Tìm hiểu về các Công đồng của Giáo Hội

vatican 2 - Tìm hiểu về các Công đồng của Giáo Hội

September 1962, Vatican City --- A meeting of Pope John XXIII's ecumenical council in St. Peter's Basilica, Vatican City. This meeting of worldwide Catholic clergy was popularly known as the Second Vatican Council. --- Image by © David Lees/CORBIS

WGPSG — Nhân dịp Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm Công đồng Vaticanô II, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả một vài khái niệm về Công đồng và liệt kê 21 Công đồng Chung.

CÁC CÔNG ĐỒNG

I/ Một vài khái niệm về Công đồng

Định Nghĩa

Công đồng là một hội nghị gồm các Giám mục, cùng một số bề trên của các tổ chức tu trì trong Giáo Hội, chính thức nhóm họp bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý đức tin hay sinh hoạt của Giáo Hội

Phân Loại

Công đồng có nhiều cấp bậc khác nhau, bao gồm trong hai loại tổng quát: Công đồng chung và Công đồng riêng
Công đồng Chung: còn gọi là Công đồng phổ quát. Từ khi có phong trào hợp nhất các Kitô hữu, người ta còn gọi là Công đồng đại kết. Đây là hội nghị các giám mục toàn cầu, với sự có mặt của các bề trên cao cấp trong các tổ chức tu trì, dưới sự chủ tọa đích thân của giám mục Rôma hay qua đặc sứ của ngài(x.GH22). Trước Công đồng chung Vatican II, chỉ có giám mục chính tòa mới có quyền tham dự Công đồng chung. Từ nay mọi giám mục có quyền tham dự Công đồng vì là thành phần của giám mục đoàn(x. GM 4)

Công đồng riêng: là một hội nghị gồm các giám mục của một miền dất nào đó trong Giáo Hội. Người ta phân biệt: Công đồng giáo tỉnh gồm các giám mục trong một miền, một giáo tỉnh dưới quyền chủ tọa của một tổng giám mục hay giám mục trưởng giáo tỉnh. Công đồng liên giáo tỉnh hay đại Công đồng nếu hội nghị, gôm các giám mục của nhiều giáo tỉnh khác nhau dưới quyền chủ tọa sứ thần Tòa Thánh. Ta cũng có thể kể thêm Công đồng toàn quốc, Công đồng toàn miền. Ngoài ra, còn có hội nghị khác của các giám mục gọi la thượng hội đồng, hội nghị hay công nghị giám mục. Công nghị giáo phận (x. GL. Đ. 460) dùng để chỉ phiên họp của vị giám mục giáo phận với hàng giáo sĩ của mình. Còn Thượng Hội đồng giám mục (Synod) là một quy chế được thể hiện sau Công đồng Vatican II. Đây là hội nghị do chính Giáo hoàng Roma triệu tập các giám mục đại diện hay những người được ngài chỉ định để cùng tìm hiểu và giúp ngài về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Giáo Hội trong thế giới

Thẩm quyền của Công đồng chung:

Công đồng chung là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo Hội. Đó chính là giám mục đoàn được quy tụ lại vì Chúa Kitô đã ban quyền cho các tông đồ và những người kế vị các ngài để dạy dỗ và điều khiển Giao Hội
Những nghị quyết của Công đồng chung có một giá trị tối cao đối với toàn thể Giáo Hội. Theo một số điều kiện đã được ấn định trong Giáo Hội, chúng có tính bất khả ngộ, nghĩa là không thể sai lầm. Nghị quyết chia thành hai loại: Nghị quyết về quy luật ấn định những luật lệ, tập quán, nghi lễ…..nghị quyết về giáo lý bàn về những điểm giáo lý gây tranh cải, làm sáng tỏ những điểm giáo lý còn nghi ngờ, xác định những chân lý mặc khải bị lạc giáo chối từ hoặc lên án những điểm sai lạc bằng các phán quyết “tuyệt thông”

Các Công đồng chung trong lịch sử:

Các Công đồng chung đóng vai trò đặc biệt trong lịch sử Giáo Hội vì đã làm chứng và xác định những chân lý mạc khải, ấn định những hình thức thờ phượng và kỷ luật, tạo nên những cuộc biến chuyển và canh tân đời sống Kitô giáo. Nhìn chung các Công đồng biểu lộ những nổ lực của Giáo Hội muốn luôn luôn chuyển biến chính mình để vừa bảo vệ khỏi những khủng hoảng của thời đại, vừa thanh tẩy mình khỏi những khiếm khuyết, vừa phát triển mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần

Trong dòng lịch sử suốt 20 thế kỷ qua, có tất cả 21 công đồng chung: 8 Công đồng chung đầu tiên nhóm họp ở phương Đông, 13 Công đồng sau ở phương Tây. Hầu hết, các giáo hội ly khai Đông Phương chỉ công nhận 7 Công đồng chung đầu tiên. Các Công đồng này, có thể nói, đã xác định phần lớn giáo lý cơ bản của Giáo Hội. Các hoàng đế Đông Phương đã có công tích cực trong việc triệu tập và giúp đỡ Công đồng trong thời gian nhóm họp, dù giá trị của Công đồng hệ tại ở việc chuẩn nhận của vị Giáo hoàng ở Roma

II/ Liệt kê 21 Công đồng Chung

Chúng tôi đã trình bày một số điểm cơ bản của từng Công đồng trong phần Niên biểu Lịch sử Giáo Hội. Sau đây chỉ là bảng liệt kê danh sách ngày tháng và một số chi tiết khác của các Công đồng chung

1. Nieaea I: Năm 325, thành phần tham dự gồm khoảng 300 giám mục Đông Phương, 4 giám mục Tây Phương, 2 linh mục Roma làm đặc sứ của Thánh Giáo hoàng Sylvester I. Hoàng đế Constantinus I triệu tập. Công đồng họp từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 8. Công đồng định tính Con Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha

2. Contastantinople I: Năm 381. Hoàng đế Theodosius I triệu tập dưới triều Thánh Giáo hoàng Damanus I. Có khoảng 186 giám mục Đông Phương dự. Khóa họp từ tháng 5 đến tháng 7. Công đồng lên án các lạc thuyết Arius và Macedonius, xác nhận và triển khai Kinh Tin Kính Nicaea

3. Ephesus: Năm 431. Hoàng đế Theodosius II triệu tập, dưới triều Thánh Giáo hoàng Celestinus I. Có khoảng 150 – 200 giám mục Đông Phương, 1 giám mục Tây Phương, 3 đặc sứ tham dự với 5 khóa họp từ 22-6 đến 17-7. Công đồng lên án 2 lạc thuyết Nestorius và Pelagius, Công bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và xác định sự ngôi hiệp nơi Đức Kitô

4. Chaleedon: Năm 451 Hoàng đế Mareianus triệu tập. Khoảng 600 giám mục Đông Phương, 2 giám mục Phi Châu, 3 đặc sứ của của Thánh Giáo hoàng Leo I tham dự 17 khóa họp từ 8-10 đến 1-11. Công đồng lên án thủ lãnh lạc giáo Eutyches, tuyên bố Đức Ki tô có một ngôi vị với hai bản tính riêng biệt

5. Constantinople II: Năm 553 Hoàng đế Justinianus I triệu tập dưới triều Giáo hoàng Vigilius. Khoảng 150 giám mục Đông Phương, 8 giám mục Phi Châu tham dự 8 khóa họp từ 5-5 đến 2-6. Công đồng lên án”Ba chương” trích từ tác phẩm của các giáo phụ bị cho là theo thuyết Nestorius: T. de Mopsuestus Theodoretus và Ibas

6. Constantinople III: Năm 680-681. Hoàng đế Constantinus IV triệu tập, dưới triều các Thánh Giáo hoàng Agatho và Leo II. Khoảng 165 giám mục Đông Phương, 6 giám mục Tây Phương và 3 sứ thần tham dự. Công đồng họp 16 khóa từ 7-11-680 đến 61-9-681. Công đồng lên án thuyết Nhất ý và dạy rằng Đức Kitô có hai ý chí: ý chí con người và ý chí Thiên Chúa

7. Nicaea II: Năm 787 Nữ hoàng Irene triệu tập dưới triều Giáo hoàng Adrianus I. Có khoảng 300 giám mục Đông Phương, 2 sứ thần tham dự 8 khóa họp từ 24-9 đến 23-10. Công đồng lên án Phá Hủy Ảnh Thánh, xác định có thể tôn kính ảnh thánh mà không bị coi là ngẫu tượng

8. Constantinople IV: Theo Công giáo. Công đồng nhóm họp năm 870, do Hoàng đế Basilius I triệu tập, dưới triều Giáo hoàng Adrianus II. Có khoảng 120 giám mục Đông Phương và 3 đặc sứ tham dự 6 khóa họp từ 5-10-869 đến 8-2-870. Công đồng lên án phái Phá Hủy Ảnh Thánh và truất quyền Thượng phụ Giáo chủ Photius, Nhưng Giáo hội ly khai Đông Phương chỉ công nhận Công đồng năm 880 đồng thời hủy bỏ hết Công đồng năm 870

9. Lateran I: (Lateranus), năm 1123 do Giáo hoàng Callixtus II triệu tập. Khoảng 300 giám mục và 700 đại biểu khác tham dự các khóa họp từ 8-3 đến 6-4. Công đồng phê chuẩn thỏa ước Worms và một số điều canh tan Giáo hội

10. Lateran II: Năm 1139 Giáo hoàng Innocens II triệu tập. Có khoảng 1000 tham dự viên họp trong tháng 4 để lên án việc ly giáo của Anacletus

11. Lateran III: Năm 1179 Giáo hoàng Alexander III triệu tập. Khoảng 300 giám mục và 400 giáo sĩ tham dự 3 khóa họp diễn ra từ ngày 5 đến 19-3 để lên án bè rối Albigenses. Công đồng quy định cách chọn giáo hoàng

12. Lateran IV: Năm 1215. Giáo hoang Innocens III triệu tập. Có 412 giám mục và 388 giáo sĩ tham dự, các khóa họp từ 11 đến 30-11. Công đồng quy định việc xưng tội mỗi năm và rước lễ mùa Phục Sinh. Lần đầu tiên. Công đồng nói đến từ “chuyển bản thể” trong Bí tích Thánh Thể

13. Lyon I: Năm 1245. Giao hoàng Innocens IV triệu tập. Khoảng 150 giám mục và nhiều giáo sĩ tham dự 3 khóa họp từ 28-6 đến 17-7 để lên án hoàng đế Frederick. II

14. Lyon.II: Năm 1247. Giáo hoàng Gregorius X triệu tập. Khoảng 500 giám mục và 570 giáo sĩ (có Thánh Thomas và Bonaventura), hoàng đế Đông Phương M. Paleologus cũng tham dự. Gồm 6 khóa họp từ 7-5 đến 17-7. Công đồng bàn về sự hợp nhất giữa Giáo hội Đông Phương và Tây Phương

15. Vienne: Năm 1311-1312. Giáo hoàng Clemens V triệu tập. Khoảng 132 giám mục với nhiều giáo sĩ tham dự 3 khóa họp từ 16-10-1311 đến 6-5-1312. Công đồng giải tán dòng Hiệp Sĩ Đền Thờ, lên án quan niệm sai lạc của tu sĩ. Beguard và Beguin

16. Constance (Konstanz): Năm 1414-1418. Hoàng đế Segismundo triệu tập dưới triều Giáo hoàng Gregoritus XII và Matinus V. Khoảng 200 giam mục, nhiều giáo sĩ và chuyên viên tham dự 45 khóa họp, từ 5-11-1414 đến 22-4-1418. Công đồng bãi nhiệm ba giáo hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly khai ở Tây Phương, lên án J. Wycliff, JanHus và chọn Giáo hoàng Matinus V

17. Florence (Firenze): Năm 1438-1455. Giáo hoàng Eugenius IV triệu tập. Lần đầu họp ở Basel, sau dời về Ferrara, rồi về Florence. Khoảng 30 giám mục Đông Phương tham dự. Công đồng đã đưa ra nhiều phương thức hợp nhất Giáo Hội

18. Lateran V: Năm 1512-1517. Giáo hoàng Julius II và Leo X triệu tập. Có 115 giám mục Tây Phương tham dự 12 khóa họp, từ 3-5-1512 đến 6-3-1517. Công đồng xác định quyền bính giáo hoàng và quyền bính Công đồng, lên án những người theo thuyết Tân Aristole

19. Trent (Trento): Năm 1545-1563. Giáo hoàng Paulus III. Julius III, Pius IV triệu tập. Lúc khai mạc có 70 giám mục, lúc kết thúc có 252 giám mục và nhiều giáo sĩ tham dự trong 25 khóa họp từ 13-12-1545 đến 4-12-1563. Công đồng xác định một số điểm đức tin và giáo lý liên quan đến Phong trào Cải Cách, canh tân Giáo Hội về nhiều điều thực tế.

20. Vatican ( Vaticano I): Năm 1869-1870. Giáo hoàng Pius IX triệu tập. Có 747 giám mục tham dự và nhiều giao sĩ trong 4 khóa từ 8-12-1869 đến 1-7-1870. Công đồng lên án thuyết duy lý và tuyên bố tính bất khả ngộ của giáo hoàng

21. Vatican II: Năm 1962-1965. Giáo hoàng Joannes XXIII và Paulus VI triệu tập. Có tất cả 2.860 nghị phụ tham dự. Số nghị phụ ở mỗi khóa thay đổi từ 2.150-2.500. Có 10 khóa trong 4 kỳ họp. Công đồng đã soạn thảo và công bố 4 hiến chế, 9 sắc lệnh, và 3 tuyên ngôn nhằm đổi mới toàn diện đời sống Giáo hội Công giáo và hướng tới sự hợp nhất Kitô giáo.

*Bài này trong quyển “ Giáo hội Công Giáo Việt Nam niên giám 2004 của Văn phòng Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội xuất bản năm 2004 từ trang 90 đến trang 93”

Exit mobile version