Bài Tin Mừng đưa ra vấn đề: Tại sao cùng một ông Chủ, trong nhóm đầy tớ lại chia ra hai hệ quả khác nhau, trái ngược nhau: Một đàng được Chủ khen không hết lời, và trọng thưởng ngoài ước mong; một đàng bị Chủ chê thậm tệ và nghiêm trị không chút tình cảm?
Đọc kỹ một tí, ta thấy vấn đề nằm ở cái nhìn.
Cùng một ông Chủ, Người đầy tớ tốt nhìn thấy cái hay, cái tích cực, cái tin yêu của ông Chủ để rồi đáp trả hết mình và hết tình. Qủa thế, họ dùng hết khả năng của mình làm sinh lợi cho sự tín nhiệm của Chủ. Cũng trình thuận này, nơi thánh sử Mt cho thấy rõ hơn: Người 5 nén, kẻ 2 nén, điểm chung là họ đã sinh lời gấp đôi, 5 thêm 5, 2 thêm 2, tức họ đã sinh lời cho Chủ 100%. Điều này cho thấy, khi nhận được nén bạc Chủ trao, đồng thời đón nhận sự tin yêu trân trọng của Chủ, họ đã hết mình với bổn phận, nhiệt thành và yêu mến với công việc Chủ giao.
Trái lại, loại đầy tớ xấu bị kết án, do chỉ nhìn thấy cái dở, cái tiêu cực của Chủ. Anh có quan niệm xấu về Chủ, rất xấu về Chủ và cứ bo bo giữ chắc lối nhìn ấy- tức không chịu sám hối thay đổi lối nhìn- để rồi bi quan, buông xuôi, thiếu cố gắng. Đầy tớ này biện minh cho sự ươn lười của mình: “Thưa ông Chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế tôi đâm sợ nên mới đem chôn giấu nén bạc ông trao…”
Rõ ràng, dụ ngôn làm nổi bật lối nhìn- quan niệm, thuộc vấn đề tư tưởng trước hết. Lối nhìn-quan niệm tốt, xấu đưa đến hệ quả tích cực, tiêu cực.
Nói cách khác, cũng một vấn đề, một sự việc, người lạc quan khác người bi quan ở chổ: Người lạc quan thấy cái còn, cái tích cực rồi trân trong tận hưởng, thế là đời tươi đẹp, đáng sống; còn người bi quan chỉ thấy cái mất, cái tiêu cực để rồi hậm hực, oán trách… Thế là đời đen tối, bi kịch.
Trong cuộc sống cái ta còn có nhiều hơn cái ta mất, sở dĩ ta than khổ, thấy đời tối đen bởi chỉ thấy cái mất. Trong cuộc sống nhân sinh, người tốt- cái tốt vẫn nhiều hơn người xấu- cái xấu; sở dĩ cuộc đời toàn ám, đen tối, chán nản… do bởi ta chỉ thấy cái xấu, cái tiêu cực hơn cái tươi tốt.
Minh họa:Ly nước lọc lớp để thầy giáo dùng, thầy chưa kịp uống, thì giờ ra chơi học trò nào đó đã ‘xơi’ mất nửa ly. Nếu bi quan, thầy chỉ nhìn thấy cái mất, rồi trách móc học trò mất dạy, thậm chí ‘hờn mát’ theo kiểu: uốn thì uống hết cho đỡ tức, để lại nửa ly, ai uống đồ thừa! Trái lại, nếu lạc quan thầy sẽ thấy phần còn hơn phần mất, cảm ơn học trò nào đó, uống vẫn còn để phần thầy… Thế là thầy giải quyết được cái khát, tránh được cái hậm hức, bi quan.
Ông bà ta nói, trong may có rủi trong rủi có may, thất bại lạ mẹ thành công. Nói thế để trong mọi biến cố ta ta luôn có có nhìn lạc quan để hy vọng. Sau cơn mưa trời lại sáng.
Đấy là trên bình điện nhân bản: Ta cần có có đôi mắt Lạc quan.
Đối với người Kitô hữu, ngoài đôi mắt nhân bản cần có đó, quan trọng hơn, không thể thiếu, nhờ ơn Chúa ta phải trang bị cho mình con Mắt Đức tin- Nhãn quan Tin Mừng.
Trong đôi mắt Lạc quan: Đau khổ, mất mát, đêm đen vẫn và mãi là đau khổ- mất mát- đêm đen, chẳng ai muốn, mà mọi người đều xa tránh.
Trái lại đôi mắt Đức tin- Nhãn quan Tin Mừng, nhờ Thập giá Cứu độ của Chúa Giêsu – Kitô đau khổ mất mát ấy có giá trị Tin Mừng Cứu độ, được Chúa Giêsu thánh hóa nên phương dược đem ơn Cứu độ cho nhân loại. Khám phá Thập giá trong Chúa Giêsu trở nên Tin Mừng Cứu độ, do đó, các thánh luôn khao khát được khổ đau vì Tình yêu Chúa Giêsu thúc bách.
Nói cách dễ hiểu hơn: Tội lỗi với con mắt lạc quan nhìn thế nào thì vẫn là tội, luôn là tội; song trong con mắt Đức tin tội trở thành hồng phúc. Có thế ta mới có thể cảm hiểu được điều mà Giáo hội hân hoan trong đêm Vọng Phục sinh: Ôi tội Hồng phúc.
Chúng ta còn đôi mắt Đức tin khi còn tín thác vào Lòng Thương xót vô bờ bên của Chúa; thấy tội lỗi ta dù lớn thế nào cũng không là gì trước Tình yêu của Thiên Chúa. Chín trong nhãn quan Đức tin, ta mới có động lực sám hối trở với Chúa, và trong ơn Chúa tích cực thay đổi đời sống.
Là môn đệ theo Chúa Giêsu, nhận nén bạc, nhiều nhiều nén bạc Chúa trao, để sinh lời trong thân phận Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta không chỉ cần có đôi mắt Lạc quan, trên bình diện nhân bản mà quan trọng hơn- không thể thiếu đôi mắt Tin Mừng- đôi mắt của Đức tin, trên bình diện Kitô hữu.
Điểm độc đáo của người môn đệ theo Chúa chính hệ tại đôi mắt Tin Mừng ấy. Chính vì thế, những người tin theo Chúa, trong mọi hoàn cảnh, bất kể mọi biến cố của cuộc sống ta vẫn nhận ra bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, vẫn nhận ra Tin mừng Cứu độ. Chúng ta xác tín: Tất cả là hồng ân, không nằm ngoài ý Chúa.
Như thế, khổ đau, bất hạnh, bệnh tật… trong đôi mắt Đức tin chính là những nén bạc Hồng ân rất đặc biệt Chúa gởi trao.
Bởi chính trong đau khổ, ta có cơ hội trở nên giống Chúa Giêsu nhất. Chính trong đau khổ ta nhận rõ sự yếu đuối của con người, và nhờ vậy ta dễ cảm thông với người khác, ta biết sống khiêm tốn tín thác vào Chúa.
Ở điểm này ta thấy tuổi già là hồng phúc, với những hạn chế, bệnh tật tất yếu của tuổi tác khi ta đón nhận ý Chúa và tươi vui vác thập giá theo Chúa Giêsu, ta tránh được những bi quan, mặc cảm… nhờ đó, hiện diện của mình trong gia đình thành Tin Mừng, diểm tựa đạo đức.
Chúng ta hãy tạ lỗi Chúa bởi chúng ta vẫn chưa biết tận dụng hết những nén bạc hồng phúc Chúa trao để sinh lời, nhất là những nén bạc đau khổ, góp phần làm trái tim triển nở, tình hiệp thông lớn thêm; bởi vẫn chưa chu toàn bổn phận, chưa khám phá niềm vui hạnh phúc khi chu toàn bổ phận.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì mặc dù chúng ta bất xứng song Chúa vẫn tin yêu, vẫn còn trao ta những nén bạc và Người đang chờ mong chúng ta sinh lời trước khi Người đến để tính sổ.
Giáo hội sắp bước vào Năm Phụng vụ mới- Năm Thánh Lòng Chúa thương xót, những ngày này là dịp kiểm điểm đời sống Đức tin của mình trong tương quan với Chúa với Giáo hội- với người khác và với chính mình. Amen
Lm. Đaminh Hương Quất