Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng

24092019 113011 - Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng

Ngày nay công nghệ phát triển và tiến bộ, người ta có thể sáng chế ra rất nhiều sản phẩm vượt trội trong đó có cả công nghệ trồng thực phẩm biến đổi gien. Các công ty đầu tư rất nhiều để thương mại hoá thực phẩm biến đổi gen. Họ quảng bá đó là những thực phẩm an toàn, trong sạch và người dân chỉ muốn mua và dùng những thực phẩm này. Trong khi cây trồng tự nhiên được các người dân nông dân trồng bị bán rẻ hoặc không thể tiêu thụ. Điển hình mỗi năm chúng ta đều chứng kiến cảnh người dân phải bán tháo hoặc đổ đi hàng nghìn tấn cây ăn trái của mình vì không có người mua trong khi nước ta lại nhập hoa quả từ các nước khác. Bao nhiêu hy sinh vất vả và tiền bạc đầu tư cho vụ mùa của mình, đến ngày thu hoạch lại bị đổ sông đổ biển. Mỗi năm có đến 1,3 triệu tấn lương thực bị lãng phí trong khi chỉ một phần tư là có thể đủ để giải quyết sự đói khát của thế giới.

Vậy liệu sự tiến bộ ấy có giải quyết được sự đói khát của thế giới không? Nó không giải quyết được sự đói khát của thế giới, nó không cần thiết. Nó chỉ làm làm cho một số người trở nên giàu có hơn nhưng lại gây tác hại và giết chết cây trồng tự nhiên. Những hạt giống cây trồng tự nhiên này là gia tài của người dân chúng ta, được ban để sinh lợi cho tất cả nhân loại và nếu chúng ta đánh mất chúng cách đột ngột, điều đó sẽ thật kinh khủng, vì lúc đó nó có nghĩa là mất đi người dân của chúng ta.

Việc bảo đảm một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với văn hoá là sự thách thức được thực hiện bởi sinh thái học nông nghiệp nhưng đó cũng là sự thách thức của hành tinh chúng ta. “Câu trả lời mấu chốt cho thắc mắc vì sao đa dạng sinh học là một vấn đề cần quan tâm là: phần còn lại của thế giới (thiên nhiên) có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng”, Sylvia A. Earle nói. Còn Thomas Fuller thì khẳng định rằng: “Người trồng cây là những người biết yêu thương người khác”.

Nguồn: Caritas Việt Nam

Exit mobile version