Bài đọc: Mic 2:1-5; Mt 12:14-21
Tiên tri Micah, người đương thời với Isaiah, Amos và Hosea (trước lưu đày, 721 BC). Trái với Amos nói tiên tri ở miền Bắc, Micah nói tiên tri ở miền
Cuộc sống ông gắn liền với đất đai và đã chứng kiến nhiều cảnh bóc lột và tước đoạt đất đai của dân nghèo như chúng ta nghe trong Bài đọc I hôm nay; nên điểm chính trong sứ điệp của ông là tranh đấu cho công bằng, trả đất cho những người bị tước đoạt. Trong Phúc Âm, Matthew đồng nhất Chúa Giêsu với Người Tôi Trung của Thiên Chúa. Ngài đến để cai trị dân chúng trong công bằng và thương yêu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Micah tố cáo các bất công trong xã hội.
1.1/ Các nhà lãnh đạo lạm dụng quyền hành.
Chữ công bằng (krisis) dịch từ Do Thái (mishpat). Tĩnh từ hay đúng hơn phân từ này đến từ động từ (shapat) có nghĩa: xét xử, cai trị và danh từ (shopet) có nghĩa: quan án, thống đốc, nhà làm luật, kẻ cai trị, vua chúa. Người này có quyền lập pháp (ra và sửa luật), hành pháp (thi hành luật) và tư pháp (xét xử những người vi phạm luật); chứ không phân biệt làm 3 nghành và có những người khác nhau như ta hiện giờ.
Thường dân đến với họ để xin xét xử mỗi khi có tranh chấp kiện tụng và họ hy vọng sẽ được xét xử đúng hay công bằng. Vấn đề lạm dụng quyền thế để xét xử bất công khi người cai trị muốn bảo vệ quyền lợi của họ hay đã bị mua chuộc để được phần thắng. Để che giấu sự bất công họ phải nghĩ ra các luật khác hay viện vào sự sơ hở của luật lệ (các luật gia rất rành về điều này). Đó là lý do tại sao Micah luận tội họ: “Khốn thay những kẻ nằm trên giường toan tính chuyện xấu xa, lập mưu làm điều ác! Vừa tảng sáng đã đem ra thực hiện vì nắm sẵn quyền bính trong tay.” Họ dùng luật và quyền để tước đoạt không những đất đai và nhà cửa của dân nghèo, mà còn bỏ tù những ai dám chống lại họ.
1.2/ Các nhà lãnh đạo phải đối diện với Thiên Chúa.
Quyền hành đến từ Thiên Chúa, Ngài ban quyền hành để con người cùng cai trị với Ngài; vì thế, Ngài sẽ đòi các nhà cầm quyền phải trả lời với Ngài về việc cai trị. Nếu nhà cầm quyền biết cai trị dân trong công bằng và thương yêu, Ngài sẽ cho tiếp tục cai trị; nếu không, Ngài sẽ lấy lại và trao cho người khác. Tiên tri Micah sau khi đã chứng kiến quá nhiều những bất công nơi nhà vua và các quan của
2/ Phúc Âm: Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu.
2.1/ Hai thái độ tương phản: Trình thuật của Matthew hôm nay tiếp tục hai biến cố mà các kinh sư tranh luận với Chúa Giêsu về việc giữ ngày Sabbath: các môn đệ bứt lúa ăn và Chúa chữa lành người có cánh tay bị khô bại trong hội đường. Hai thái độ được ghi nhận bởi Matthew:
(1) Thái độ muốn tiêu diệt sự sống của các kinh-sư: “Ra khỏi đó, nhóm Pharisees bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu.” Có nhiều lý do để các kinh-sư muốn giết Chúa: Họ bị mất mặt với dân chúng: Từ trước tới nay, ít có ai dám cãi lời họ; thế mà một người mà họ coi là vô danh, dám làm mất thể diện của họ ngay trong hội đường. Họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu để bảo vệ quyền lợi: Khi họ thấy dân chúng đến với Chúa để được nghe những lời dạy dỗ và để được chữa lành, họ cảm thấy bị tổn thương danh dự và mất quyền lợi. Trong Tin Mừng Gioan, họ nói với nhau: Xem kìa, tất cả dân chúng đã đi theo ông ấy. Họ bị tố cáo lạm dụng Lề Luật để mưu cầu lợi nhuận và tiêu diệt: Là những người thông luật và có thế giá trong xã hội, họ có thể tìm kẽ hở và phiên dịch Lề Luật theo cách thức họ muốn; nhưng Chúa Giêsu đã vạch trần những âm mưu đen tối của họ khiến dân chúng không còn tin tưởng nơi họ nữa.
(2) Thái độ luôn bảo vệ sự sống của Đức Kitô: “Biết vậy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai.” Chúng ta có thể nhận ra sự vô cùng nghịch lý ở đây: trong khi Đấng tạo thành sự sống đang vất vả lang thang đó đây để chữa lành và bảo vệ sự sống cho tất cả, thì nhóm kinh sư lại ích kỷ hội họp để tìm cách tiêu diệt Đấng ban sự sống và chữa lành! Lợi nhuận vật chất có sức mạnh làm con người mù quáng đến độ không còn nhìn ra sự thánh thiêng của sự sống! Vì sự sống đáng quí trọng, nên có những lúc con người phải lánh khỏi những người muốn tiêu diệt sự sống; chứ không phải lúc nào cũng phải ra mặt để đương đầu với những con người khát máu. Chúa Giêsu lánh mặt không phải vì Ngài sợ họ; nhưng có nhiều sứ vụ Ngài cần phải thi hành trước khi từ giã cuộc đời về với Chúa Cha. Khi giờ đã tới, Chúa Giêsu sẽ can đảm đổ máu và làm chứng cho sự thật. Chúa Giêsu cấm không cho họ tiết lộ tông tích để Ngài có thể đi lại dễ dàng và thi hành sứ vụ của Ngài. Rao truyền sự hiện diện và quyền năng của Người chỉ làm lợi cho những người quấy phá.
2.2/ Người Tôi Trung của Yahveh: Matthew nhìn sứ vụ của Chúa Giêsu như ứng nghiệm sứ vụ của Người Tôi Trung mà ngôn sứ Isaiah đã nói trong Bài Ca Thứ Nhất (Isa 42:1-4). Những điểm quan trọng về Người Tôi Trung được hiện thực nơi Đức Kitô:
Chúa Giêsu được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu dấu, và hài lòng. Trong biến cố chịu Phép Rửa của Chúa Giêsu tại sông
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Mỗi người chúng ta được kêu gọi để dự phần trong việc lãnh đạo với Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta là bắt chước Người Mục Tử Nhân Lành để lãnh đạo dân Chúa trong công bằng và thương yêu.
– Chúng ta cũng thấy rõ nguy hiểm của việc lạm dụng quyền hành để bảo vệ quyền lợi và bị mua chuộc. Lãnh đạo như thế, chắc chắn chúng ta cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước TC.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP