Nhưng tương quan rất chặt chẽ này giữa việc cử hành và lịch sử, được chấp nhận một cách khá hòa bình, xem ra đã không được sử dụng đủ sau đó cho việc giải thích bản chất đích thật của hiệu lực công chính hóa của các bí tích. Trong thực tế, sự kiện nền thần học đã miêu tả việc công chính hóa trong các từ khách quan một cách ưu thắng (ơn thánh đươc tạo ra) và trong nhiệm vụ của một việc thánh hóa chủ quan một cách ưu thắng (cá nhân) tạo khó khăn cho việc nói về sự hữu hiệu của các bí tích trong các từ vựng tương tự như các từ vựng dùng để nói về sự hữu hiệu của một biến cố xác định một khúc rẽ lịch sử, hay sự đảo lộn của một lịch sử. Xem ra nền thần học của các bí tích hiện nay đã đi vào một con đường tuyệt hảo, bằng cách nhấn mạnh một cách đúng đắn chiều kích thánh thần học và giáo hội học của các bí tích, nhưng lộ trình phải theo vẫn còn rất dài.
Chắc chắn việc nêu bật rằng mỗi bí tích trao ban ơn cứu rỗi, vì bao gồm ơn của Thần Khí Chúa Kitô, là Thần Khí sự sống và thật ra nó tạo thành nguyên lý sinh động đã và đang hướng dẫn toàn ơn cứu độ. Điều này vô cùng quan trọng trong việc giúp hiểu rằng con người được công chính hóa qua sự tháp nhập vào một lịch sử công chính, và để xây dựng một lịch sử công chính. Ngoài ra, nó cũng quan trọng đối với mục đích giúp hiểu trong nghĩa nào sự trung thành với hiện tại và dự phóng ích lợi của một tương lai có thể chỉ được bảo đảm bởi việc diễn tả lại một qúa khứ.
Thế rồi, việc lưu ý rằng các cuộc cử hành bí tích công chính hóa con người không phải một cách riêng rẽ, nhưng bằng cách thành lập và cấu trúc một cộng đoàn nhân loại công chính là Giáo Hội cũng quan trọng để giúp hiểu rằng sự công chính hóa không thể chỉ có mục đích cho việc thực hiện cá nhân, bởi vì các lời hứa của Thiên Chúa đến với cá nhân trong các phạm trù rõ ràng và có ý nghĩa chỉ bên trong lòng của dân mới, mà cá nhân được tháp nhập vào. Nhưng nói cho cùng, cần phải thừa nhận rằng vẫn còn thiếu các phạm trù văn hóa thích hợp với việc diễn tả hiệu lực chuyên biệt và triệt để của một lịch sử giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Sự hữu hiệu không thể diễn tả được một cách thích hợp trong các phạm trù siêu hình của nguyên do – hậu qủa, bởi vì điều này sẽ ngang hàng với việc tái dẫn nhập một luận lý của tâm tình tôn giáo vũ trụ. Chúng ta cho rằng cả đối với giải pháp của một vấn đề, cần phải phục hồi và đào sâu tầm quan trọng của chiều kích biểu tượng của toàn lịch sử cứu độ.
Ở đây cần duyết xét một điểm khác nữa: đó là mầu nhiệm bí tích như là điểm giao thoa của sự siêu việt với lịch sử. Loan báo dấn thân nhất của đức tin kitô chính là khẳng định sự siêu việt len vào lịch sử. Mầu nhiện nhập thể tạo thành điểm tuyệt đỉnh của việc gia nhập đó, nhưng chung quanh tín lý này, các khẳng định kitô bao gồm ý tưởng gặp gỡ giữa sự siêu việt và lịch sử đa diện, và đi từ ý niệm mạc khải cho tới luận thuyết về số phận cánh chung của chính lịch sử. Cộng đoàn kitô đã luôn luôn ý thức được bổn phận của mình phải bảo vệ dữ kiện này làm thành điểm chính yếu sự độc đáo của nó đối với các tôn giáo khác, nhưng nó cũng đã luôn luôn ý thức rằng nó không thể bảo vệ điều này nếu không cung cấp một giải thích đúng đắn. Trong nghĩa này lịch sử việc đưa ra công thức tín lý kitô học là cả một vần đề. Trong khi một đàng, việc nhấn mạnh trên thiên tính của Đức Kitô bao gồm nguy cơ làm trống rỗng thực tại nhân loại của Người như trong lạc thuyết Docetismo; đàng khác, việc bảo vệ thái qúa tính cách trung thực là người và thụ tạo hay nhân tính của Đức Kitô bao gồm việc gây thiệt hại cho thiên tính của Người, như thuyết cho rằng nhân tính phải tùng phục thiên tính nơi con người của Đức Kitô vv… Các cố gắng giàn xếp yêu sách giải quyết vấn đề va chạm giữa thiên tính và nhân tính, qua việc đặt để hai chiều kích song song như lạc thuyết Nestorianesimo chủ trương, lại còn thảm hại hơn nữa, bởi vì chúng gây thiệt hại cho chính sự hiệp nhất cá nhân của Chúa Kitô. Các khó khăn mà cộng đoàn kitô phải đương đầu trong năm thế kỷ đầu tiên, nhằm ngăn chặn không để cho dữ kiện kitô học chịu một tiến trình giản lược hay lệch lạc, một cách nòng cốt chúng giống các khó khăn mà cộng đoàn kitô hiện nay phải đương đầu để cho rằng việc bước vào lịch sử của sự siêu việt không gây thiệt hại cho tính cách trung thực của lịch sử; rằng việc bảo vệ tính cách trung thực của lịch sử không bao gồm sự khước từ bất cứ can thiệp nào của sự siêu việt trong chính lịch sử; và sau cùng rằng giao ước giữa lịch sử và sự siêu việt không thể giản lược vào một việc đơn thuần để gần hai dữ kiện với nhau, qua một phân chia các lãnh vực ảnh hưởng bên trong không gian lịch sử.
Thật không khó nhận ra rằng cả các khó khăn cuối cùng này nữa, đến lượt chúng, cũng tìm thấy các khác biệt trong các khó khăn mà người ta phải đương đầu để chứng minh rằng Kitô giáo, trong mức độ trong đó nó đặt định đề một sinh hoạt thánh thiêng như các bí tích, không hợp thức hóa bất cứ việc không dấn thân lịch sử nào; rằng một dấn thân thực sự trong nghĩa kitô không đặt định đề sự khước từ mọi sinh hoạt thánh thiêng; rằng giao ước giữa sự thánh thiêng và trần tục không thể thực hiện được chỉ qua một sự phân chia quân bình thời gian dành cho sự thánh thiêng và thời gian dành cho sự trần tục.
Tuy nhiên, việc cứu vãn tính cách trung thực của lịch sử, tính cách trung thực của siêu việt bước vào lịch sử và tính cách trung thực của liên minh giữa hai thực tại, chưa đủ cung cấp một giải thích tích cực của chương trình nhập thể. Người ta biết rằng suy tư thần học đã tận hiến cho công việc giải thích này, nhưng nó thường được hướng dẫn bởi các phạm trù ý niệm mạnh mẽ lo lắng cho tính cách khách quan và ít nhậy cảm đối với tính cách biểu tượng. Nó đã có thể đọc các thời điểm giao thoa của sự siêu việt trong lịch sử, nghĩa là các mầu nhiệm chỉ từ một bình diện, bằng cách ngăn cản khả thể thu hồi các mầu nhiệm khác một cách tuyệt đối không thế thiếu của chúng. Chẳng hạn khi đọc hiểu biến cố nhập thể chỉ trong viễn tượng khách quan, thì đúng theo lý luận người ta đi tới chỗ kết luận rằng, nơi Chúa Kitô lịch sử cứu độ đã thực sự kết thúc. Thật vậy, từ bình diện các nội dung khách quan không thể có ơn cứu rỗi nào khác tốt đẹp hơn hay khác với ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa đã ban nơi Đức Kitô. Tất cả những điều này đều đúng, nhưng có thể làm giảm sự chú ý tới hai yếu tố khác, mà ở bên trong kinh tin kính kitô, chúng không ít chắc chắn và quan trọng hơn.
Yếu tố thứ nhất là sự kiện ơn cứu rỗi do Thiên Chúa hoạt động nơi Đức Kitô, tuy đầy đủ nhưng sẽ chỉ tìm thấy sự hiện thực và biểu lộ tràn đầy của nó vào lần đến thứ hai của Chúa. Do đó, trong khi một đàng, lịch sử cứu độ đã là một biến cố thành toàn, đàng khác, nó thường hằng hướng tới một ”điều chưa là” tức sự cánh chung. Yếu tố thứ hai là việc đi sâu vào hiện tại giữa biến cố đã thành toàn và ”eschaton” là thời gian không thể được giải thích chỉ như là một ”đã rồi” đối với biến cố đã hoàn thành và chỉ như là một ”trước” đối với sự cánh chung. Thế nhưng sự căng thẳng biện chứng này giữa cái đã cái chưa và sự bước sâu vào của thời hiện tại giữa biến cố và ngày cánh chung, là các lý do nền tảng cả khi không phải là duy nhất, đặt đinh đề cho việc đọc hiểu biểu tượng của mọi lúc trong lịch sử cứu độ. Mỗi một lúc của nó luôn luôn và đồng thời là ký ức của cái đã và là lời tiên tri cho cái chưa. Theo niềm tin kitô, chính trong việc cử hành phụng vụ – bí tích mà sự gặp gỡ giữa biến cố, cánh chung và hiện tại được ám chỉ và trở thành hiện tại. Thật thế, việc cử hành bí tích là việc tưởng niệm biến cố, tiến tri và báo trước ngày cánh chung có nhiệm vụ phản xử và kiểm thực hiện tại.
Rất tiếc là nền thần học đã đọc hiểu các cử chỉ bí tích trong các phạm trù diễn tả nguyên do-hiệu qủa, bởi vì nó qúa lo lắng cho tính cách khách quan của sư hữu hiệu bí tích, nên đã không biết nêu bật sự móc nối này của biến cố và ngày cánh chung trong cái hôm nay của sự cứu độ. Nền thần học diễn tả lại các mầu nhiệm đã biết minh nhiên sự thật này một cách tốt đẹp hơn. Nhưng nó cũng đã không luôn luôn biết đi tới cùng cái luận lý từ đó nó đã lấy các động thái. Thật vậy, trong mức độ, trong đó nó chỉ nại vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa hay vào quyền là Chúa của Đức Kitô cánh chung, hơn là vào cái luận lý biểu tượng của toàn lịch sử cứu độ, để chứng minh tính cách thời sự hiện tại của biến cố và của ngày cánh chung trong cử chỉ bí tích, khiến cho người ta có cảm tưởng rằng nó cũng quan niệm việc cử hành bí tích trong các phạm trù lịch sử và như vậy thánh thiêng trong nghĩa bị phản đối nhất cho đến ngày nay.
Dầu sao đi nữa, tuy nền thần học bí tích đã chưa biết khai thác một cách tràn đầy tương quan cử hành – lịch sử để giải thích sự hữu hiệu của bí tích, nó đã biết sử dụng nó ít nhất một phần để giải quyết vấn đề liện quan tới bẩy bí tích trong tương quan với tính cách thống nhất của lịch sử và của chương trình cứu độ.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1189)
Linh Tiến Khải