Muc lục
GIẢI ĐÁP:
A. TRÌNH BÀY:
1) Phân biệt tôn giáo và chính quyền: 1) Chính quyền là một cơ chế gồm một số người có quyền, điều hành quốc gia theo hiến pháp và luật pháp qui định. Chính quyền có nhiệm vụ làm cho dân giàu nước mạnh, phải bao quát mọi vấn đề trong nước như: chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, thông tin, giáo dục, kinh tế…và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, đặc biệt trước quốc hội, là đại diện của nhân dân về những vấn đề ấy. 2) Còn tôn giáo là một tổ chức tinh thần của các tín hữu. Khác với chính quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ hướng dẫn các tín hữu chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa và tha nhân, làm cho gia đình và xã hội ngày một an bình hạnh phúc hơn… Do đó, đòi hỏi tôn giáo phải sản xuất ra cơm bánh vật chất … là không phù hợp với mục đích của tôn giáo và lẫn lộn với công tác của chính quyền. 2) Những đóng góp của tôn giáo về kinh tế: Tuy không có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất kinh tế để làm ra cơm bánh tiền bạc vật chất cho dân chúng như chính quyền, nhưng tôn giáo cũng có phần nào trách nhiệm trong việc kiến tạo một cuộc sống tươi đẹp hơn cho các tín hữu của mình, nên cũng đã góp phần trong lãnh vực này cách gián tiếp như sau: – Trong thời gian giảng đạo gần ba năm, Đức Giê-su không ngừng khuyên dạy mọi người: Phải tránh thói ích kỷ chỉ tìm cách hưởng thụ một mình. Trái lại, phải biết nghĩ đến người khác, chấp nhận đi con đường gian khổ leo dốc là khiêm nhường phục vụ tha nhân. Người dạy: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31). “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,26-27). – Đức Giê-su cũng mời gọi những người lao động chài lưới theo làm môn đệ của Người như Người đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anhthành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4,18–19). – Ngoài ra, trong Giáo hội cũng có nhiều dòng tu coi trọng công việc lao động theo châm ngôn như sau: “Ora et labora”(Cầu nguyện và làm việc). B.PHÚT HỒI TÂM: 1) LỜI CHÚA: Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến thành Caphácnaum. Khi về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,33-35). Trở lại Mục Lục LM ĐAN VINH Giám Huấn HHTM Trung Ương
a) Tôn giáo khuyến khích việc lao động chân tay bằng giảng dạy và gương sang:
– Đức Giê-su, mẫu gương tuyệt hảo của người Ki-tô hữu cũng đã chia sẻ thân phận của một người lao động trong suốt thời gian 30 năm ẩn dật tại Na-da-rét: Sinh ra trong cảnh nghèo khó (x. Lc 2,7), sống như một người nghèo (x. Lc 9,58), và chịu chết trên cây thập tự không một manh áo che thân như một người nghèo nhất (x. Mt 27,35).
– Tông đồ Phao-lô cũng khẳng định lập trường của Ki-tô giáo về việc lao động như sau: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx 3,10). Chính ngài cũng nêu gương lao động: dù bận rộn với bao công việc truyền giáo, nhưng ngài vẫn dành ra thời giờ làm việc dệt vải để mưu sinh, không dám cậy nhờ hoàn toàn vào sự trợ giúp vật chất của các tín hữu, dù ngài có quyền làm như thế (x. 1 Cr 9,4-14).
b)Tôn giáo đã cộng tác trong việc xây dựng một xã hội trật tự, an ninh… là điều kiện cần để mọi người an tâm sản xuất: Hoàng đế Na-po-lê-ông người Pháp (1769-1821) đã quả quyết về giá trị của tôn giáo trong việc duy trì an ninh trật tự xã hội như sau: “Một dân tộc không tôn giáo phải được cai trị bằng súng đạn, nhà tù và bạo lực”. Chính trị gia XA-TÔ-BI-ĂNG (François-René de Chateaubriand: 1768-1848) cũng đồng quan điểm khi tuyên bố: “Tiêu hủy việc thờ tự theo Tin Mừng, thì mỗi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều đao phủ thủ”.
TÓM LẠI: Về lãnh vực kinh tế, tuy tôn giáo không trực tiếp sản xuất làm ra của cải vật chất như cơm bánh, quần áo, đồ dùng… vì không phải nhiệm vụ chính, nhưng tôn giáo cũng đã gián tiếp đóng góp công sức trong việc tạo lập một xã hội ấm no hạnh phúc. Chính nhờ lời giảng dạy và gương lành của các vị mục tử và tu sĩ nam nữ, mà xã hội đã nên tốt hơn, con người bớt làm điều xấu hơn. Cũng nhờ giáo lý về sự công bình bác ái của Đức Giê-su, mà hòa bình giữa các quốc gia trên thế giới đã được duy trì. Tất cả những điều ấy là điều kiện cần để xã hội có thể phát triển kinh tế.
2) LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giêsu. Xưa Chúa đã dạy các môn đệ: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”. Chúa đã hạ mình từ khi nhập thể và không ngừng khiêm tốn phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo đói, bệnh tật, đau khổ và bị bỏ rơi. Cuối cùng Chúa còn nêu gương khiêm hạ bằng việc quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy bài học khiêm nhường yêu thương phục vụ cho các ông. Xin cho chúng con hôm nay biết luôn tự hạ quan tâm phục vụ người bên cạnh. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết Chúa, tin theo Chúa và cùng hợp tác với chúng con xây dựng “Trời Mới Đất Mới” tốt đẹp hơn, công bình nhân ái hơn.- AMEN.
Gx Sao Mai Xuân Ất Mùi 2015