Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Đã xung trận là năm người như một… à há
Vào lính xe tăng anh trước anh sau
Cái nết ở ăn mỗi người một tính
Nhưng khi hát là hòa cùng một nhịp
Một người đau là tất cả quên ăn
Năm anh em mỗi đứa một quê
Đã lên xe ấy là cùng một hướng
Nổ máy lên ta một dạ xung phong
Trước quân thù là chỉ biết có tiến công.
Năm anh em ta mang năm cái tên
Ấy khi lên xe không còn tên riêng nữa
Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa
Năm quả tim chung nhịp đập rộn ràng
Một con đường đất đỏ như son
Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng
Một ý chí bay qua đầu ngọn sóng
Một niềm tin tất thắng trong trận này… à há
Nghe tới nghe lui thấy cũng hay hay. Hay ở chỗ tác giả đã bày tỏ tâm tình đời lính.
Quả vậy, không cùng quê nhưng khi đã cùng chí hướng thì tất cả cùng chung nhịp đập của con tim.
Nghe đến bài hát này, tôi lại nghĩ và nhớ đến chuyện tình đời tận hiến của 3 anh em nọ.
3 anh em không cùng tuổi tác, không cùng nơi sinh nhau cắt rốn nhưng họ thật thương nhau. Hai người trong đó là bạn học chung với nhau một thuở nơi xứ người. Và cái tình gặp gỡ từ nơi xứ người đó đã gắn đời họ với nhau. Dù đã xa nhau vạn dặm và bù đầu bù cổ với biết bao nhiêu công chuyện nhưng họ luôn nhớ về nhau và luôn nghĩ cho nhau.
Một lần nọ, Hai nhớ Năm và gọi điện kêu Năm về phố ăn bữa cơm chung với nhau. Thế là vì tình bạn, Năm không quản ngại đường xa để cùng chung bữa cơm thanh đạm với Hai.
Tối về, Hai thủ thỉ với tui : “Ông thấy Năm dễ thương không ? Kêu là Năm dìa ngay”.
Tôi chỉ biết nói lại : “Sống ở đời có cái tình”
Quả thế ! Không phải tình sao Hai lại gọi Năm về va Năm lại về sau khi nghe tiếng gọi của Hai ?
Mỗi khi có dịp gì, Hai lại nhắc tôi nhớ mời gọi Năm.
Lần đi tái khám tới, Hai dặn tôi nhớ rủ Bốn với Năm về.
Trong bộ ba tình bạn, Bốn là người anh Cả. Anh Cả tuy tuổi tác có cao và đã nghỉ ngơi sau một đời mệt nhọc nhưng lại luôn quý mến hai em.
Nói tới đây tôi lại nghĩ đến ca từ trong bài đồng chí
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ,
tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu nép bên đầu
đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi
Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá
Miệng còn cười buốt giá chân không giày
Thương nhau ta nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Nằm kề bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Đúng thật là làng tôi nghèo và sau thời giặc giã nên phải vất vả lao đao. Làm sao Năm có thể quên được những ngày trong nhà hết gạo ?
Làm sao Hai có thể quên được những ngày chăn vịt nắng mưa ?
Thương lắm bởi lẽ cả ba đều là người xa lạ nhưng cùng chung chí hướng, chung lý tưởng Loan báo Tin Mừng là cả ba cùng kề bên nhau để “ra khơi thả lưới”. Và đặc biệt nhất là ra khơi thả lưới trong tâm tình “Vâng nghe Thánh Thần”. Tất cả 3 anh em đều sống với nhau, gắn với nhau đặc biệt trong tình yêu và với tình yêu của anh cả Bốn : “yêu rồi làm”
Thật vậy, trong đời sống, Bốn thương hai em của mình hơn ai hết và đặc biệt Bốn thương Hai. Biết Hai ở cái xứ nghèo để rồi Bốn rỉ tai với cháu ngoại : “con nhớ lo cho chú Hai. Chú ấy còn nhiều việc phải lo và quê chú còn nghèo lắm!”
Khi nghĩ đến đời tận hiến và tình bạn Hai Bốn Sáu tôi lại ước chi mình có được những người bạn như vậy. Tiếc thay giữa cuộc đời mà vật chất nó lên và tình người nó xuống lại thật khó kiếm tình bạn và tình người như thế. Chính tình nghĩa thân thương ấy lại là động lực và chất sống cho đời tận hiến của cả ba. Những ước mong tình yêu thương ấp ủ của Hai Năm Bốn sẽ đẹp mãi với thời gian. Và những ước mong có nhiều tình bạn như thế giữa cuộc đời.
Người Giồng Trôm