Truyền Giáo qua các thời đại

Nhằm đáp ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha cần có những nỗ lực mới loan báo Tin mừng và chuẩn bị cho Thượng Hội đồng các Giám mục năm 2012 về truyền giáo và tái truyền giáo, Linh mục Raniero Cantalamessa, ofmcap, đã chia sẻ cho Giáo triều Rôma nhân mùa Vọng 2011 những bài suy niệm mà ngài gọi là 4 đợt sóng loan báo tin mừng, hay còn gọi là 4 thời đoạn của việc loan báo Tin mừng trong lịch sử Giáo hội.

I. Đợt sóng 1.


Việc loan báo Tin mừng trong ba thế kỷ đầu của Giáo hội. Đây là giai đoạn mà Kitô giáo mày mò tìm hướng đi, kitô hữu phải đối diện với biết bao thử thách đến hy sinh cả mạng sống.

Khởi phát từ lệnh truyền sai đi của Đức Kitô (Mt 28,16-20), vào ngày lễ Ngũ tuần, trong quyền năng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các tông đồ bắt đầu dấn thân loan Tin mừng và làm chứng về Đức Kitô trước toàn thể thế giới, bấy giờ giới hạn trong lòng chảo Địa Trung hải và ranh giới là biên thùy của đế quốc Rôma (CVTĐ). Hoạt động truyền giáo được đẩy mạnh dưới thời Hoàng đế Commode (180-192) và hạ bán thế kỷ II trước lúc diễn ra cơn bách hại dưới triều Dioclétien (302). Trong suốt hai thế kỷ đầu, việc loan Tin mừng chủ yếu là do sáng kiến cá nhân, như Origène làm chứng : “các Kitô hữu đã làm hết sức mình để truyền bá đức tin cho thế giới. Một số người đã chọn lối sống dành cả cuộc đời cho công việc truyền giáo, họ đi từ thành này sang thành khác nhằm đưa càng nhiều tín hữu về cho Chúa. Chẳng ai nói rằng họ làm thế vì lợi lộc cho bản thân mình, bởi vì họ khước từ ngay cả những gì cần thiết cho cuộc sống…”


Hạ bán thế kỷ III, những sáng kiến cá nhân nhường chỗ cho hoạt động của các cộng đoàn địa phương dưới sự lãnh đạo của Giám mục như Harnack đã nhận định (Mission et expansion du christianisme aux trois permiers siècles) :


Cuối thế kỷ III, đức tin Kitô giáo xâm nhập vào mọi giai tầng xã hội, có nền văn hóa riêng (latinh), số tín hữu ngày càng gia tăng, dẫn đến cuộc bách hại dưới thời Dioclétien. Không phải Constantin đã biến kitô giáo thành quốc giáo cho bằng chính quần chúng đã áp đặt kitô giáo cho Constantin.

Đâu là nguyên nhân đưa đến thành công ? Một số người cho rằng đó là do tình yêu đối với Chúa Kitô và việc tích cực thực thi bác ái. Harnack cho rằng đó chính là vì niềm tin Kitô giáo có khả năng dung hợp nơi chính mình những khuynh hướng đối nghịch nhau và những gía trị khác nhau trong các tôn giáo và các nền văn hóa đương thời. Kitô giáo đã tập hợp được nơi mình sự liên kết các yếu tố tôn giáo và văn hóa, trật tự và nhiệt tình, chứng mực và thái quá.


Theo tác giả, nếu xét như thế, quả là đã chú trọng đến chủ thể hơn là đối tượng của nổ lực truyền giáo, người loan báo và những điều kiện hơn là chính nội dung của nổ lực loan báo. Người ta quên mất chính ĐGS đã cho lời giải đáp về việc loan Tin mừng của Ngài. Dụ ngôn hạt giống được gieo và lớn lên ngay trong đêm khuya và dụ ngôn hạt cải đều cho thấy lý do thành công của việc truyền giáo không đến từ bên ngoài mà từ bên trong; thành quả của việc truyền giáo không do người gieo cũng không do điều kiện đất đai mà do chính Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định : Tôi trồng, Apollo tưới, chính Thiên Chúa mới làm tăng trưởng. Kẻ gieo chẳng là gì, người tưới cũng chẳng là gì, duy chỉ Đấng làm cho tăng trưởng mới đang kể (1 Cr 3,6-7). Qua dụ ngôn hạt cải (Mc 4,30-32), Đức Giêsu muốn dạy Tin mừng của Ngài, Ngôi vị của Ngài vốn chỉ là hạt cải bé nhỏ – bị ngược đãi chống đối và chịu chết – đã trở thành cây to làm nơi trú ẩn cho toàn nhân loại. Tất cả đều do chính Thiên Chúa.


Chính niềm tin xác tín vào sự sống đời đời đã giúp các Kitô hữu xưa dám hy sinh mạng sống để dấn thân loan báo Tin mừng và làm chứng về Đức Kitô. Đó cũng là điều mà hôm nay chúng ta cần hơn cả trong sứ vụ loan báo Tin mừng. Chúa trao cho ta công việc gieo hạt giống, lúc thuận hay nghịch (2Tm 4,2). Như Chúa Giêsu, người gieo giống cứ việc gieo mà chẳng cần biết đất tốt hay xấu… Thiên Chúa chẳng can thiệp vào tự do của mỗi người. Hạt giống tăng trưởng thế nào là việc của Chúa và của người đón nhận. Hãy lấy đức Tin và đức Cậy 2làm nền tảng cho mọi dấn thân nổ lực loan báo Tin mừng. Điều cần làm là sau khi gieo, hãy tưới nước vào hạt giống bằng lời cầu nguyện và hết lòng tín thác vào chính Thiên Chúa.


II. Đợt sóng 2. Làn sóng xâm lăng của các dân man di


1. Loan Tin mừng cho dân man di.

Năm 476, đế quốc Rôma sụp đổ. Các sắc dân man di ồ ạt xuật hiện trên toàn cỏi Châu Aâu. Người ta nghĩ ngày tận thế đến vì đồng hóa thế giới với Rôma, và với Rôma là kitô giáo. Trước tình hình này, Giáo hội phải chọn thái độ nào ? Chút nào tương tự như trước đây khi Giáo hội sơ khai tách khỏi quỷ đạo Do thái giáo để đón nhận anh em lương dân vào Giáo hội, đã từng có những rạn nứt bên trong nội bộ Giáo hội. Người có nhiều đóng góp nhất vào việc đưa đức tin vào thế giới mới này là thánh Augustinô với tác phẩm Thành đô của Thiên Chúa (de civitate Dei). Thành đô Thiên Chúa tách biệt khỏi thành đô thế tục gồm tất cả những gì liên quan đến lãnh vực chính trị. Vì thế, Rôma sụp đổ, chỉ là ngày cùng tận của một thế giới thế tục. Chính Đức Giáo Hoàng đóng vai trò quyết định trong việc mở toang kitô giáo vào các dân tộc man di này. Thánh Giáo hoàng Lêo Cả ý thức rằng Rôma Kitô giáo vẫn tồn tại ngay sau khi Rôma ngoại giáo bị tiệu diệt, hơn nữa sẽ vươn dài ảnh hưởng tôn giáo gấp nhiều lần so với ảnh hưởng chính trị. Dần dần, các kitô hữu thay đổi thái độ đối với dân man di, không còn coi họ như những sinh vật hạ đẳng mà là anh em trong đức tin, như thánh Phaolô đã từng quả quyết : “Không còn phân biệt Hy lâp hay Do thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi sự ”(Cl 3,11). Từ nay, các dân man di xuất hiện như cánh đồng truyền giáo mới. Đối diện với các sắc dân man di, Giáo hội lúc này còn phải đương đầu với lạc giáo Arius. Một số bộ tộc man di, trong quá trình xâm lăng, đã lây nhiễm lạc giáo Arius đang thịnh hành nhờ công của Giám mục Wulfila (311-383). Suốt thế kỷ VI, nhờ công lao của một số giám mục và văn sĩ công giáo, lạc giáo bị đánh bật. Công đồng Tolède (589) đã xóa sổ lạc giáo trên toàn bộ phương tây. Các dân man di từ bỏ lạc giáo để gia nhập Giáo hội.

2. Loan Tin mừng cho dân ngoại.


Điều mà Giáo hội luôn băn khoăn từ sau khi đế quốc Rôma sụp đổ, chính là việc truyền giáo cho anh em lương dân. Từ lâu, Giáo hội chỉ mới rao truyền đức tin cho những vùng đất thuộc đế quốc củ và cắm rễ trong các thành phố. Giáo hội cần phải hiện diện nơi các vùng quê và làng mạc. Hạn từ lương dân xuất phát từ pagus có nghĩa là làng quê. Biến cố vua Clovis tòng giáo và được thánh Rémi, giám mục Reims, ban phép thánh tẩy đêm Noel 498 tạo khúc quanh lịch sử: biến cố này quyết định không chỉ tương lai của nước Pháp mà còn tương lai của các sắc dân khác mà nhà vua đã chinh phục. Chính do biến cố này mà Pháp được gán cho tước hiệu “con gái đầu lòng của Giáo hội”.

Nổ lực kitô giáo hóa Châu Aâu chấm dứt vào thế kỷ IX cùng với sự trở lại của sắc dân Slaves nhờ công của hai thánh Cyrille và Methode.


Việc tin mừng hóa các dân man di hoàn toàn khác với việc loan Tin mừng cho thế giới hy lạp và Rôma, vốn là thế giới văn minh, trong khi đó đối với các dân man di, kitô giáo hóa vừa phải văn minh hóa và tin mừng hóa. Dạy họ đọc, viết để họ có thể tiếp thu giáo lý Kitô. Việc hội nhập văn hóa khởi đi từ đó.

3. Thiên anh hùng ca của các đan sĩ

Trong việc loan Tin mừng cho các sắc dân man di, trước hết phải ghi nhận sáng kiến, công lao và sự tham gia tích cực của Đức Giáo hoàng : tin mừng hóa các sắc dân Angles, nước Đức vốn được tiến hành bởi thánh Boniface, dân Slaves tiến hành nhờ hai thánh Cyrille và Méthode. Thứ đến là sự tham gia của các vị Giám mục, các cha sở của các cộng đoàn. Sau nữa là các phụ nữ đóng vai trò âm thầm nhưng hiệu quả, chẳng hạn đằng sau những cuộc trở lại của các vua man di, thấp thoáng ảnh hưởng của các bà vợ : thánh Clotide đối với vua Clovis, thánh Théodolinde đối với vua Autharis, vợ của vua Edwin đã du nhập kitô giáo vào miến bắc nước Anh.


Nhưng các đan sĩ mới là những diễn viên chính của công cuộc tái tin mừng hóa Châu Aâu sau khi các dân man di xâm nhập Châu Aâu. Ở phương Tây, phong trào đan viện bắt đầu từ thế kỷ IV nhanh chóng lan rộng. Đợt đầu, nhờ thánh Patrick, thu được Irlande, tiến đến miền Ecosse với thánh Colomba, Đấng sáng lập đan viện Iona (521-597) và thánh Cuhbert (635-687) miền Bắc nước Anh. Đợt hai với thánh Benoit (547) và các đan sĩ Augustin do Đức Giáo hoàng Grêgoriô Cả sai đi. Từ thế kỷ V đến thế kỷ VIII, Châu Aâu ngập tràn các đan viện mà một số lớn đã có công hình thành một Châu Aâu về mặt tôn giáo, lẫn nghệ thuật, văn hóa và nông nghiệp. Chính vì thế mà thánh Benoit được tuyên phong là quan thầy của Châu Aâu và năm 2005 Đức Thánh Cha đã chọn đan viện Subiaco là nơi trưng bày nguồn gốc kitô giáo của Châu Aâu. Trong số các đan sĩ vĩ đại, phải kể đến Colomban (542-651) đã dấn thân loan tin mừng cho nhiều vùng Bắc Gaule, miền Nam Đức sang đến tận Italia, thánh Boniface (672-754) đã nhiệt tâm truyền bá Tin mừng cho nước Đức đến tận Hòa lan. Các ngài đã noi gương thánh Phaolô xưa kia khi đến truyền giáo nơi đâu đều thiết lập giáo đoàn, các ngài cũng đã lập được nền móng cho cả một hệ thống đan viện và lập các giáo phận, tổ chức những hội nghị đặt nền cho một nổ lực dài hơi và đi vào chiều sâu.


4. Sứ vụ và chiêm niệm

Cần ghi nhận có cái gì đó tương tự giữa thời kỳ các dân man di xâm nhập Châu Âu ngày trước và hoàn cảnh hiện nay khi Giáo hội đối diện với các dân có những tôn giáo riêng. Vì thế, trước hết, việc đối thoại liên tôn thật cần thiết như đã được đề cập trong thông điệp Sứ vụ Đấng cứu chuộc của Đức Giáo hoàng GP II. Thứ đến là vai trò đời sống chiêm niệm trong nổ lực loan Tin mừng như Ad Gentes đã từng nói. Sau cùng, không thể phân tách một bên là chiêm niệm và bên kia là hoạt động, nhưng cần phối hợp cả hai nơi nhà truyền giáo theo mẫu gương Đức Giêsu. Làm sao loan Tin mừng mà lại không cầu nguyện vốn là vấn đề mấu chốt trong nổ lực loan Tin mừng.


Kết luận

: Mẹ Maria là ngôi sao loan báo Tin mừng vì Mẹ đã mang trong mình chính Lời cho toàn nhân loại. Mẹ đã ngập tràn ĐKT và làm cho ĐKT tỏa sáng nơi mắt, khuôn mặt, toàn thể con người của Mẹ.

III. Đợt sóng 3 : Loan Tin mừng cho lục địa Châu Mỹ.

a. Đợt sóng 3 của công cuộc loan Tin mừng diễn ra ngay sau cuộc khám phá tân thế giới do Christophe Colomb thực hiện (1942
). Tây ban nha quyết định mang đức tin đến cho các dân mới đồng thời mở rộng quyền bính chính trị trên vùng đất này. Đức Giáo hoàng Alexandre VI thừa nhận quyền của Tây ban nha trên các vùng đất mới và Bồ đào nha trên các vùng ranh giới. Sau 50 năm, toàn lục địa này phải khuất phục trước sự thống trị của Tây ban nha và trở thành Kitô.

b. Các diễn viên chính trong giai đoạn này là các tu sĩ dòng Phanxicô, dòng Đaminh, dòng Augustin, dòng Tên
. Các sử gia của Giáo hội thừa nhận ở châu Mỹ Latinh các thành phần thuộc cac dòng tu đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử truyền giáo của Giáo hội. Dù bị mang tiếng là đồng hành với quân đội xâm lược, nhưng các tu sĩ chỉ có mục đích duy nhất là chinh phục các linh hồn về cho Chúa Kitô. Các ngài rất đáng ca ngợi về tính độc đáo, thiên tài, lòng tận tụy hy sinh vì phải đương đầu với trăm bề thử thách, thậm chí hy sinh cả mạng song.

c. Qua đợt sóng 3 này, cần ghi nhận những điều sau đây :


– Mỗi dòng tu dấn thân loan Tin mừng theo phương cách riêng phù hợp với ơn gọi của mình. Nhưng tất cả đều chung mục đích là rao giảng Đức Kitô và Tin mừng của Ngài. Tất cả đều cần lẫn nhau vì chẳng ai có thể làm một mình và có thể loan báo Đức Kitô cách trọn vẹn.

– Xuất hiện vào giai đoạn này các giáo phái ly khai khỏi Giáo hội. Không thể đánh giá chung các giáo phái như nhau, bởi có những phong trào giáo phái có khả năng tạo mối tương quan mới với các kitô hữu, mang tính xây dựng có lợi cho đức tin và nổ lực loan Tin mừng, chẳng hạn Ngũ tuần, Canh tân. Vì thế, cần thiết phải đối thoại địa kết. Hơn nữa, đứng trước sự xuất hiện các giáo phái, Giáo hội phải rà soát lại chính mình

d. Vai trò của các tu sĩ trong nổ lực loan Tin mừng

– Tình trạng giảm sút ơn gọi làm cho các dòng tu lo khuôn mình để củng cố và phát triển nội bộ mà không mấy quan tâm dốc toàn lực cho công việc đại sự của Giáo hội


– Trước tình trạng tục hóa ngày nay, các tu sĩ hãy loan Tin mừng khởi đi từ kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa. Can đảm và hân hoan đón nhận những người trẻ muốn tham gia sinh hoạt với cộng đoàn để chia sẻ kinh nghiệm, đời sống huynh đệ …

– Không bảo thủ và khuôn mình trong truyền thống củ, nhưng cần mở rộng cho tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới kinh nguyện, đời sống huynh đệ, tình yêu đối với Chúa Kitô và cùng với Người nhiệt tâm truyền giáo. Nếu không, các phần tử sẽ giống như những bộ xương khô trong sấm ngôn Edêkiel. Hãy để Thánh Thần hướng dẫn, soi sáng, trợ giúp và canh tân.

IV. Đợt sóng 4 : Loan Tin mừng hiện nay

1. Tái Tin mừng hóa thế giới phương Tây.

Trong ba đợt sóng trên, người nhận là thế giới Hy-La, thế giới man di và lục địa Châu Mỹ, đợt sóng thứ tư này dành cho ai ? Đó là thế giới Tây phương đang bị tục hóa. Điều này đã được Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nói rõ trong tự sắc thiết lập Hội đồng Giáo hoàng cổ vũ nổ lực loan báo Tin mừng : “Có nhiều nơi vốn đã có truyền thống kitô xa xưa, nay trở thành trơ lì với sứ điệp Tin mừng”. Đặc điểm của những xứ sở này là khuynh hướng duy khoa học, sự tục hóa, khuynh hướng duy lý đưa đến hậu quả chung là chủ thuyết tương đối hóa (relativisme).

2. Giáo dân đóng vai chính.


Trong đợt sóng này, các diễn viên chính là giáo dân với sự lãnh đạo, hướng dẫn của các vị thẩm quyền trong Giáo hội là Đức Giáo hoàng, các Giám mục là những người chịu trách nhiệm về sứ mạng truyền giao1 của Giáo hội.


a. Bắt đầu từ đâu ?

Địa chỉ lãnh nhận có thay đổi, nhưng nội dung loan báo thì không. Điều cốt yếu của loan báo không thể thay đổi nhưng cung cách loan báo có thể thay đổi. Tin mừng được Giáo hội loan báo là Tin mừng về Đức Giêsu, một Đức Giêsu đã chịu khổ nạn và phục sinh. Tuy nhiên, trong loan báo của Giáo hội, vẫn chính Đức Kitô phục sinh cùng với Thần Khí của Người đang nói, là chủ thể đang loan báo. Ta có thể ví diễn tiến liên tục của việc rao giảng – từ Đức Giêsu đến Giáo hội – như rãnh nước mà con tàu để lại phía sau trong cuộc hải trình trên biển cả. Rãnh nước ấy bắt đầu chỉ là chấm nhỏ nhưng cứ mãi kéo dài ra cho đến lúc mất hút tận cuối chân trời. Cũng thế, công cuộc loan báo bắt đầu chỉ như chấm nhỏ với keryma của các tông đồ, tiếp nối với 4 Tin mừng và các tác phẩm Tân ước, rồi truyền thống Giáo hội, các giáo huấn, phụng vụ, thần học, cơ cấu, luật lệ… Tất cả làm thành một di sản đồ sộ như chuỗi rãnh nước tung tóe trên mặt biển. Vì thế, để thực hiện việc loan Tin mừng cho một thế giới tục hóa cần bắt đầu từ đâu ? Nếu Đức Giêsu bắt đầu bằng việc rao giảng Nước Thiên Chúa, thánh Phêrô trong diễn từ đầu tiên vào ngày lễ Ngũ tuần đã làm chứng về Đức Giêsu chết và sống lại, ta cũng phải bắt đầu bằng việc giúp người ta tiếp xúc với Đức Giêsu.

b. Đức Kitô, người đương thời với chúng ta.


Kierkegaard thích thú nói đến tính đương thời của Đức Kitô. Nhưng theo ông, ta phải trở nên người đồng thời với Chúa Giêsu như các tông đồ xưa. Điều đó không thể được! Nhưng chính Đức Kitô phục sinh vẫn luôn đồng thời với ta, vì Đức Kitô phục sinh luôn hiện diện trong Thần Khí và trong Giáo hội (cf. Mt 28,20) như lời tuyên xưng sau truyền phép (anamnèse). Người hiện diện và đồng thới với ta hơn trước kia với các tông đồ cách thể lý.


c. Giáo dân đóng vai trò chính trong nỗ lực loan Tin mừng hôm nay

– Điều này đã được nói đến trong Apostolicam actuositatem, Evangelii nuntiandi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Christifideles laici của Đức Gioan Phaolô II. Trước đó, ta cũng tìm thấy lời mời gọi ấy trong Tin mừng Lc 10,1 : “ Đức Giêsu chỉ định 72 người và sai họ hai người một đi trước đến tận các làng mạc và địa điểm mà Ngài sẽ đến”. Đức Giêsu đã sai tất cả các môn đệ của mình, những người được Chúa quy tụ và sẵn sàng dấn thân với Người.


– Người giáo dân có thể nói là năng lượng hạt nhân của Giáo hội. Cũng như năng lượng hạt nhân xuất phát từ một phân rẽ nguyên tử, rồi kết thành chuỗi năng lượng, người giáo dân trong gia đình, môi trường nghề nghiệp, xã hội, cũng có thể làm cho Tin mừng lây nhiễm và lan tỏa ra cho mọi người chung quanh; và như tếch họ đóng vao trò quyết định trong nổ lực loan Tin mừng cho thế giới. Giáo dân không đơn giản chỉ là cộng sự viên được kêu gọi tham dự, nhưng theo Lumen Gentium, họ mang trong mình những đặc sủng, tỏ ra thích hợp và sẵn sàng để cáng đáng những trách nhiệm khác nhau và những phận vụ có lợi cho nổ lực canh tân và phát triển Giáo hội. Chính đời sống phục vụ, bác ái, công bình, tôn trọng sự thật, chứng tá, thăng tiến phẩm giá con người, quyết liệt chống lại sự xấu… là những cách thế loan Tin mừng cách hiệu quả.


– Đức Thánh Cha Benêdictô XVI khẳng định nổ lực tái loan báo Tin mừng không thể tách khỏi gia đình. Chính trong môi trường gia đình mà người trẻ nhận ra tình yêu thương của cha mẹ, học sống tình yêu thương…và thi thố tình yêu thương như cách loan Tin mừng cách hữu hiệu.


Lm GB Hoàng Văn Khanh

4 bài giảng của Cha Raniero Cantalamessa, OFMCap, cho Giáo triều Vatican Mùa Vọng 2011 về những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội hôm qua và hôm nay

Bài I: “HÃY ĐI KHẮP CÙNG THẾ GIỚI”
Bài II: “KHÔNG CÒN CÓ SỰ PHÂN BIỆT HY LẠP HAY DO THÁI, MAN DI MỌI RỢ HAY NGOẠI GIÁO”
Bài III: “ĐẾN TẬN MÚT CÙNG TRÁI ĐẤT”
Bài IV: “KHỞI ĐI LẠI TỪ ĐẦU”

Exit mobile version