Khi các phật tử trong làng hay tin, họ liền chế nhạo và chửi rủa anh. Họ ném đá vào nhà anh trong ba đêm liền. Sau đó họ đến đập cửa nhà, bắt buộc anh ký vào tờ giấy từ bỏ Đạo Công Giáo. Anh cương quyết từ chối và nói:
– Ngay cả khi tôi phải chết và gia đình tôi chịu nhiều nỗi gian truân, tôi vẫn không chối bỏ Đức Tin Công Giáo của tôi!
Nghe vậy, các phật tử trong làng hết sức khâm phục và từ đó không quấy phá anh nữa.
Nơi tỉnh Maphrosje Hprusoe, binh lính chính phủ đến hạch sách các nữ tu Công Giáo làm việc tại đây. Họ chửi rủa và vu khống các chị đủ điều. Các chị không đáp lại lời nào, chỉ âm thầm cầu nguyện cho kẻ thù.
Vài tuần sau, nhóm lính trở lại, nhưng lần này có mấy người bị thương. Các nữ tu im lặng tận tâm săn sóc họ, dùng chính thuốc men của các chị để chữa trị họ. Khi nhóm lính ra đi, miệng không còn chửi rủa, nhưng cám ơn ríu rít và nước mắt lưng tròng!
Tại làng Kun Heing – tháng 7 năm 1987 – không hiểu chuột ở đâu xuất hiện và phá hoại mùa lúa năm đó. Dân làng dùng đủ phương thức cổ truyền để giết chuột mà vẫn không thành công. Một số người chạy đến cầu cứu với Cha Sở tên Anthony Khu. Tại đây tín hữu Công Giáo rất sùng kính và luôn mang trong mình Áo Đức Bà Camêlô.
Cha Sở liền đem Áo Đức Bà Camêlô đặt nơi một số ruộng, sau khi rảy Nước Thánh làm phép ruộng. Chỉ trong thời gian rất ngắn, chuột biến mất.
Thấy thế, những người không Công Giáo trong làng cũng bắt chước. Họ xin Cha Sở đặt Áo Đức Bà Camêlô nơi ruộng của họ và kết quả là chuột biến mất. Mùa lúa năm đó, toàn làng Kun Heing được cứu khỏi nạn chuột phá, nhờ Áo Đức Bà Camêlô.
Câu chuyện sau cùng cũng xảy ra tại Myanmar. Nơi làng Kenghung, một cụ già có triệu chứng bị quỷ ám.
Dân làng gọi pháp sư tài ba đến trừ tà. Như thường lệ, ông đòi số tiền rất cao, vì ông bảo phải cúng cho thần rất nhiều thú vật, mới mong chữa người bệnh lành được.
Mặc dù hò hét, đọc đủ mọi câu thần chú, ông vẫn không thành công. Người bệnh càng lúc càng nguy ngập rồi tắt thở. Dầu vậy vị pháp sư vẫn không nản. Ông tiếp tục đọc hết câu thần chú này tới câu thần chú khác với trọn lòng tin tưởng. Ông còn quỳ xuống cạnh bên xác chết và tiếp tục cầu khẩn thần linh. Bỗng chốc ông quỵ xuống, rồi tắt thở, trước sự chứng kiến của nhiều người. Dân làng sợ hãi và bàn tán xôn xao. Họ nói với nhau:
– Thần linh mà vị pháp sư tôn thờ, không đủ quyền lực giúp ông chữa bệnh, lại càng không có quyền làm cho ông khỏi chết!
Chỉ vài ngày sau, họ mời vị Giám Mục Công Giáo trong vùng đến rao giảng về THIÊN CHÚA Chân Thật, Duy Nhất, Toàn Năng và Từ Bi. Sau đó toàn thể dân làng xin theo Đạo Công Giáo.
… ”Kính sợ THIÊN CHÚA đem lại vinh quang và tự hào, hân hoan và phấn khởi. Kính sợ THIÊN CHÚA khiến tâm hồn sung sướng, cho con người được hoan hỷ mừng vui và an khang trường thọ. Ai kính sợ THIÊN CHÚA sẽ thấy cuộc đời kết thúc tốt đẹp, ngày lâm chung họ sẽ được hưởng phúc lành. Bước đầu của khôn ngoan là kính sợ THIÊN CHÚA, ngay từ lúc thành hình trong lòng mẹ, các tín hữu đã được ơn khôn ngoan. Giữa nhân gian, khôn ngoan xây tổ làm nền móng vĩnh cửu, và tin tưởng vào con cái loài người. Sự viên mãn của khôn ngoan là kính sợ THIÊN CHÚA” (Sách Huấn Ca 1,11-16).
(”LE CHRIST AU MONDE”, 5+6/1989, trang 226-227)