
Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp một nam một nữ thành vợ chồng trước mặt Chúa và Hội Thánh và ban ơn đặt biệt để giúp họ sống chu toàn nghĩa vụ.
2. Chúa Giêsu lập bí tích Hôn Phối khi nào?
Từ thời nguyên thủy của Adong và Evà. Trong Tân Ước Chúa Giêsu đã chúc lành cho đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana.
3. Mục đích của Hôn Phối là gì?
– Sinh sản và giáo dục con cái theo đạo Công Giáo.
– Trung thành, yêu thương và nâng đỡ nhau.
4. Bậc hôn nhân Công Giáo có tầm quan trọng nào?
– Tình yêu vợ chồng biểu hiệu tình yêu Chúa và Hội Thánh.
– Sinh sản con cái để thời phượng Chúa.
5. Dấu bí tích Hôn Phối là gì?
– Chất thể: người nam và người nữ.
– Mô thể: biểu lộ sự ưng thuận bằng lời nói, lời cam kết.
6. Chúa Giêsu dạy gì về bí tích Hôn Phối?
– Hợp nhất: phải giữ một vợ một chồng.
– Không được ly dị và phải sống hoà thuận với nhau cho đến chết.
7. Ai hành động nhân danh Chúa kitô trong bí tích Hôn Phối?
– Người nam và người nữ.
– Linh mục hay phó tế chỉ chứng kiến bí tích và chúc lành cho đôi tân hôn thôi.
8. Phải làm gì để lãnh bí tích Hôn Phối nên?
– Phải sạch tội trọng.
– Hiểu biết bổn phận của đời sống gia đình.
– Bằng lòng kết bạn với nhau theo nghi thức Giáo Hội.
IX. Đức Chúa Thánh Thần
1. Đức Chúa Thánh Thần là ai?
Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi Thứ Ba Thiên Chúa.
2. Đức Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng danh xưng nào khác nữa không?
Đức Chúa Thánh Thần cũng gọi là Thiên Chúa, Ân Huệ Thiên Chúa, Thần Linh Sự Thật, Đấng Ban Sự Sống, và Đấng Bầu Chữa.
3. Đức Chúa Thánh Thần làm gì cho ta?
Biến đổi chúng ta qua ơn thánh, các nhân đức, các huệ và ơn hiện sủng của Ngài. Ngài giúp ta nhận biết Chúa Giêsu là .ấng Cứu Chuộc ta, và Đức Chúa Cha ở trên trời. Ngài giúp ta cầu nguyện và rao giảng Phúc Âm.
4. Đức Chúa Thánh Thần làm gì cho Giáo Hội?
Đức Chúa Thánh Thần nối kết dân Chúa là Giáo Hội trong đức tin và tình yêu. Ngài hướng dẫn các vị giảng dạy chính thức của Giáo Hội như Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục liên kết với Đức Thánh Cha – để các vị khỏi sai lầm. Ngài ban cho ta ơn thánh mà Chúa Giêsu đã sắm cho ta do việc Ngài chịu chết trên thánh giá.
5. Đức Chúa Thánh Thần đã tỏ mình cho các môn đệ Chúa Giêsu lần đầu tiên khi nào?
Mặc dù Đức Chúa Thánh Thần vẫn sống động trong thế gian trước khi Chúa Giêsu sống lại, nhưng chúng ta biết rằng ngày Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là ngày đầu tiên Đức Chúa Thánh Thần tỏ mình cho các môn đệ Chúa Giêsu. Ngài ban cho các Tông Đồ lòng can đảm, sự hiểu biết sâu xa hơn về lời giảng dạy của Chúa Giêsu và tinh thần hy sinh. Ngài ban cho họ ơn thánh và nối kết họ với nhau chặt chẽ hơn.
6. Ân huệ đặc biệt mà Chúa Thánh Thần ban cho ta là gì?
Ân huệ đặc biệt Chúa Thánh Thần ban cho ta là ơn thánh, ơn mà Chúa Giêsu đã sắm sắn do việc Chúa chịu chết trên thánh giá. Chúa Giêsu đã chết và sống lại, không những để đền những tội đã xúc phạm đến Chúa, mà còn cho ta được phúc thiên đầng nhờ ơn thánh.
7. Nhân đức là gì?
* Nhân đức là sức mạnh hay thói quen làm việc lành.
* Các nhân đức chính Chúa ban gồm các nhân đức đối thần và các nhân đức luân lý. Mặc dù sức mạnh này là ơn nhưng không của Chúa, nhưng chúng ta phải biết dùng để trở nên những thói quen làm việc lành như ý Chúa muốn.
8. Nhân đức đối thần là gì?
* Nhân đức đối thần là thói quen Chúa ban để làm điều lành và qui hướng về Chúa, như: đức tin, đức cậy, và đức mến.
* Nhân đức đối thần có nghĩa là qui hướng về Chúa.
9. Đức tin là gì?
Đức tin là nhân đức giúp ta tin Chúa và mọi điều Chúa dạy.
10. Đức cậy là gì?
Đức cậy là nhân đức giúp ta trông cậy rằng Thiên Chúa là .ấng toàn năng và trung tín sẽ đưa ta về thiên đàng nếu ta sống như Chúa muốn.
11. Đức mến là gì?
Đức mến là nhân đức giúp ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương mọi người vì Chúa.
12. Những việc làm của đức tin, đức cậy và đức mến là gì?
Những việc làm của đức tin, đức cậy, và đức mến là những lời cầu nguyện nói lên lòng tin, lòng cậy, và lòng mến đối với Chúa.
13. Nhân đức luân lý là những nhân đức nào?
Các nhân đức luân lý là: khôn ngoan, công bình, can đảm, và tiết độ.
* Nhân đức khôn ngoan: là nhân đức giúp ta biết đặt thiên đàng trên hết mọi sự, biết suy nghĩ
cẩn thận trước khi làm, biết chọn lựa khôn ngoan, và thi hành mọi việc tốt đep.
* Nhân đức công bình: là nhân đức giúp ta sống công bình với mọi người, nhất là đối với
Thiên Chúa.
* Nhân đức can cảm: là nhân đức giúp ta làm điều tốt và đúng dù gặp khó khăn.
* Nhân đức tiết độ: là nhân đức giúp ta tự kiềm chế những đòi hỏi của bản tính tự nhiên.
14. Những mối Phúc Thật là gì?
Những mối Phúc Thật là những việc làm hoàn hảo mà Chúa Thánh Thần giúp ta thực hiện. Mối Phúc Thật có nghĩa là hạnh phúc. Những ai thực hành mối Phúc Thật được tiền hưởng thiên đàng.
X. Ơn Chúa
1. Ơn Chúa: Là ân huệ Đức Chúa Trời ban vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu cho ta đuợc rỗi linh hồn.
2. Có 2 thứ ơn Chúa:
* Ơn Thánh Sủng: là sự sống của Chúa thông ban cho ta, làm cho ta nên giống Chúa Kitô và đáng được hưởng gia nghiệp với người trên trời.
* Ta được ơn này khi ta rửa tội.
* Ta mất ơn Thánh Sủng khi ta phạm tội trọng.
* Ơn Hiện Sủng: Ơn ban cho ta được một trí khôn sáng suốt và một . chí mạnh mẽ để ta làm điều lành tránh điều dữ.
* Ta được ơn Hiện Sủng hằng ngày.
3. Các hoa quả của ơn Thánh Sủng là:
* Giúp ta sống thánh thiện và làm vui lòng Chúa.
* Cho ta được trở thành con cái Thiên Chúa.
* Làm cho tâm hồn ta trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần.
* Cho ta được thừa hưởng nước thiên đàng.
4. Chúng ta có thể từ chối ơn Thánh của Chúa vì Chúa để cho ta sự tự do lựa chọn, và Ngài không bắt buộc chúng ta phải giữ.
5. Những điều chính yếu để giữ ơn Thánh là Cầu Nguyện và chịu các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Mình Thánh Chúa.