Việc phong chức của Anh giáo có giá trị ?

Bà nói rằng người Công giáo chúng ta bác bỏ tính hữu hiệu của nữ giáo sĩ Anh giáo. Nhưng đúng là người Công giáo chúng ta bác bỏ tính hữu hiệu của nữ giáo sĩ Anh giáo. Để tôi giải thích lý do.

Trở lại năm 1897, ĐGH Leo XIII không đặt nó vào khoản không chắc chắn, trong Apostolicae Curae, tuyên bố việc phong chức của Anh giáo “hoàn toàn vô hiệu và vô ích” (absolutely null and utterly void). Đó là cách nói mạnh, nhưng chúng ta nên cảm ơn về điều đó: Chính thống giáo Đông phương rất ít rõ ràng về cách hiểu việc phong chức theo Anh giáo, và không có lợi cho ai khi chiếc kèn không có tiếng gọi rõ ràng (x. 1 Cr 14:8).

Có 2 lý do để việc phong chức theo Anh giáo không còn giá trị: Giáo hội Anh giáo đã thay đổi (1) hình thức và (2) mục đích của nghi thức phong chức, khiến nó vô hiệu.

Theo lịch sử, trong triều đại vua Edward, các thế lực Tin Lành hóa (Protestantizing forces) trong Giáo hội Anh quốc tuyên bố rằng việc phong chức theo Công giáo là dị đoan nên đã bỏ, và thay thế bằng nghi thức phong chức của vua Edward (Edwardian Ordinal). Nghi thức của Edward cố ý là Tin Lành, và sinh ra cách hiểu không đúng về chức linh mục. Đó là sản phẩm của trí tuệ của những người như Thomas Cranmer muốn chính sự tuyệt giao này và từ chối quyền kế vị tông đồ (Apostolic Succession).

Đây là điều mà Các Điều khoản Ba mươi chín (Thirty-Nine Articles – các điều khoản đối với Anh giáo) nói về thánh lễ: “Vì thế Hy lễ trong thánh lễ, như chúng ta thường nói, mà linh mục cử hành dâng chính Chúa Kitô vì người sống và người chết, để xin miễn giảm đau khổ hoặc tội lỗi, là những ngụ ngôn phỉ báng và lùa dối nguy hiểm (blasphemous fables and dangerous deceits)”. Rõ ràng, chứ không mơ hồ, đây là cách từ chối bí tích Truyền chức, và các niềm tin Công giáo cơ bản về chức linh mục và thánh lễ.

Vì không có ý thực hiện chức linh mục tư tế (sacrificial priesthood), hoặc phong chức cho nam giới, không có chuyện Anh giáo thận trọng hủy bỏ quyền kế vị tông đồ. Như vậy, khi ĐGH Leo XIII tuyên bố việc phong chức của họ “hoàn toàn vô hiệu và vô ích” đã có rất nhiều người Anh giáo đồng ý.

Đây là vấn nạn. Một số người Anh giáo muốn theo Công giáo, một số muốn theo Tin Lành, và một số muốn giẫm lên những điều bịa đặt qua các phương tiện truyền thông, nhưng họ đang dùng nghi thức phong chức thiếu sót theo Tin Lành (defective Protestant Ordinal). Mối dây ràng buộc của quyền kế vị tông đồ đã hoàn toàn bị đòi hỏi khắt khe, và chỉ là ước muốn thì chưa đủ.

Đó là sứ điệp cứng rắn, nhưng tôi cho đó là lý do tốt. Nhiều người Anh giáo, như Tess, muốn một Kitô giáo theo bí tích (sacramental Christianity), tôn giáo mà họ không bỏ để tự làm các giáo hoàng của riêng mình. Đó là ước muốn thánh thiện và lôi cuốn, nhưng là tôn giáo mà Anh giáo không thể thỏa mãn. Không có bí tích Truyền chức nghĩa là không có bí tích Thánh Thể, không có thánh lễ, không có sự tha tội trong bí tích Hòa giải, không có bí tích Xức dầu bệnh nhân, và dĩ nhiên cũng không có bí tích Truyền chức. Nói đơn giản: Anh giáo là một dạng khác của Tin Lành.

Công giáo Anh giáo (Anglo-Catholicism) khao khát Công giáo đích thực, và nhiều người Công giáo Anh giáo đang chán loại thuốc ngủ tôn giáo (religious methadone) mà họ đang thừa hưởng. Ước muốn một Kitô giáo theo bí tích và sự liên kết chặt chẽ với Giáo hội của các Tông đồ (Apostolic Church) nên là một động cơ để gia nhập Công giáo. Đó không là bước dễ dàng, nhưng phải áp dụng. Lời cảnh báo của Chúa ở Mt 10:34-38: “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà. Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy”, và lời hứa của Ngài ở Mt 19:29: “Ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp”, và tiến vào đức tin, luôn tín thác vào sự tốt lành của Chúa.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicDefense.blogspot.com)

Exit mobile version