1. Nguồn gốc Tu Hội :
Vào thế kỷ XVII, ở Pháp, nhiều người nghèo không được chăm sóc, như : tù nhân khổ sai, bệnh nhân, hành khất, dân nghèo ở khắp nơi, trẻ em bị bỏ rơi..v..v. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, cha Vinh Sơn đã khám phá ra nỗi khốn khổ về vật chất và tinh thần của thời đại, và đã tận hiến cuộc đời để phục vụ và rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, những người mà ngài gọi là “Chúa và Thầy”. Để thực hiện điều đó, ngài đã :
(1) Thành lập các Hội Bác Ai (1617) để các giáo dân góp sức trong sứ mệnh phục vụ người nghèo.
(2) Năm 1625, thành lập Tu Hội Truyền Giáo để đào tạo các linh mục. Trong khoảng thời gian này, ngài gặp bà Louise de Marillac, một phụ nữ đạo đức, goá chồng, và mời bà tham gia hoạt động từ thiện của ngài. Các bà trong Hội Bác Ai, phần đông là những mệnh phụ phu nhân có nhiều phương tiện vật chất nhưng không có giờ để chu toàn những công việc giúp đỡ thăm viếng, chăm sóc bệnh nhân, tù nhân, nuôi trẻ mồ côi ..v..v. Đồng thời, có nhiều thiếu nữ thôn quê tình nguyện làm những công việc thấp hèn nên cha Vinh Sơn giao họ cho Bà Louise de Marillac đào tạo.
(3) Ngày 29/ 11/ 1633, Ngài đồng sáng lập Tu Hội Nữ Tử Bác Ai (NTBA)
(4) Ngày 08/ 06/ 1668, Tu Hội được Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX chính thức phê chuẩn.
2. Tiểu sử các Đấng Sáng Lập :
Sinh ngày 24/ 04/ 1581 tại làng Pouy, miền Landes, nước Pháp. Sau khi học xong trường làng, cậu được gởi lên tỉnh, làm nghề gia sư để kiếm tiền học tiếp.
Năm 19 tuổi Vinh Sơn được thụ phong linh mục. Sau đó cha tiếp tục học đại học và đã đậu cử nhân giáo luật. Cha tìm kiếm một công việc khả dĩ đem lại nguồn lợi vật chất khá để giúp đỡ gia đình. Sau đó, cha đã có nhiều kinh nghiệm về thành công cũng như thất bại trong đời sống linh mục để đạt tới sự hiểu biết về ý Chúa và sứ mạng của cha trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, cha đã bị khủng hoảng đức tin. Thiên Chúa dùng biến cố này để thanh luyện cha, cho cha thấy được rằng ơn gọi của cha là TRUYỀN GIÁO và PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO chứ không phải là thăng tiến bản thân và làm giàu cho gia đình.
Ngày 27/ 09/ 1660, cha được Chúa gọi về trong tư thế ngồi cầu nguyện như cha hằng mong ước.
Cha được phong chân phước năm 1729 và được tôn phong hiển thánh năm 1737.
Ngày 02/ 05/ 1885, Đức Giáo Hoàng Leo XIII chọn ngài làm bổn mạng các tổ chức từ thiện.
Thánh nữ LOUISE DE MARILLAC :
Sinh ngày 12/ 08/ 1591, là con của ông Louis de Marillac, thuộc dòng dõi quí tộc nước Pháp. Khi còn nhỏ, cô được gởi nội trú tại dòng Đa Minh ở Poissy. Năm 15 tuổi, cô ao ước trở thành nữ tu dòng Capucine, nhưng không được vì thiếu sức khỏe. Cha bề trên đã nói : « Thiên Chúa có ý định khác trên con».
Ngày 05/ 03/ 1613, cô thành hôn với ông Antoine Legras, thư ký của hoàng hậu Marie de Médicis. Bà sống hạnh phúc với chồng và có một con trai. Nhưng thời gian này chỉ kéo dài 9 năm, rồi chồng bị bệnh và cậu con trai chậm phát triển trí tuệ. Những sự việc này khiến bà lo lắng và tự hỏi có phải đó là hình phạt, vì bà đã không giữ lời hứa trở thành nữ tu Capucine.
Lễ Thăng Thiên năm 1623, bà bị dằn vặt bởi mối hoài nghi :
– Có nên bỏ chồng để thực hiện lời hứa xưa và để được tự do phục vụ Chúa và tha nhân chăng ?
Bà quay cuồng trong màn đen tối dày đặc suốt 10 ngày. Lễ Hiện Xuống 04/ 06/1623, mọi sự được biến đổi : trong khi tham dự thánh lễ, một luồng ánh sáng linh thiêng đã tràn ngập lòng bà, trả lại cho bà niềm vui và sự bình an của Thiên Chúa. Bà nhận được lời đáp trả rõ rệt cho thắc mắc trên :
– Phải ở lại với chồng. Bà được thoáng thấy có ngày bà được khấn giữ khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục, sẽ được cùng với các chị em sống tận hiến cho Thiên Chúa để phục vụ tha nhân.
Ngày 21/ 12/ 1625, ông Legras qua đời.
Năm 1629, bà tham gia vào việc phục vụ người nghèo của cha Vinh Sơn, trong các Hội Bác Ai ở Pháp.
Từ năm 1630-1633, nhiều cô gái thôn quê đến xin cha Vinh Sơn đi phục vụ người nghèo. Cha đã giao các cô này cho bà Louise de Marillac đào tạo. Ngày 29/ 11/ 1633, bà đón tiếp và qui tụ các cô tại nhà bà để hướng dẫn họ.
Ngày lễ Truyền Tin 25/ 03/ 1634, bà tuyên khấn thuộc trọn về Chúa và người nghèo. Tu Hội ngày càng lớn mạnh ở Pháp, Ba Lan và các nước khác. Dù có những lúc Tu Hội gặp nhiều khó khăn nhưng bà tin tưởng vào Chúa Ba Ngôi và lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đã giúp bà vững tay lèo lái Tu Hội.
Ngày 15/ 03/ 1660, bà được Chúa gọi về sống trong tình yêu vĩnh cửu của Người.
Ngày 09/ 05/ 1934, Đức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh cho bà Louise de Marillac.
Tháng 02/ 1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên phong bà làm quan thầy của tất cả những ai dấn thân trong công tác xã hội theo tinh thần Kitô giáo.
3. Lịch sử Tu Hội :
(1) Trên thế giới : Tu Hội NTBA thánh Vinh Sơn được thành lập ngày 29/ 11/ 1633 tại Pháp, do thánh Vinh Sơn Phaolô và Thánh nữ Louise de Marillac. Ngày 25/ 03/ 1642, bốn chị đầu tiên đọc các Lời Khấn để hoàn toàn dấn thân phục vụ người nghèo. Trước hết các chị phục vụ ở Pháp, năm 1655 được sai đi Ba Lan và sau đó đến các nước khác trên thế giới. Cho đến nay trải qua 375 năm, Tu Hội đã phát triển và có mặt trên 94 quốc gia (2008) với 22.736 NTBA (năm 2003). Lãnh vực hoạt động của các NTBA bao gồm : công tác xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, truyền giáo… Tiếng gọi mà các chị đầu tiên đã nghe theo vẫn luôn luôn là tiếng gọi khơi dậy và qui tụ các NTBA trên khắp thế giới sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thời đại.
(2) Tại Việt Nam : Theolời mời của Đức Giám Mục Isidore DUMORTIER – Giám mục của giáo phận Saigon, ngày 11/ 12/ 1928, ba NTBA Pháp đầu tiên đặt chân lên đất Việt Nam.
– Các chị phục vụ tại bệnh viện Gia Định và được ban giám đốc bệnh viện cho một căn nhà trong khu vực bệnh viện (đây là ngôi nhà đầu tiên của Tỉnh dòng, sau đó trả lại cho bệnh viện).
– Tháng 03/ 1929, một chị NTBA Trung Quốc đến ở với ba chị, làm thành cộng đoàn NTBA đầu tiên của Tỉnh Dòng Việt Nam. Hiện nay là cộng đoàn Mẹ Vô Nhiễm, số 10 Phan Đăng Lưu, P.7, Q. Bình Thạnh.
– Năm 1932, thành lập Tỉnh Dòng Việt Nam với Tuyển Viện – Chuẩn Viện – Tập Viện đặt Nhà Chính tại Thủ Đức (1932-1940), Đalat (1941-1975) và từ 1975 đến nay, tại 42 Tú Xương, Quận 3, TP. HCM.
– Theo hướng canh tân của Giáo Hội sau Công Đồng Vatican II, Tỉnh Dòng Việt Nam đã gởi các chị em đến sống giữa người nghèo trong những miền xa xôi hẻo lánh. Do đó, từ năm 1965, ngoài các cộng đoàn ở các thành phố như Sài Gòn, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Kontum đã có những thí điểm truyền giáo ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Cần Thơ, Cà Mau… và sau năm 1975, nhiều cộng đoàn nhỏ được thành lập trong các giáo phận Long Xuyên, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Xuân Lộc, Phú Cường, Ban Mê Thuột, Kontum, Nha Trang, Đà Lạt, Vinh, Hà Nội…
4. Đặc điểm của Tu Hội :Phục vụ Chúa Kitô nơi người nghèo về thể xác và tinh thần với các nhân đức của Tin Mừng là khiêm nhường, đơn sơ và bác ái.
5. Linh đạo :Ơn gọi và sứ mệnh của Tu Hội là : Tận hiến cho Thiên Chúa, sống thành cộng đoàn để phục vụ Chúa Kitô nơi người nghèo về thể xác và tinh thần qua các hoạt động nhân ái, phát triển bền vững và sự hiện diện chứng tá tình Yêu Chúa Kitô.
6. Bổn mạng của Tu Hội :
– Thánh Vinh Sơn Phaolô : ngày 27/ 09
– Thánh nữ Louise de Marillac : ngày 15/ 03
7. Địa chỉ :
Trụ sở Trung Ương : Nhà Mẹ :
Casa Maria Immacolata 140 rue du Bac
Via Ezuo, 28 75340 PARIS – CEDEX 07 – France
00192 Roma – Italie Tel (33)149547878
Tel (39) 063216686/ 509 secretairegene@cfdlc.org
Fax (39)063230261
info@casamariaimmacolata.it
Trụ sở tại Việt Nam :
42 Tú Xương – Phường 7 – Quận 3
Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: (08) 39325582
8. Bề trên đương nhiệm :
Cha BTTQ : | Mẹ BTTQ : | Chị Giám Tỉnh – Tỉnh Dòng VN |
9. Các hoạt động tại Việt Nam :
9.1. Từ 1928 – 1975 :
(1) Y tế : + Cộng tác với Hội Chữ Thập Đỏ Pháp trong việc tổ chức và quản lý Trường Điều Dưỡng Caritas đào tạo các điều dưỡng cho : Bệnh viện công- tư và các Chẩn Y viện, 4 trại Phong của Tỉnh Dòng (Di Linh, Bến Sắn, Phước Tân, Kontum)
+ Làm việc trong các bệnh viện : Di Linh (1939-1975), Kontum (1940-1979), Biên Hoà (1940-1945), các bệnh viện tại Saigon cho đến nay : Gia Định (1928), Hồng Bàng (1950), Từ Dũ (1952), Bình dân (1954), Nhi Đồng I (1956)
+ Chẩn y viện : tại Saigon (4 địa điểm), Ban Mê Thuột, Kontum, Dalat.
+ Các trại phong : Di Linh (1938), Kontum (1954), Bến Sắn (1959), Phước Tân (1967)
(2) Giáo dục : Các trường học : vườn trẻ, mẫu giáo, trung học phổ thông : Nha Trang (1935), Di Linh (1938), Kontum (1938), Dalat (1940), Ban Mê Thuột (1954), Saigon (ba địa điểm : 42 Tú Xương, Gia Định, Bình Lợi) ;sư phạm mẫu giáo (Trung tâm Caritas) ; kỹ thuật, hướng nghiệp (42 Tú Xương) ; các lớp xoá mù chữ cho người lớn và thanh thiếu niên thất học.
(3) Công tác Xã hội : + Trường Cán Sự Xã Hội Caritas. Trường đã đào tạo nhiều Cán Sự Xã Hội làm việc cho các cơ quan công và tư, nhân sự cho nhiều Dòng tu và các cơ sở của Phật giáo trong lãnh vực công tác Xã hội, quản lý các Cô nhi viện, Ký nhi viện/ Nhà trẻ, trung tâm dạy nghề.
+ Cô nhi viện cho đến 1975 : Thủ Đức-Saigon (1936), Nha Trang (1934), Di Linh (1940), Kontum (1940), Dalat (1940)
+ Nhà dưỡng lão: Thủ Đức (1936-1954), Gia Định (1955), Ban Mê Thuột (1967-1975)
+ Trung tâm trẻ bại liệt tại 42 Tú Xương (1959-1975)
(4) Mục vụ : Dạy giáo lý trong các trường của Tỉnh dòng và tại các giáo xứ ; đưa Mình thánh Chúa cho bệnh nhân trong các bệnh viện và tại nhà họ.
9.2. Các công tác phục vụ hiện tại của Tỉnh Dòng:
(1) Y tế :
+ Sau 1975, Nhà nước tiếp quản 4 Trại phong : Các chị trở thành công nhân viên của trại.
+ Công nhân viên của các bệnh viện : Nhân dân Gia Định, Ung Bướu, Phạm Ngọc Thạch, Phụ sản, Nhi Đồng I, Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, BV 115, BV Tim và các Tỉnh gồm có: BV Đa Khoa Cần Thơ, Vĩnh Long, Đà Lạt.
+ Phục vụ tại các phòng khám miễn phí : Chợ Quán, Cầu Kho, Đakao, Khánh Hội.
+ Trung tâm Mai Hoà – Củ Chi đón nhận và chăm sóc bệnh nhân Sida trong giai đoạn cuối.
+ Cung cấp chỗ ở, đưa đón bệnh nhân nghèo từ các vùng cao nguyên hay vùng xa đến TP khám bệnh.
+ Tổ chức hoặc tham gia các cuộc đi khám bệnh, phát thuốc miễn phí và giáo dục sức khoẻ tại các vùng sâu vùng xa.
+ Tổ chức hai Trung tâm khám chữa bệnh Đông y cho miền quê (Phan Rang, Định Quán)
+ Lớp Tình thương cho trẻ em đường phố, tại thành phố lớn; lớp tình thương tại các vùng quê;
+ Các trường chuyên môn dành cho các em Khuyết tật và Khiếm thính;
+ Các trường mẫu giáo;
+ Nhóm trẻ gia đình giúp công nhân có thể gửi con đi làm;
+ Cung cấp phòng ốc, phương tiện cho sinh viên và học sinh sinh hoạt định kỳ trong chương trình giáo dục nhân bản và các nhu cầu tâm linh;
+ Giúp phân phối các học bổng cho học sinh – sinh viên nghèo;
+ Tổ chức các trại hè giúp học sinh – sinh viên có cơ hội giao lưu,
(3) Mục vụ tại Giáo xứ và tại gia /bệnh viện:
+ Dạy giáo lý tại các giáo xứ – Đào tạo Giáo lý Viên cho các giáo xứ vùng sâu vùng xa;
+ Đưa linh mục đến thăm hoặc đem Mình Thánh Chúa cho giáo dân bệnh tật ở xa/trong các bệnh viện.
+ Chương trình thăng tiến thanh thiếu nữ (đa số thuộc miền quê, vùng sâu vùng xa..)
+ Phục vụ anh em dân tộc : Di Linh, Kontum, Đơn Dương (Kađơn, Pro’h), Bảo Lộc (Minh Rồng), Đà Lạt, Pleiku (Thanh Hà).
+ Đào tạo và đồng hành : Giới trẻ Con Đức Mẹ, các Bà Bác Ai, Hiệp Hội Bác Ai Vinh Sơn, Sinh viên Công giáo.
+ Chương trình đào tạo và thăng tiến các thanh niên thiếu nữ Công giáo trong các Giáo xứ ở thôn quê.
(4) Xã hội :
+ Đào tạo và huấn nghệ cho các thiếu nữ, phụ nữ nghèo có nghề : thủ công, may thêu, nấu ăn và quản gia. Việc đào tạo kỹ năng và thái độ phục vụ được gắn liền với việc tìm việc làm
+ Mở phòng tư vấn tâm lý, nhà trẻ, lớp học bình dân và mở các hoạt động theo đề nghị và nhu cầu của công nhân di dân tại TP và tại Bình Dương.
+ Giáo dục và huấn nghệ tại hai Mái ấm cho các bà mẹ đơn hành
+ Quán ăn bình dân cho công nhân;
+ Xây dựng lưu xá và tổ chức đời sống cho sinh viên và học sinh cần nhà trọ;
+ Phân phối học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo
+ Cổ võ việc chăm sóc người già neo đơn nội và ngoại trú;
+ Tập huấn và cho vay vốn để thực hiện các đề án khả thi nhằm tăng thu nhập cho các gia đình nghèo.
+ Thăm viếng và giúp đỡ các bệnh nhân cần hỗ trợ về sức khoẻ nếu họ không có bảo hiểm y tế.
+ Xây dựng làng lập cư Bình Phước cho các gia đình vô gia cư đến từ các vùng sâu vùng xa.
11. Nhân sự: tháng 12/ 1998: Tổng số : 424 NTBA
Đã khấn : 276
Chưa khấn : 94
Tập sinh : 54
tháng 10/ 2008 : Tổng số : 616 NTBA
Đã khấn : 448
Dự khấn : 115
Tập sinh : 53
Chuẩn sinh : 29
Tuyển sinh : 80
Cảm tình viên : 25
12. Điều kiện gia nhập:
– Có sức khỏe tốt, lành mạnh về thể xác và tinh thần
– Tuổi từ 18 – 25 (tuổi lớn hơn cần được cứu xét riêng)
– Trình độ văn hóa : đã tốt nghiệp cấp III
– Sống đạo tốt và yêu thương người nghèo
– Muốn đi tu vì yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân
– Gia đình có hạnh kiểm tốt.
13. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi :42 Tú Xương – Phường 7 –Quận 3 – Tp. HCM
ĐT:(08) 39325582