1. Ngẫu hứng ngao du, tớ mang con giấc mơ (Dream II) thưởng thức miền quê sông nước.
Nơi tớ ở mặc dù giáp danh giới Hồ thành- Thành phố nhộn nhịp văn minh tiến bộ nhất nước, thời chính quyền Việt Nam Công Hòa trước 1975- Sài Gồn dẫu trong thời chiến vẫn nổi tiếng ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’, khối các nước thòm thèm[1] song việc tìm cảnh đẹp thôn quê dân dã, cảnh sông nước hữu tình, trâu bò thảnh thơi gặm cỏ, đàn vịt đồng tung tang, những cánh có trắng bay thấp thoáng, cả tiếng chim Bìm bịp thi thoảng… rất dễ.
Trước nạn đô thị hóa, tranh thủ thưởng thức cảnh đẹp thôn quê, cảnh đẹp trữ tình miền sông nước để mai có lỡ không còn thì vẫn còn ‘ký ức’ kể cho con cháu.
Để còn nuối tiếc…!
Để còn cho thấy lời Thủ tướng chỉ đạo ‘không đánh đổi môi trường lấy lấy kinh tế’ ‘được’ các lính đồng chí coi rẻ như rác.
Và Chỉ thị của thủ tướng nhằm đảm bảo an toàn lương thực cấm chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác đang ‘được’ các đồng chí xem như… trò đùa.
Tớ nhanh chóng được ‘khai trí’ khi thấy bảng đề ‘Biên Phòng Cửa Khẩu’ nơi cơ quan nhà nước. Nói ‘khai trí’ bởi từ trước đến nay tớ cứ nghĩ và ngỡ từ ‘Biên phòng- Cửa khẩu’ chỉ dùng cho trạm đóng ở đường biên giới liên thông các quốc gia… đàng này biên lộ hai tỉnh nội quốc.
Tớ dừng xe trò chuyện các Nông dân đang chuyển mía từ thuyền lên xe tải lớn… Cuộc trò chuyện thân tình, ấm cúng!
Điểm dừng chân khá lâu khác là ở Bến đò đưa người qua sông dân dã, ngay cạnh sau Ngôi chùa đáng kính. Bến phà này nổi tiếng vì nằm ngay cửa ngõ Nhà Bè đã đi vào ca dao bất tử
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…
2. Miên dạo cảnh thôn quê đẹp, bình yên… điều tớ lo lắng nhất, ‘kho an toàn lương thực’ cho quốc gia xem ra đang teo tóp khi nhiều thửa ruộng đang nền hóa, bê tông hóa, nhà cửa hóa…tốc độ xem ra cũng… chóng mặt.
Nhớ lại hơn chục năm trước, đi với Mặt trận tổ quốc tỉnh về đây viết báo (sau đó lại mấy bận về đây nữa để viết báo), cảnh đồng lúa có mà bát ngát, liền kề các con lộ…
Giờ thì…
Người Dân bảo, trước ở đây ‘kho lúa’ dân ăn không hết, phải bán đi nơi khác. Giờ chủ lực nhập lúa gạo nơi khác về…
Dân Hồ thành đang đổ xô về đây mua đất. Giá đất sốt mạnh, từng ngày…
Nghe nói Trung Quốc cũng đã về đây ‘chiếm dụng’ hành trăm hét ta; Cù lao Ông Cồn,200 hetta dường như đã rơi vào tay con buôn ‘chuốc họa’ (Trung quốc chuốc họa. Cường quốc Mỹ còn lo sợ ‘chết bởi Trung Quốc’[2], thì tiểu quốc như VN chơi TQ chỉ có chuốc họa cái chắc, thực tế đang hiện chứng tỏ tường)[3].
Việc xâm hại đất an toàn lương thực hầu như diễn ra nhiều nơi, khắp nước (có lần đi nghe báo cáo cuối năm một huyện nọ, tự hào về thu thuế đất nhiều năm liền thu vượt chỉ tiêu, đạt trên 100%. Đất đai không sinh nở, việc thu thuế đạt chỉ tiêu- vượt chỉ tiêu sao tránh khỏi từ mua bán đất, chuyển mục đích sử dụng đất- đất lên thổ cư… Một xào ruộng mua vài chục triệu Hồ tệ, cao lắm trăm triệu nhưng khi chuẩn lên đất thổ cứ, phân lô bán giá bán hàng tỉ).
Khó hiểu ở chỗ này, Thủ tướng đã ra chỉ thị để bảo đảm an toàn lương thực cấm chuyển công năng đất ruộng…
Đấy là lời quan lớn cấp tỉnh !
Tớ nhớ lại, mới đây, trong lần mời Chức sắc tôn giáo gặp gỡ cán bộ Tôn giáo cấp tỉnh, anh cán bộ lý giải: Một vài nơi chưa được chấp nhận lên đất tôn giáo vì kẹt ở chỗ đất ấy thuộc loại đất ruộng…, theo chỉ thị của thủ tướng cẩm để đảm bảo an toàn lương thực, cấm chuyển mục đích sử dụng đất.
(Nếu theo nguyên lý Cộng sản trinh khiết, chưa chuyển biến chuyển hóa như Bí chủ mong muốn và đang hết sứ lo lắng, thì đất phục vụ công ích, đất dành cho Tôn giáo (cùng là công ích) phải ưu tiên hàng đầu…
Thế mà…!)
Song tớ được ‘an ủi’ ngay khi nhớ vị Chủ tịch nước mới băng hà. Người ta đã không tiếc ‘phá an toàn lương thực’ khi xan lấp– nghe đâu rộng 30.000-40.000m2 (3-4 hetta), chỉ để chôn người chết, chỉ để làm lăng mộ. (Nghĩa là quy định chôn không qúa 5m2 bị ngang nhiện… nhổ toẹt mà chẳng thấy chánh pháp nào động đến).
Nói tìm được an ủi, vì theo nguyên tắc người sống quan trọng hơn người chết. Xan lấp đất ruộng cho người sống vẫn có lý hơn cho người chết, lại la người chết cả đời học tập theo gương sống Hồ chủ tịch (‘suy tư’ đến đây… thì ra vấn đề dành đất lương thực người sống để làm lăng mộ to lớn… phi lý quá !)
Nó lại càng vô lý, càng qúa phi lý trong thể chế nhân danh ‘cộng sản’: Người ta dễ phá đất đảm bảo an toàn lương thực cho tư hữu, tư bản (doanh nghiệp)… nhưng lại gây khó khăn cho việc chuyền sang đất tôn giáo- Công sản mục đích nhằm phục vụ cho thăng tiến phẩm giá con người người….
Tớ lại nghĩ đến Niềm tin…
Các lãnh đạo hàng đầu đang kêu gào lấy lại- khôi phục niềm tin trong Dân đang sa sút…!
Tớ vội cắt đứt dòng chảy miên man lan sang Niềm tin, vì va chạm sự đối nghịch như nước với lửa.
Niềm tin được đặt trên nền tảng Sự Thật, biết tôn trọng Công lý…
Muốn lấy niềm tin mà cứ định hướng theo mãi lú (mác lê) thành trò hề… Đau đầu !
Nghĩ làm gì cho điên đầu, kẻo niềm hy vọng phục thiện trở về Người Dân- lẽ Thiện lương con tí chút đối với ‘đầy tớ’ lại rơi rụng nốt !
Lm. Đaminh Hương Quất
[1] Nhe nói ở thập niên 1960, nhà lập quốc Singapho- Lý Quang Diệu chỉ mong xây dựng được phần nào như Sài Gòn; thế mà, đau đớn thay sau hơn 40 năm im tiếng súng, khi Sài Gòn bị ‘bên giải phóng’ biến thành Hồ thành đạp nát Hòn ngọc, một quan lớn mới đây mong xây Thành phố như Singapho, hiện đang về văn minh phát triển, ta đi sau gửi đít khói chú em Sin rẻ nhất cỡ ½ thế kỷ..
[2] Chết bởi Trung Quốc – Ðương đầu với con Rồng – Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action)một cuốn sách nổi tiếng của hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry nổi tiếng. rác giả chính Giáo sư Peter Navarro đang là cố vấn hàng đầu của TT. Trump trong cuộc thương chiến với TQ…
[3] x. trithucvn.net