Tình Nào Lớn Hơn

Chết là lẽ đương nhiên của phận người, nhưng đây lại biết trước thì nó làm sao ấy. Chết trong tư thế này chẳng khác gì mang sẵn một bản án khắc nghiệt vào con người, và chắc chắn nó sẽ ám ảnh mọi lúc trong cuộc sống của con người, thế thì làm sao mà sống vui, sống vươn lên cho được?

Trước sự chết đe dọa, nhiều người đã tìm cách “ chạy án ” khắc nghiệt ấy bằng đủ mọi cách. Nhưng cho dù con người có khôn khéo tài giỏi đến đâu thì cũng đến lúc bó tay, nhìn nó đến! Không có chuyện sống mãi mãi, sống muôn đời! Nếu ai đó tin tưởng chuyện này thì không khác gì tự uống thuốc mê ru ngủ mình, để khi sự việc xảy ra thì lại càng bẽ bàng, chua chát, cay đắng … hơn!

Cho nên, có thể quả quyết một cách chắc chắn rằng vòng “ Sinh, bệnh, lão, tử..” đã bám chặt lấy con người, bất cứ người đó là ai, tài giỏi, khôn ngoan đến đâu, cũng không thể đẩy xa nó được! Ngay cả “ Hoa Đà tái thế ” cũng phải đầu hàng, chứ đừng nói đến con người đầy “ tham, sân, si..” như bản thân mình.

Dĩ nhiên, khi chết “bắt đắc kỳ tử” thì có lẽ không phải âu lo nhiều cho lắm, nếu có đi nữa thì chỉ là nơi những người còn sống mà thôi!

Chẳng hạn như chuyện xảy ra với gia đình thầy cô giáo toàn bộ 04 thiệt mạng ở làng chài Phước Đồng, thành phố Nha Trang vào sáng 18/11 khi bị núi lở kèm với lũ quét!

Hay như chuyện xảy ra mới đây vào lúc 04g30 ngày 22/11 một chiếc xe bồn chở xăng từ Tp HCM đi Bình Phước đã tông vào xe ba gác phía trước, sau đó lao qua dải phân cách leo lên vỉa hè tông sập trụ điện, lật nhào, xăng đổ, bốc cháy như một biển lửa kéo dài tới 100m, bén vào những căn nhà ven đường, làm 06 người chết và nhiều người bị thương, trong số 06 người thì gồm có 01 gia đình vợ và 02 con cùng 01 người bạn của vợ lên phụ vợ buôn bán!…

Đối với niềm tin của người có đạo, bất cứ là tôn giáo nào thì lại khác, cái chết của người có đạo không phải là bước vào đường cùng, bước vào ngõ tối, ngõ cụt…của cuộc đời, mà đó là mở ra một chân trời sáng lạng, vĩnh cửu. Như vậy, đối với những người tử đạo trong đạo “ Công Giáo” thì đó chính là lúc biểu lộ niềm tin bất khuất và trung kiên của mình trên con đường mình đang nhắm thẳng và tiến tới.

Ngoài ra, người chết vì đạo không chỉ nhằm sống cho riêng bản thân mình, vì qua đó vừa minh chứng một chân lý bất di bất dịch mà Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đem tới cho nhân loại, cũng như mở ra cho con người mọi thời đại một hy vọng tràn trề trong một niềm tin vững mạnh như câu nói thời danh của giáo phụ Tertuliano đã nói: Máu các vị tử đạo, là hạt giống sình nhiều giáo hữu”.

Chết để minh chứng niềm tin của mình, kể ra thì cũng đắt giá lắm, nhưng nếu xét cho kỹ thì có là gì khi ta đạt được điều mà con người ai cũng mong ước, cho nên dù có phải từ bỏ mọi sự ở trần gian, kể cả mạng sống của mình cũng chẳng sao sánh được.

Hơn nữa, ta đón nhận cái chết này đâu có phải ta là người đầu tiên, mà trước đó có Đức Giêsu Kitô, có bao nhiêu vị thánh đã được tuyên dương cũng như biết bao người đạo đức khác mà không ít lần ta có dịp chiêm ngưỡng và bái phục.

Vì vậy, nếu giả như chỉ có một người bước vào con đường đó thì có thể ta cho là họ bị u mê!

Hay, nếu giả như chỉ có mười người bước vào con đường đó thì có thể ta cho là họ bị dụ dỗ!

Hoặc là, nếu giả như chỉ có một trăm người bước vào con đường đó thì có thể ta cho là họ bị lầm lạc!

Hơn nữa, nếu giả như chỉ có một ngàn người bước vào con đường đó thì có thể ta cho là họ quá dại dột!

Và nếu tìm hiểu hơn nữa và đi tiếp tục thì không biết ai u mê, ai bị dụ dỗ, ai bị lầm lạc, ai dại dột! Vì những con người ấy, họ đâu có điên, đâu có khùng để mà bị sa vào những trường hợp đó, cứ nhìn vào các câu trả lời, các câu đối đáp của những người sẵn sàng chết ta thấy thật là quá rõ. Điển hình như:

Đaminh Ninh: Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại có thể chà đạp hình ảnh của Đấng tạo thành trời đất? Xin các quan thi hành điều các quan muốn. Còn tôi không bao giờ xúc phạm thập giá Chúa tôi đâu”.

Đaminh Bùi Văn Úy: Nếu tôi cả gan bước lên thánh giá, thì tôi xúc phạm đến Chúa và bất hiếu với cha mẹ. Vì song thân sinh ra tôi, đã dạy tôi trung thành với niềm tin cho đến chết.”

Giuse Nguyễn Văn Lựu: “ Đạo đã nhập vào xương tủy tôi, làm sao tôi có thể bỏ được.”

Micae Hồ Ðình Hy quan thái bộc dưới triều vua Tự Đức: Tâu bệ hạ, đã 30 năm phục vụ dưới ba triều vua, lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước. Nay hạ thần cam chịu mọi cực hình để nên giống Đức Kitô”

………

Hơn nữa đâu phải chỉ có một người hay hơn nữa…họ chết là chấm dứt, là xong, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy dữ dội, thảm khốc, ác độc, đầy đau lòng mà những kẻ cho là mình có quyền gây ra cho những người có liên hệ với những vị ấy!

Ngoài ra, việc này đâu có phải chỉ xảy ra một vài ngày là chấm dứt! Nó đã kéo dài tới gần 3 thế kỷ qua biết bao triều đại khác nhau, chứ đâu có ít ỏi gì!

Bên cạnh đó là, không chỉ có xảy ra ở một vài vùng đất hẻo lánh, xa xôi mịt mờ nào, mà có thể nói là xảy ra trên khắp đất nước này, và cả những nơi nổi tiếng nữa.

Một điều cũng không thể nào quên được là những con người sẵn sàng chịu chết vì đạo đó không phải là những người thất học, ngu dốt, quê mùa, đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn…mà trong số ấy có cả những người có địa vị quan trọng trong xả hội, trong guồng máy của chính quyền, và dĩ nhiên họ cũng là người giàu có trong xã hội.

Tất cả những điều kể trên cho những người thời nay thấy rõ được một nét nổi bật nơi những người “ Sống theo Đức Giêsu Kitô” qua việc hiến dâng mạng sống mình là như thế nào mà qua bài hát “ Tình nào lớn hơn ” của nhạc sĩ Linh Mục Ân Đức, O.C. đã diễn tả:

1. Tình nào lớn lao cho bằng, là tình của người vì yêu mà dâng thí cả mạng sống cho người mình yêu.
Tình nào lớn lao cho bằng, mối tình Thiên Chúa hiến thân. Cha sai con một chết thay nhân trần. Tình nào lớn hơn? Tình nào lớn hơn!

ĐK1: Xưa bao Đấng anh hùng tổ tiên, đổ máu đào thắm quê hương này. Vì tình yêu Chúa Kitô, vì tình yêu Chúa Kitô. Đã coi thường xiềng xích gông cùm. Vinh quang không hề màng, đớn đau không sờn lòng. Một niềm tin sắt son, và một tình yêu lớn hơn.

2. Tình nào quý hơn mối tình, là tình của người vì yêu, là người vui lòng chịu chết cho người mình yêu. Tình nào quý hơn mối tình, muôn vàn nhân chứng đức tin. Theo gương Chúa Trời hiến dâng cuộc đời. Tình nào quý hơn? Tình nào quý hơn!

ĐK2 : Bao tầng lớn anh hùng chiến thằng đổ máu đào hát ca khải hoàn. Vì tình yêu Chúa Kitô, vì tình yêu Chúa Kitô. Đã coi thường xiềng xích gông cùm. Vinh quang không hề màng, đớn đau không sờn lòng. Một niềm tin sắt son, và một tình yêu lớn hơn.

Bước theo Lời Đức Giêsu Kitô mời gọi hay theo bất cứ một ai là nhắm mục đích duy nhất là cho ta đạt tới đỉnh cao, tới chỗ trọn vẹn làm người của mình và của mọi người hôm nay, ngày mai và cho tới cùng đích của vũ trụ trần gian này.

Do đó, ta càng trở về với đường ngay nẻo chính, tới sự thật, tới lẽ phải, tới chân, thiện, mỹ…thì con người của ta càng có ý nghĩa và giá trị bấy nhiêu.

Con đường Đức Giêsu Kitô đã đi, gương các thánh tử đạo Việt Nam để lại, chúng ta là con cháu các ngài, chắc chắn không có bài học nào quý giá cho đời sống bất diệt và vĩnh cửu của bản thân ta bằng những bài học kể trên.

Vì thế, sống hay chết không thành vấn đề, nhưng dù sống hay chết thì phải làm sao cho xứng đáng, ra người, cũng như là cho phải đạo. Hôm nay, không còn có những cái chết như các thánh tử đạo Việt Nam ngày xưa, nhưng cũng có những cái chết tương tự ngay trong cuộc sống này, chẳng hạn như khi quyết tâm sống ngay thẳng, sống đúng lẽ phải, nhất quyết không tiếp tay cho cái xấu, hay làm ngơ để cho sự ác, sự dữ lan tràn, tung hoành,..cả là một thách đố lớn!

Ngoài ra, ta cũng không quên trợ giúp những người đang bị rơi vào trường hợp sống “dĩ hòa vi quý”, sao cũng được, hay chủ trương ai chết mặc ai, trước mắt ta phải lo đến việc cho ta, cho gia đình ta… làm sao sống, sống như ta mong muốn là đủ rồi!!!

Thiên Quang sss

Exit mobile version