Vì thế, không lạ gì khi tới tuổi cắp sách tới trường em đã trở thành đối tượng cho các học sinh cùng lớp chế giễu, chọc phá. Trẻ con tuy vô tư, vô ý thức, nhưng chúng cũng có thể trở nên rất tàn nhẫn.
Hoạ vô đơn chí, Gianetta lại bị điếc bên tai trái. Điều làm em sợ nhất là các thầy cô và lũ học sinh cùng lớp khám phá ra điểm yếu này.
Vì những bất lợi thể lý trên em cố gắng chăm chỉ học hành để không thua kém các bạn. Tuy nhiên em không thể giải thoát mình ra khỏi tâm trạng bị bỏ rơi, bị bạc đãi. Vì thế em rất nhút nhát và đóng kín.
Suốt một thời gian, mặc dù cô giáo làm đủ mọi cách để tỏ lòng thương mến em, cô vẫn không giúp em thắng được tính tự ti mặc cảm và nghi ngờ tất cả mọi người chung quanh.
Một ngày kia, cô giáo có sáng kiến làm cuộc thử nghiệm thính giác. Cô bảo các em thay phiên bịt lỗ tai bên phải rồi bên trái để viết 2 câu cô đọc rất nhỏ gần như thì thầm.
Em Gianetta vì điếc tai trái, chỉ bịt tai phải nữa chừng để cô giáo thì thầm bên tai cho một mình em nghe.
Cô giáo âu yếm bảo: “Ước gì em là đứa con gái bé bỏng của cô”.
Câu thì thầm gần như một lời tỏ tình này đã bắt đầu biến đổi cuộc sống của Giantta. Dần dần em trở thành dạn dĩ và cởi mở hơn, vì em biết được em được yêu thương.
Con người cần đến con người để có thể phát triển. Trong trường hợp bị đau ốm, bệnh tật, con người càng cần đến con người hơn nữa để được chữa lành.
Giannetta trong câu chuyện trên đã tự giải thoát mình khỏi tính nhút nhát và đóng kín là nhờ cô giáo là người không thuộc về những kẻ thân thương trong gia đình tỏ lòng thông cảm và yêu thương em.
Thông thường những người bệnh tật hay bi quan, thụ động còn những người lành mạnh lại tỏ ra trổi vượt hơn nhưng kẻ xấu số tật nguyền. Nhưng thái độ của những người lành mạnh đó là thái độ vô tâm, không xứng hợp với tinh thần Kitô giáo.
Người lành mạnh phải bước đi đầu tiên để giúp đỡ cho những người bệnh tật lướt thắng được những trở ngại thể lý của họ.
Bài học “hãy trao tặng những người bệnh tật và những kẻ xấu số những cử chỉ và lời nói yêu thương chân thành”. Chúng ta có thể học được nơi chính Đức Kitô.
Trong suốt thời Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng, các bệnh nhân và những kẻ tật nguyền luôn thu hút được sự chú ý và tình thương của Ngài. Khi làm những dấu lạ để chữa lành cho họ, Chúa Giêsu luôn có những cử chỉ, những lời nói an ủi, khuyến khích để gợi lên hay củng cố niềm tin của họ.
nguồn: Sưu tầm