Được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới, Ông được xem là nhà văn , nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.Ngoài ra ông cũng được xem là Ông Tổ nghề báo Việt Nam, khi sáng lập tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo.
Pétrus Ký thông thạo 27 ngoại ngữ, thuộc hàng những người biết nhiều ngoại ngữ nhất thế giới.
Khi Pháp mở trường thông ngôn , ông được mời vào giảng dạy. Ông cũng đã từng tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản sang Paris tiếp kiến Hoàng Đế Napoléon III, bàn về việc chuộc 3 tỉnh Miền Đông Nam kỳ .
Cộng tác với người Pháp, nhưng cuộc đời thăng trầm của ông gặp phải sự nghi kỵ, bạc đãi của cả người Pháp và Nam Triều. Mặc dù làm việc cho thực dân Pháp, nhưng khi sưu tầm và chú thích bản Gia Định thất thủ vịnh, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi họ là “giặc”.
Vào cuối đời, bị hắt hủi, Ông về ẩn dật ở nhà riêng Chợ Quán . Túng quẫn, bệnh tật, ông qua đời ở tuổi 62 , để lại cho đời hơn 100 tác phẩm có giá trị!
Trước năm 1975, Tên Ông được đặt cho 1 ngôi trường nổi tiếng ở Saigon. Và Trường Pétrus Ký là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh Saigon khi xưa. Sau năm 1975, một lần nữa, Trương Vĩnh Ký cũng đã bị ” xét lại” , không được nhắc tới như 1 con người tài năng . Trường Pétrus Ký cũng bị đổi tên thành Trường Chuyên Lê Hồng Phong !
Hàng ngày, đi ngang qua khu mộ của Pétrus Trương Vĩnh Ký ( Góc Trần Hưng Đạo- Trần Bình Trọng Quận 5 Saigon) , cứ thấy một nổi niềm vấn vương và ngậm ngùi . Mặt bằng đã bị lấn chiếm và chiếm dụng cho những mục đích khác. Tiếc cho một tài năng, tiếc cho một di tích mang dấu ấn đất Saigon xưa cũ !
Lịch sử … bao giờ đánh giá công bằng cho Ông và các nhân vật khác, dưới cái nhìn trung thực và khách quan ?
(Võ Khánh Tuyên, VCN 02.09.2016)