Cái đẹp giúp con người xây dựng nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn. Cái đẹp được nói đến ở đây chính là cái đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Đặc biệt là cái đẹp trong lễ giáo xưa, đó là Tứ Đức: Công, Dung Ngôn, Hạnh. Trải qua dòng lịch sử, liệu Tứ Đức có lạc hậu trong thời đại ngày nay không?
1. Đòi hỏi của Tứ Đức trong thời hiện nay
Công đối với người phụ nữ ngày nay, là vừa khéo quán xuyến công việc nhà vừa lo công tác ngoài xã hội, biết sắp xếp công việc sao cho hợp lý, cẩn thận và chu đáo, biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan: “Đảm việc nhà, giỏi việc xã hội”. Ngoài ra, phải có nghề nghiệp ổn định và làm tốt nghề của mình. Làm tốt công việc của mình sẽ giúp người phụ nữ tự tin, khẳng định được khả năng của mình, góp phần vào kinh tế cho gia đình và đóng góp tài năng, trí tuệ cho xã hội.
Dung của người phụ nữ thời nay, không còn là nét đẹp “yểu điệu thục nữ, liễu yếu đào tơ” mà là khỏe và đẹp. Khỏe để làm việc tốt, để giữ gìn hạnh phúc gia đình và để sinh ra những đứa con thông minh, khỏe mạnh. Đồng thời, dung còn là nét đẹp nữ tính: gọn gàng, tinh tế trong cách ăn mặc và trang điểm; là vẻ mặt tươi tắn, linh hoạt; là phong thái cởi mở, hòa nhã; là cử chỉ thân mật, chân thành; nhất là luôn biết nhu hòa, khiêm tốn. Vì thế, dung là vẻ đẹp của sự hài hòa giữa hình thức và tâm hồn. Sắc đẹp là diễm phúc, nhưng bản thân sắc đẹp không phải là đức tính, mà là cái nết: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
Ngôn là lời nói có duyên, gây được thiện cảm với người nghe. Lời nói dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng thì hiệu quả càng lớn khi dạy bảo con cái, khi khuyên nhủ người chồng và cả khi dàn xếp công việc xã hội, thương lượng trong kinh doanh. Ngày nay, người phụ nữ không chỉ cần nói năng lịch thiệp, mà rất cần sự thẳng thắn, chống lại sự bất công trong gia đình và ngoài xã hội. Lời nói của người phụ nữ càng dịu dàng, tinh tế thì sức thuyết phục càng cao.
Hạnh của người phụ nữ ngày nay, tuy không “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, nhưng đức hạnh của người phụ nữ muôn đời vẫn là yêu chồng, thương con, giàu đức hy sinh, chung thủy trong hôn nhân, không đua đòi trong cuộc sống. Đồng thời, người phụ nữ cần có lòng vị tha, độ lượng với mọi người; có ước mơ, hoài bão trong nghề nghiệp và biết nỗ lực biến ước mơ, hoài bão ấy thành hiện thực. Hơn nữa, cần có lòng nhân ái, chia ngọt sẻ bùi với nỗi bất hạnh của tha nhân, có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
2. Nguyên nhân khiến phụ nữ ngày nay không coi trọng Tứ Đức
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế, nhất là sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và đời sống hưởng thụ đã làm cho Công, Dung, Ngôn, Hạnh đang bi xói mòn. Một số chị em không còn coi trọng “Tứ Đức” của ông cha nữa.
Công: Trước hết, do đời sống khá giả nên chữ Công đang có nguy cơ bị phai mờ. Một số chị em không biết đến cái cơ bản nhất là giặt đồ, vì “nhà em có máy giặt nó lo rồi”, thậm chí nấu ăn cũng là cực hình với các chị em, trong khi đó nếu không biết nữ công gia chánh, không thể là một người giữ hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó, nhiều chị em hiện nay cũng không màng đến công việc, chỉ chăm lo nhan sắc để tìm một người chồng giàu có…Hơn nữa, một số chị em không giỏi chữ Công: không biết hát ru, không biết kể truyện cổ tích cho con nghe, không biết nấu những món ăn dân tộc…
Dung: Người đẹp của Việt
Ngôn: Phụ nữ ngày nay, ít chú ý rèn luyện ngôn từ, nói năng rất tuỳ tiện. Hay nói to, cười to, kể cả trước mặt người lớn tuổi. Ngày xưa, nếu con gái nói to là bị mẹ mắng ngay. Bây giờ thì ít gia đình dạy con được kỹ như thế. Đó là một thiệt thòi của con gái ngày nay. Vì khi ra ngoài đời, mọi lời thủ thỉ, nhỏ nhẹ đều hiệu quả hơn cách nói oang oang. Có phải thời đại ngày nay nam nữ bình đẳng thì chị em được thể hiện những từ ngữ của cánh mày râu, ngày càng xuất hiện nhiều lời lẽ thô tục từ miệng các chị em, hoặc nói năng thiếu suy nghĩ, không hiểu biết, cứ như đang ở cung trăng.
Hạnh: Đức hạnh của người con gái ngày nay giảm rất nhiều. Trên các phương tiện thông tin cũng nói nhiều về các “hot girl” hay “sành điệu,” chứ ít đưa mẫu hình các bạn gái lý tưởng như học giỏi, chăm ngoan, dịu dàng… Thành ra, một số bạn gái tưởng lầm rằng phải biết uống rượu, đánh nhau, đi hoang qua đêm, bỏ học, chửi thề và yêu nhiều mới là “người phụ nữ lý tưởng.” Theo Thạc sĩ tâm lý Đinh Đoàn một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm đức hạnh của các bạn gái là cha mẹ chưa quan tâm hướng dẫn con đúng mức; nhất là sự hiền dịu và sự chung thủy trong tình cảm. Các bạn gái đâu có biết rằng, khi lập gia đình thì mọi buồn vui, sướng khổ, thành công hay thất bại đều do cái đức hạnh của người phụ nữ quyết định cả.
Về trinh tiết: Ngày nay, có nhiều bạn gái thích sống thử trước hôn nhân. Một số bạn rất ngây thơ trong chuyện này: Ai sẽ là người chịu thiệt thòi? Người bạn trai ư? Không, nạn nhân chính là người con gái. Con trai vốn ích kỷ, họ chỉ muốn được thỏa mãn nhu cầu xác thịt nhưng khi cưới vợ, họ chỉ muốn người con gái ấy hoàn toàn trinh nguyên. Đến một ngày nào đó, bạn sẽ gặp một người mà bạn thật sự yêu thương, liệu bạn có đủ dũng cảm để đối mặt với người ấy và liệu người ấy có chấp nhận bạn khi bạn không còn trong trắng? Chính vì thế, người con gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất của mình. Sống thử, nếu dính bầu thì đơn giản là đi phá thôi sao? Đừng chỉ vì một giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời khi mất luôn thiên chức làm mẹ.
Các bạn gái Việt
Tứ Đức của người phụ nữ không thời nào có thể xem nhẹ được. Trong các gia đình ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Tứ Đức của người phụ nữ đang ngày càng được đề cao, mặc dù hai quốc gia này có nền kinh tế rất phát triển. Việt
3. Để giữ được Tứ Đức, người phụ nữ phải làm gì?
Công, dung, ngôn, hạnh mãi mãi là “khuôn vàng thước ngọc” của người phụ nữ ở mọi thời đại. Có điều phải hiểu nội hàm, tức là ý nghĩa của bốn cái đức đó đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thời đại mới.
Công: Để giữ được chữ Công, người phụ nữ không chỉ khéo léo trong mọi công việc mà còn phải có đầu óc tổ chức làm cho cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan. Ngoài ra, phụ nữ còn phải là người lao động giỏi giang, có nghề nghiệp ổn định; phải có sự nghiệp riêng, có công ăn việc làm, không phụ thuộc hay ỉ lại vào người chồng.
Một người đàn ông có một người vợ giỏi nữ công gia chánh là một niềm hạnh phúc lớn. Họ và con cái sẽ được ăn ngon, mặc ấm, gia đình sẽ ngăn nắp, nề nếp. Đặc biệt là việc giáo dục con cái. Nếu người mẹ không giỏi nữ công gia chánh thì con cái, nhất là con gái sẽ rất thiệt thòi, không biết làm những công việc gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến mở lớp dạy làm vợ, trong đó chủyếu là dạy làm các món ăn, dạy hát ru, kể truyện cổ tích, dạy kế hoạch chi tiêu gia đình… Đó là một sáng kiến hay, nhưng đó cũng là một điều xấu hổ của phụ nữ thời nay. Phụ nữ ngày xưa, chưa xuất giá đã thuộc lòng những kỹ năng đó rồi. Cuộc sống hiện đại rất sẵn các món ăn liền: mì ăn liền, phở ăn liền, cháo gà ăn liền, cơm hộp, thực phẩm chín… Nhưng nếu phụ nữ ỉ lại vào những thứ đó thì vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình để làm gì?
Dung: Napoleon gọi “Phụ nữ là những bông hoa có linh hồn”. Vì thế, chữ Dung đối với phụ nữ rất quan trọng. Suốt cuộc đời, phụ nữ phải luôn chăm lo đến dung nhan của mình, không ăn mặc cẩu thả, không đầu bù tóc rối, nhưng nên ăn mặc làm sao để cho mọi người coi được. Người đời thường nói: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp mình”. Đồng thời, cái đẹp không phải cứ chân dài, lưng ong, da trứng gà bóc mới là phụ nữ đẹp. Cái đẹp từ tâm hồn còn hơn nhiều lần cái đẹp hình thức bên ngoài. Vợ Khổng Minh hình thức không đẹp, nhưng ông rất yêu vợ vì tâm hồn của bà rất thanh cao.
Nếu xưa kia lý tưởng của cái đẹp là “mắt bồ câu, lông mày lá liễu”, “thắt đáy lưng ong”, “tóc dài da trắng, yểu điệu thục nữ”, … thì ngày nay, vẻ đẹp phụ nữ đa dạng hơn. Có vẻ đẹp kiêu sa, quý phái; có vẻ đẹp khoẻ khoắn, năng động; cũng có cả vẻ đẹp “bốc lửa”. Nhiều phụ nữ ngày nay, cao ráo nhờ guốc dép, trắng trẻo nhờ kem dưỡng da, hồng hào nhờ mỹ phẩm, lộng lẫy nhờ thời trang… Những thứ đó cứ có tiền là mua được, song vẻ đẹp trong tâm hồn thì không tiền nào mua được. Một số phụ nữ rất chăm chú đầu tư về “bao bì”, “vôi ve” nhưng họ không biết rằng, đàn ông thích mộc mạc, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nếu người phụ nữ chỉ là người duyên dáng, ăn mặc đúng mốt thời trang, nhưng không có tâm hồn cao thượng, vị tha thì thật sự không có vẻ đẹp. Cái đẹp hoàn hảo là cái đẹp cả hình thức bề ngoài lẫn bên trong tâm hồn. Cái đẹp là biết thông cảm với mọi người, sống kính trên nhường dưới, biết tôn trọng người khác, biết quảng đại trao ban.
Ngôn: Người xưa có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Lời nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe. Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng, có duyên. Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, cho đến dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh, buôn bán. Hơn nữa, ngôn còn là cách nói năng, không nhất thiết phụ nữ lúc nào cũng phải e lệ, nói năng nhỏ nhẹ, miệng cười chúm chím mới gọi là đẹp. Nói năng rõ ràng, mạch lạc, ngôn từ chuẩn mực, dễ nghe, truyền cảm và phù hợp với từng hoàn cảnh là quan trọng nhất.
Quan niệm về Ngôn của người con gái thời nay kế thừa của người xưa, để phát triển cho phù hợp với sự giao lưu rộng rãi với thế giới hôm nay. Phụ nữ ngày nay vẫn “học ăn, học nói” để nói năng lịch thiệp, xã giao khéo léo, mạnh dạn, ứng xử thông minh và có kiến thức. Lời nói, ngôn ngữ của một bạn gái cũng phải giàu nữ tính, có sự mềm mại, dịu dàng, tinh tế và chọn lọc. Một cô gái có văn hóa không thể nói năng bỗ bã, vung vít, càng không thể văng tục chửi thề hoặc nói năng thiếu suy nghĩ. Nhưng đó cũng chỉ là yêu cầu cơ bản, một bạn gái muốn vươn cao, thành đạt phải có khả năng ứng xử duyên dáng, thông minh và có tính thuyết phục trên nền tảng của sự hiểu biết sâu sắc và cái tâm trong sáng. Người xưa có câu: “Tú khẩu cẩm tâm”, nghĩa là lời nói hay phải đi đôi với tấm lòng đẹp như hoa gấm.
Nhiều người thắc mắc tại sao Khổng Tử lại để chữ Ngôn trước chữ Hạnh? Nhưng để như thế mới đúng. Lời nói không bao giờ chỉ đơn thuần là lời nói. Nó biểu hiện tâm hồn con người. Người nhân đức, tiếng nói trong sáng, ấm áp. Người cay nghiệt, tiếng nói rin rít qua kẽ răng. Người đanh đá, tiếng nói the thé. Người hay văng tục chứng tỏ rất ít được giáo dục từ bé. Người nói năng lễ độ, đúng mực chứng tỏ đấy là con nhà gia giáo. Phụ nữ nói oang oang như lệnh vỡ là người bộc tuệch, ruột để ngoài da…
100 đàn ông thì cả 100 người mong muốn mình cưới được vợ hiền. Ông cha ta có một câu ngạn ngữ rất nặng nề để cảnh cáo những người vợ kém đức hạnh: “Chó dữ mất láng giềng, vợ dữ mất chị em”. Đức hạnh là điều rất căn bản của người phụ nữ. Đời sống của người phụ nữ chỉ sống với bố mẹ đẻ của mình có 1/3 thời gian, còn lại là sống với chồng và họ hàng nhà chồng.Đây là mối quan hệ không hề dính dáng đến máu mủ ruột rà. Do đó, mọi buồn vui, sướng khổ, thành công, thất bại đều do cái đức của người phụ nữ quyết định. Xinh đẹp mà không có đức hạnh thì khó được nhà chồng yêu quý. Không xinh đẹp nhưng có đức hạnh thì cả nhà chồng sẽ quý mến, tôn trọng.
Hạnh: Phẩm hạnh của người phụ nữ, dù ngày nay có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn được đưa lên hàng đầu, đó là sự nết na, chung thủy…
Kết luận
Công, Dung, Ngôn, Hạnh vẫn mãi hòa quyện, kết hợp với nhau và trở thành chuẩn mực nhân cách của người phụ nữ Việt
Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF