Tư thế Rước lễ đứng hay quỳ là do cá nhân tín hữu chọn. “Lời xá giải” trong nghi thức Sám hối tha tội nhẹ không?

1communion - Tư thế Rước lễ đứng hay quỳ là do cá nhân tín hữu chọn. "Lời xá giải" trong nghi thức Sám hối tha tội nhẹ không?

Sau bài trả lời của tôi ngày 18-10 về các tư thế khi Rước lễ, nhiều độc giả đã nêu ra một thiếu sót nhỏ trong bài ấy.

Hỏi: Đề cập đến Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), một linh mục đã viết: “Tôi muốn chỉ ra rằng cha đã sử dụng văn bản từ một phiên bản cũ của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma Hoa Kỳ trong bài của cha. Bản văn của câu 160 trong GIRM, mà cha đã trích dẫn trong bài viết, là từ bản dịch năm 2002 của GIRM. Khi Sách Lễ Rôma được phát hành vào năm 2011, đã có một vài thay đổi nhỏ đối với GIRM, trong đó có cả câu 160. Bản văn hiện hành của câu 160 là như sau: ‘Qui định được thiết lập cho các giáo phận của Hoa Kỳ là rằng việc Rước lễ là Rước lễ đứng, trừ khi một cá nhân tín hữu mong muốn Rước lễ quỳ”.

Đáp: Cha nói chính xác, xin cám ơn cha. Dường như tôi đã lấy một trường hợp xấu của sự lười biếng về không cập nhật văn bản.

Tuy nhiên, cần phải nhận định rằng phiên bản mới này của qui chế đã cải thiện đáng kể phiên bản trước đó, vốn hình như bao hàm rằng việc Rước lễ quỳ là một cái gì đó của một vấn đề, vốn đòi hỏi sự can thiệp mục vụ.

Qui định mới này là phù hợp với tư duy của Tòa Thánh, và để lại tự do cho cá nhân tín hữu muốn Rước lễ quỳ, trong khi không hề có phán đoán nào về ý định của cá nhân khi người ấy chọn Rước lễ quỳ.

Hỏi: Về “Lời xá giải” trong nghi thức Sám hối (bài ngày 11-10), một linh mục đã viết: “Nếu tôi nhớ không nhầm, trong thập niên 1960 khi tôi cử hành Thánh lễ hàng ngày với lời đối thoại, Kinh thú nhận (Confiteor) được linh mục đọc trước, vả sau đó cộng đoàn đọc lại (kể cả người giúp lễ), chứ không chỉ là một đối thoại giữa linh mục và người giúp lễ”.

Đáp: Thưa cha, cha nhớ chính xác. Khả năng của toàn cộng đoàn, chứ không chỉ người giúp lễ, đọc Kinh Thú nhận lần thứ hai, đã được dự kiến và được phép. Việc người giúp lễ đọc Kinh này là một yêu cầu tối thiểu mà thôi. Nếu không có người giúp lễ, thỉ bất cứ ai, kể cả phụ nữ, biết tiếng Latinh, có thể đọc kinh trong khi quỳ ở bậc bàn thờ.

Một linh mục khác, ở bang Louisiana, Hoa Kỳ, đề cập đến điều sau đây:

“Trong phần trả lời của cha cho câu hỏi về nghi thức sám hối và ‘Lời xá giải”, tôi tin Giáo Hội luôn dạy có nhiều cách thức, mà nhờ đó các tội nhẹ được tha, thí dụ, tham dự Thánh Lễ, Rước lễ, đọc Kinh Thánh, làm việc lòng thương xót, làm việc thiện, vv. Giả thiết rằng tiền đề của tôi là chính xác, thì liệu lời xá giải trong Thánh lễ không là một cách thức, mà nhờ đó các tội nhẹ được tha chăng? Tôi đã luôn đọc chữ đỏ: “Nghi thức kết thúc với lời xá giải của linh mục, tuy nhiên, lời xá giải này thiếu tính hiệu quả của Bí Tích Hòa Giải”, và hiểu rằng các tội trọng không được tha thứ, vì để tha các tội này, bí tích hòa giải/giải tội là cần thiết”.

Đáp: Tôi sẽ nói rằng vị linh mục này là chủ yếu chính xác, trong chừng mực việc tham dự Thánh Lễ được coi là một trong các phương tiện, mà qua đó các tội nhẹ được tha. Theo nghĩa rộng ấy, lời xá giải của linh mục có thể được xem như là một phương tiện. Mặc dù vậy, lời xá giải của linh mục trong thánh lễ không thể được chuyển thành một lời xá giải bí tích, theo nghĩa kỹ thuật của bí tích hòa giải, vốn tha cả tội trọng và tội nhẹ.

Trong phẩn trả lời vừa qua của tôi, tôi cố ý tránh đi vào chủ đề tha tội, vì câu hỏi ban đầu là tập trung hơn vào khía cạnh bên ngoài, khía cạnh nghi thức hơn là khía cạnh thần học. Câu trả lời hôm nay đã cung cấp cho tôi một cơ hội hữu ích, để làm cho câu trả lời trước (ngày 11-10) thêm đầy đủ.

(Nguyễn Trọng Đa/ Zenit.org 1-11-2016, 25-10-2016)


Exit mobile version