Typologia, Typology, Typologie
Tiên: trước; trưng: điềm báo. Tiên trưng: điềm báo trước.
Tiên trưng dùng chỉ những thực tại trong Cựu Ước tiên báo những thực tại tương lai của Tân Ước. Ví dụ: Adam tiên trưng cho Đức Kitô (x. Rm 5, 12-21); nước hồng thủy tiên trưng cho Bí tích Thánh Tẩy (x. 1Pr 3, 20-21).
Trong những trường hợp này, những thực tại đến sau gọi là đối trưng (antitype). Tiên trưng và đối trưng nằm vào hai thời điểm khác nhau: chỉ khi nào đối trưng xuất hiện và được một văn bản của Thánh Kinh hoặc của một Giáo Phụ nói đến thì nghĩa tiên trưng mới trở nên rõ ràng.
Cách đọc tiên trưng cho thấy tính thống nhất của Cựu Ước và Tân Ước; “cách đọc này nhận ra trong các công trình của Thiên Chúa dưới thời Cựu Ước ‘những hình ảnh báo trước’ điều Thiên Chúa sẽ thực hiện lúc thời gian đến hồi viên mãn, nơi Người Con nhập thể của Ngài” (GLHTCG 128).
Tiểu ban Từ vựng UBGLĐT/HĐGMVN
Typologia, Typology, Typologie
Tiên: trước; trưng: điềm báo. Tiên trưng: điềm báo trước.
Tiên trưng dùng chỉ những thực tại trong Cựu Ước tiên báo những thực tại tương lai của Tân Ước. Ví dụ: Adam tiên trưng cho Đức Kitô (x. Rm 5, 12-21); nước hồng thủy tiên trưng cho Bí tích Thánh Tẩy (x. 1Pr 3, 20-21).
Trong những trường hợp này, những thực tại đến sau gọi là đối trưng (antitype). Tiên trưng và đối trưng nằm vào hai thời điểm khác nhau: chỉ khi nào đối trưng xuất hiện và được một văn bản của Thánh Kinh hoặc của một Giáo Phụ nói đến thì nghĩa tiên trưng mới trở nên rõ ràng.
Cách đọc tiên trưng cho thấy tính thống nhất của Cựu Ước và Tân Ước; “cách đọc này nhận ra trong các công trình của Thiên Chúa dưới thời Cựu Ước ‘những hình ảnh báo trước’ điều Thiên Chúa sẽ thực hiện lúc thời gian đến hồi viên mãn, nơi Người Con nhập thể của Ngài” (GLHTCG 128).
Tiểu ban Từ vựng UBGLĐT/HĐGMVN