Thánh CORNELIÔ, Giáo Hoàng Tử Đạo (+253)
Novatianô là một linh mục đầy tham vọng được một linh mục Phi châu hậu thuẫn. Họ nổi tiếng về triết học và tài lợi khẩu, đến nỗi có người than phiền vì đã chọn Đức Cornêliô làm giáo hoàng mà không chọn Novatianô. Hai người nổi loạn đã nỗ lực tuyên truyền và lôi kéo được một số tín hữu và cả một số giám mục. Ba giám mục Italia đã đặt tay tấn phong cho Novatianô làm giám mục. Ông liền viết thư cho nhiều giám mục chống lại Đức giáo hoàng Cornêliô, trách cứ Ngài qua dễ dàng tiếp nhận lại những người đã dâng hương tế thần.
Sáng chói trên ngai tòa Phêrô, vì các nhân đức của vị tông đồ chân chính, thánh Cornêliô đã dùng cả con đường hiền dịu lẫn cứng rắn mà không lôi kéo được 2 con người phản bội trở lại đường ngay. Thánh Cyprianô sau khi biết rõ việc tuyển chọn hợp pháp của thánh Cornêliô đã trợ lực với Ngài hết mình để mang lại sự hợp nhất cho Giáo hội. Dù có một vài hiểu lầm, thánh Cornêliô và Cyprianô liên kết mật thiết với nhau như những người bạn thiết. Những sắc lệnh kết án Novat và Novatianô được một công đồng ở Roma chuẩn nhận.
Khi Gallo mở lại cuộc bắt đạo, Đức Corneliô bị tống giam. Ngài bị đầy tới Contumcella, bây giờ là Civita Vecchia. Trong một lá thư chào mừng, thánh Cyprianô viết:
– “Chúng ta cầu nguyện cho nhau trong những ngày bách hại này, nâng đỡ nhau bằng tình bác ái. Nếu ai trong chúng ta được Thiên Chúa ban đặc ân cho qua đời trước chớ gì tình thân hữu vẫn tiếp tục thúc đẩy Chúa dủ tình thương xót anh chị em chúng ta.
Quả thật thánh Cornêliô đã chẳng sống lâu. Ngài đã chết trong khi đi đầy vào tháng 6 năm 253 và được an táng tại Kentumcelloe và sau này dời về nghĩa trang thánh Callistô. Tình bằng hữu của hai thánh Cornêliô và Cyprianô vẫn còn sống mãi cho đến ngày nay và Giáo hội kính nhớ các Ngài vào cùng một ngày.
Thánh CYPRIANÔ, Giám Mục Tử Đạo (210 – 258)
Với cuộc sống như vậy, chẳng lạ gì khi vừa trở lại đạo, Ngài đã được thụ phong linh mục và năm 249 được chọn làm giám mục Carthage, dưới sức ép của hàng giáo sĩ và giáo dân. Ngài đã có được mọi khả năng và đức tin mà một giám mục có thể có được. Với hết tâm lực, Ngài tìm cách nâng cao nếp sống luân lý đạo đức của một đoàn chiên sau nhiều năm phóng túng vì cuộc bách hại. Đặc biệt Ngài đã viết truyền đơn chống lại sự thế tục của các trinh nữ tận hiến.
Một năm sau khi được tấn phong, năm 250 hoàng đế Đêciô bắt đầu một cuộc bách hại đầy nguy hiểm vì được tổ chức có hệ thống. Ông bắt mọi người phải dâng lễ kính thần minh của ông. Nhiều Kitô hữu đã tuân phục. Một số khác tìm cách mua những giấy chứng nhận để được yên thân vì nghĩ rằng: Giáo hội không thể thiếu một vị giám mục khi phải đương đầu với cơn bão táp. Từ nơi trú ẩn Ngài viết thơ hướng dẫn đoàn chiên.
Cuộc bách hại chấm dứt sau cái chết của Đêciô. Nhiều người Kitô hữu chối đạo trở về với Giáo hội. Thánh Cyprianô chủ tọa một công đồng trong đó quyết định rằng: những người dâng lễ kính thần minh chỉ được tha tội trước khi chết, còn những người chỉ mua giấy chứng nhận (1a belli), thì được tha sau một thời gian thống hối. Novatô, một linh mục và Fêlicissimô, một phó tế đã ly khai vì muốn tha ngay, thánh Cyprianô đã hỗ trợ cho đức giáo hoàng Cornêliô chống lại nhóm ly khai theo Novatianô. Cùng với nhiều lá thư Ngài gửi cho các Kitô hữu Roma một khảo luận về sự hiệp nhất Giáo hội “De Unitate Ecclesiae” trong đó Ngài nhấn mạnh tới thượng quyền của đấng kế vị thánh Phêrô.
Năm 253, một cơn dịch lan tràn khắp đế quốc. Các Kitô hữu ở Carthage quảng đại phục vụ các nạn nhân. Nhưng người ta mê tín lại cho rằng: các thần minh đã giận dữ với người Kitô hữu. Hoàng đế Gallô mở một cuộc bách hại mới. Một sắc lệnh mới tha tội cho mọi hối nhân để họ đứng vững trong đức tin. Dầu vậy cuộc bách hại đã không dữ dội ở Carthage và Đức Cha Cyprianô không bị quấy rầy.
Chẳng may có sự tranh chấp giữa thánh Cyprianô với đấng kế nhiệm thánh Cornêliô là Đức giáo hoàng Stêphanô về việc rửa tội lại cho người đã được rửa tội trong lạc giáo. Cuộc ly khai đã không xảy ra vì Đức Sixtô kế vị đức Stêphanô được giữ tập tục của mình.
Năm 257, hoàng đế Valêrianô lại khơi dậy cuộc bách hại. Thánh Cyprianô là nạn nhân của cuộc bách hại này. Các tường thuật về cuộc diện kiến của Ngài trước quan tổng trấn và về cuộc tử đạo của Ngài dựa tên các tài liệu chính thức của một người đã được mục kiến. Trước mặt tổng trấn Paternô, Ngài tuyên xưng đức tin và không chịu nộp danh sách các linh mục. Ngài bị đày đi Curubis, một thành bên bờ biển là nơi Ngài viết khảo luận cuối khuyên nhủ can đảm chịu chết vì đạo. Vào đêm trước khi bị lưu đày, Ngài mơ thấy mình bị chặt đầu vào năm sau.
Quả thật, năm sau, vào mùa thu năm 258 có sắc lệnh xử các giáo sĩ. Ngài bị điệu về trước mặt quan tổng trấn mới là Galeriô Maximô. Sau một đêm sống với đoàn chiên. Sáng 14 tháng chín Ngài đứng trước quan tòa và bị chất vấn:
– Ngươi là Thasciô, thượng tế của bọn người phạm thánh phải không ?
– Phải
– Đức hoàng thượng dạy ngươi phải dâng lễ tế các thần minh.
– Tôi sẽ không làm.
– Hãy nghĩ lại đi.
– Quan hãy làm như chỉ thị, khi đường đi ngay thẳng lại phải suy tính làm gì.
Quan tòa ra lệnh xử trảm thánh nhân. Ngài truyền đem 25 tiền vàng thưởng cho lý hình. Các Kitô hữu thi nhau thấm máu người làm kỷ vật.
Đêm hôm sau các Kitô hữu đã rước đuốc mang thân thể Ngài mai táng trong phần mộ của Macrôbiô Condidianô, một quan chức Roma “trên đường Pmappala gần các hồ nước”. Một ít ngày sau quan tổng trấn cũng theo Ngài tới phần mộ. Chúng ta có được bản ký sự về thánh Cyprianô do Pontiô của Ngài viết.