Tìm kiếm những sự trên Trời

LoiChua - Tìm kiếm những sự trên Trời

Những người yêu mến văn học thì chắc có lẽ không thể nào quên được, tác giả người Mỹ nổi tiếng : O. Henry.Trong nhiều chuyện của ông. Ông có một cái câu chuyện ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng(The Last Leaf ) . Là một cái câu chuyện đầy tính nhân văn.

Có một họa sĩ già tên là Behrman sống ở tầng trệt ở bên dưới phòng của hai nghệ sĩ trẻ là Sue và Johnsy . Behrman cả một cuộc đời mơ mộng rằng, mình sẽ để lại một tác phẩm để đời, nhưng ông không làm gì được. Ngoài 60 rồi và rồi ông có một cái chòm râu rậm như Môsêhiện thân trên bức điêu khắc của Michelangelo.

Có thể nói rằng Behrman là một sự thất bại trong nghệ thuật.Trong 40 năm vung vẫy chiếc cọ mà ôngkhông hề chạm đến vạt áo của người tình. Ông luôn luôn muốn vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm, ông không vẽ gì được ngoại trừ thỉnh thoảng ít nét vẽ cho thế giới thương mại, cũng như quảng cáo.Rồi cạnh đó ông kiếm chút tiền bằng việc ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ.Và có thể nói đến kiệt tác của ông thì không có một tác phẩm nào để đời cả.

Và đến rồi, mùa đông năm ấy khi mà Johnsy bị sưng phổi thì, sự sống của cô như ngàn cân treo sợi tóc . Và bác sĩ chỉ nhắm rằng là cô chỉ còn vỏn vẹn 1/10 cơ may sự sống thôi ! Cơ may này thì tùy thuộc vào ý chí của con người. Và với cái cái bệnh này thì chỉ có đến chờ công ty mai táng thôi ! chứ còn không thể nào mà có thuốc nào mà chữa được .

Và khi mà vào hoàn cảnh ấy, Johnsy bị ám ảnh là cô sẽ không qua khỏi. Và rồi trước cửa phòng của cô thì có những chiếc lá non ở trên cành cây sau bức tường tường cửa sổ đó . Cứ mỗi ngày, mỗi ngày lá rơi, lá rơi và rồi có một chiếc lá cuối cùng còn lại .Và nàng tâm sự rằng là: nếu mà chiếc lá này mà rơi nữa, thì coi như nàng sẽ chết.

Thế nhưng mà, khi nghe được cái tâm sự của nàng Behrman đã hoàn thành cái bức vẽ tuyệt vời của ông: với một cái chiếc lá màu xanh đeo bám trên cành khô.

Và đột nhiên có một cái sự sống hồi sinh nơi JohnsyJohnsy thấy chiếc lá cuối cùng ấy vẫn cứ còn mãi trên cây. Và rồi cô đã chống chọivới cái sự chết . Và quyết tâm chống lại bệnh tật và nàng đã chiến thắng.

Thế nhưng rồi, dù cái nét vẽ không được đẹp nhưng mà với chiếc lá màu xanh ấy ! chiếc lá đầy tính nhân văn ấy. Tả thực một con người ấy trả giá bằng một cái chết của chính Behrman. Behrman đã qua đời tại bệnh viện vì viêm phổi . Ông đã nhuốm bệnh trong vòng 2 ngày thôi ! Bởi vì ông đã cố gắng dù trời mưa gió ướt giày,lạnh như đá ! Ông vẫn cố gắng hoàn thành cái bức họa như Johnsy mong ước.

Và rồi người ta không thể hiểu nổi ông đi đâu, trong cái đêm trời mưa đó. Và sau đó họ tìm thấy một cái đèn bão vẫn cháy và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ , vài cây cọ tơi tả và nghiêng màu với ít màu xanh và màu vàng . Và khi nhìn ra cửa sổ thì thấy chiếc lá thường của mùa xuân cuối cùng đã nằm trên bức tường. Và chính Behrman đã vẽ vào cái đêm cuối cùng.Cái lá thật rơi rụng và chính Behrman đã làm Jonhsy có một cái sức sống, có một sự cố gắng để vượt qua bệnh tật.

Và rồi cái câu chuyện của O.Henry này rất là hay. Câu chuyện này không chỉ hay về mặt văn chương, mà chúng ta có thể minh họa về cái chết của Chúa Giêsu.

Cái chàng họa sĩ này đã cứu mạng cô gái bằng cách hy sinh cả mạng sống mình để vẽ chiếc lá trên tường. Còn Chúa Giêsu thì hy sinh chết trên thập giá để cứu con người. Chàng họa sĩ đã hy sinh cái tính mạng của mình, một hình ảnh để minh họa cho cái chết của Chúa Giêsu. Nhưng thật sự thì, chàng họa sĩ đó chỉ vẽ lên tường cái lá hy vọng, lá đó không phải là thật mà chỉ là lá vẽ thôi! Còn Chúa Giêsu đến trong trần gian này và chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một niềm hi vọng, không phải là một niềm hi vọng bánh vẽ; mà là một niềm hy vọng có thật.

Trong lịch sử nhân loại, nhiều tư tưởng của nhiều họa sĩ đã cho nhân loại những cái hình ảnh là những cái bánh vẽ. Và rồi Chúa Giêsu không hề như các Họa sĩ của trần gian.Chúa Giêsu đã cung cấp cho chúng ta một niềm hi vọng đích thực. Đó là chính cái sự Phục Sinh của Ngài, chứ không phải chỉ là cái hình vẽ trên tường.

Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu không ai chối cãi được, bởi vì đó là một biến cố Lịch Sử trong không gian và thời gian.

Và rồi trong mùa Phục sinh, chúng ta nghe Kinh Thánh nhiều, nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Không phải chỉ là một ngôi mộ trống mà Gioan mà Phêrô thấy, mà nhiều lần sau đó Chúa Giêsu đã hiện đến với các môn đệ. Và chính các Môn Đệ đã làm chứng về điều đó.Không chỉ bằng cái môi miệng của các môn đệ mà bằng chính cả cuộc đời của họ. Các môn đệđã tuyên bố một Đức Kitô sống lại mà thực tế lịch sử đã ghi nhận.

Điểm khác biệt lớn là chàng họa sĩ này có thể cứu cái cô này trong một thời gian nào đó, và rồi sau đó Johnsycũng chết thôi!Cũng như Lazarô được sống lại sau cõi chết, nhưng cuối cùng cũng phải chết.

Cái điều mà Chúa Giêsu đã làm cho con người thấy, chứng minh cho con người thấy, đó làvượt ra khỏi cái giới hạn của con người. Không phải dừng lại ở cái chết, bởi vìcon người là chết nhưngChúa Giêsu đã phục sinh.Mầu nhiệm phục sinh mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Điều quan trọng là chúng ta tincái điều mà mình tin đó, không phải bằng lý trí nhưng mà là chạm đến trái tim của cuộc đời chúng ta. Chạm đến cái điều đó,nơi tâm tình của thánh Phaolô :

“ Nếu Đức Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích.”Và rồi « Anh em hãy nghĩ những gì thuộc về thượng giới, chứ đừng nghĩ những gì thuộc hạgiới.»

Mầu nhiệm của niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh là ở chỗ đó.

Và nói ngay như thế, không phải rằng chúng ta chỉ sống và chúng ta chờ chết, nếu mà chúng ta tin vào Chúa Giêsuphục sinh thì chúng ta thấy được những cái giới hạn của phận người : sức khỏe,tài năng, địa vị xã hội và tiền bạc có bền vững mãi hay không?

Ai dám nói 10, 20 năm 30 năm nữa, mình sẽ ra sao? Chưa cần đến 10, 20 năm, 30 năm mà có thể ngày này, tháng này, sang năm, chúng ta đã là người thiên cổ.

Có ai dám nói mình cầm một số tiền để có thể là chiđể vào cửa thiên đàng, nhưngười ta vẫn thường chi tiền bôi trơn qua các cửa ở trần gian hay không ?Những cái thực tại Hạ giới mà cần cho cuộc sống con người, Nó rất rất là cần, nhưng nó không phải là tuyệt đối.«Bé cái lầm».

Và tội lỗi của con người, đó chính là khi chúng ta đảo lộn cái giá trị thực tại, cũng như đảo lộn cái giá trị tuyệt đối. Nhiều khi mình cứ nghĩ rằng: những cái đồng tiền, những cái danh vọng, những cái quyền lực đó là quyết định đó là cùng đích của cuộc đời chúng ta.Thế nhưng sai lầm, bởi vì đó chỉ là những cái thực tại của trần gian thôi.

Chúng ta nhớ đến một cái lời nguyện Chúa nhật thứ 17 thường niên : “Lạy Chúa, xin cho chúng con biết dùng của cải chống qua này, nhưng mà lòng vẫn khăng khít với những thực tại ở trên Trời.”

Điều quan trọng rằng chúng ta nhắm đến là cái mục đích cuối cùng của chúng ta là chúng ta được Phục sinh với Đức Kitô. Và chính cái Phục sinh đó mời gọi chúng ta : Ngày mỗi ngày trong cái hành trình sống của chúng ta; chúng ta có gạt bỏ tất cả gọi là cái bám víu vào, để chúng ta không siêu thoát được với Chúa Giêsu Phục sinh.

Xin Chúa Giêsu Phục sinh chiếu soi ánh sáng niềm tin của Ngài vào trong cuộc đời của chúng ta. Để rồi ngày mỗi ngày, từng giây từng phút trong cuộc đời.Lòng chúng ta, dẫu rằng, chúng ta sống ở trong trần gian này nhưng chúng ta vẫn hướng về những chuyệnở trên trời.Để chúng ta tìm kiếm những sự trên trời, để sau này chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Đức Kitô và hưởng nhan thánh của Ngài. Amen.

Huệ Minh

Exit mobile version